Khánh Hòa khó tuyển lao động ở khu công nghiệp

Phương Linh |

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tái diễn cảnh khó tìm được lao động dù liên tục đăng tuyển.

Doanh nghiệp dùng nhiều “chiêu” vẫn khó tuyển lao động

Để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, Công ty TNHH May mặc Đồ bơi Thống Nhất đóng tại Khu Công nghiệp (KCN) Suối Dầu, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa thời gian qua liên tục đăng thông tin tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, số lượng lao động ứng tuyển khá ít.

Ngoài thu hút bằng chính sách lương thưởng, phúc lợi doanh nghiệp còn tặng quà cho công nhân khi giới thiệu công nhân may và học may vào công ty. Từ 2.000 lao động trước dịch đến nay doanh nghiệp chỉ còn hơn 1.400 lao động, con số này đang có nguy cơ sẽ giảm khi càng về cuối năm lao động nhảy việc càng tăng.

Theo bà Hồ Thị Phương Đài - Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH May mạc Đồ bơi Thống Nhất, tình trạng khó tuyển dụng công nhân lao động ở KCN là khó khăn chung, nhất là với ngành may. Đây cũng là vấn đề khó khăn đã phản ánh nhiều lần nhưng vẫn chưa giải quyết được.

Cũng trong tình trạng thiếu lao động, Công ty TNHH Hải Vương, chuyên sản xuất là thủy sản cũng phải hạ chuẩn quy trình tuyển dụng lao động nghỉ xin trở lại làm việc từ 1 năm xuống còn 3 tháng để có lao động. Bà Nguyễn Hồng Tú - Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương - cho biết, lao động biến động thường xuyên, doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng cả ở tỉnh Ninh Thuận, lên huyện miền núi Khánh Vĩnh nhưng vẫn không đáp ứng đủ.

Khó vì xu hướng, tư duy lao động thay đổi

Theo thống kê của Công đoàn Các KCN - KKT tỉnh Khánh Hòa, 6 tháng đầu năm thu nhập bình quân của công nhân lao động trong KCN ở mức là 6 triệu đồng/người/tháng. Thống kê từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thu nhập bình quân chung 6 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh là hơn 7,3 triệu đồng/người/tháng. Điều này cũng cho thấy thu nhập của công nhân lao động vẫn ở mức thấp khiến lao động ít mặn mà đi làm công nhân.

Khảo sát từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa về cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh trong quý II/2024 nhu cầu tuyển dụng là 1.118 vị trí; số lượng tuyển dụng 3.570 lao động và 6.105 lao động có nhu cầu tìm việc làm. Các nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao là công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản… Lao động phổ thông chiếm 60,67% nhu cầu tuyển dụng, 73% doanh nghiệp tuyển dụng ở mức lương từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, thực tế sau đại dịch xu thế lao động cũng có nhiều thay đổi. Theo phân tích của bà Hồ Thị Phương Đài, việc khó tuyển lao động hiện nay cũng một phần do xu hướng, tư duy lao động thay đổi. Mặc dù công việc may mặc không đòi hỏi kỹ thuật quá khó nhưng đòi hỏi tính kỷ luật vì mang tính dây chuyền. Nếu một lao động không tập trung thì sẽ dẫn đến nhiều lao động khác ảnh hưởng, nhiều lao động chọn làm tự do để không bị gò bó về thời gian, môi trường làm việc...

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Hồng Tú, nêu thực tế lao động đang có tư duy “ăn xổi”, không xây dựng tính ổn định mà có xu hướng nơi nào cao thì nhảy việc dù chỉ làm theo mùa vụ. Trong ngành chế biến thủy sản, nhiều doanh nghiệp vào mùa sẵn sàng chi trả lương ngày rất cao, nhiều lao động thấy lương ngày cao liền nhảy việc mà không tính đến độ ổn định, lâu dài...

Hiện nay, ngoài các phiên giao dịch việc làm trực tuyến và trực tiếp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa cũng đang thúc đẩy nhiều chương trình kết nối cung cầu, kết nối đào tạo với thực hành từ trường học đến doanh nghiệp. Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa cũng dự báo nhu cầu lao động tỉnh Khánh Hòa quý III/2024 tăng từ 5-10% so với quý II/2024, tập trung một số ngành như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 39,29%. Các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng thị trường tuyển dụng, chú trọng vào lương như một yếu tố thu hút ứng viên, đa dạng thêm các khoản thưởng hoặc tài trợ về tài chính. Về phía người lao động, liên tục cập nhật về tin tức thị trường, xu hướng tuyển dụng, nắm bắt yêu cầu của nhà tuyển dụng để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng thời đại mới. Đặc biệt là phải nắm bắt các xu hướng làm việc mới, biết áp dụng AI vào công việc để nâng cao năng suất lao động...

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh khó tuyển lao động

TRẦN TUẤN |

Sau những khó khăn của năm 2023 do thiếu đơn hàng thì từ đầu năm 2024 đến nay, hoạt động của các doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh đã phục hồi khi có đơn hàng ổn định, tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động lại gặp khó khăn.

Hơn 5.000 vị trí cần tuyển lao động ở phiên chợ việc làm Tam Kỳ 2024

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Ngày 21.5, UBND TP.Tam Kỳ tổ chức Phiên giao dịch việc làm đầu tiên trong năm 2024, với sự tham gia của 14 đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển hơn 5.000 vị trí việc làm trong và ngoài nước.

Nghịch lý khó tuyển lao động phổ thông tại sàn việc làm ở Đồng Nai

Minh Châu |

Tại tỉnh Đồng Nai, mỗi lần sàn giao dịch việc làm được tổ chức đều có hàng chục doanh nghiệp đăng ký tham gia với nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn lao động phổ thông. Tuy nhiên, nghịch lý là có rất ít lao động phổ thông ứng tuyển...

Tuyển lao động, Công ty ở Đồng Nai thưởng hơn 7 triệu đồng cho công nhân mới

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Nhằm hỗ trợ ban đầu cho người lao động, Công ty CP TKG Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP Biên Hoà) đưa ra chính sách thưởng cho mỗi công nhân mới 7,2 triệu đồng. Công ty này đang có nhu cầu tuyển dụng 1.000 người lao động.

Doanh nghiệp may mặc phục hồi nhưng khó tuyển lao động

TRẦN TUẤN |

Hiện nay nhiều doanh nghiệp may mặc tại Hà Tĩnh đã có đơn hàng ổn định nên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhưng việc tuyển dụng lao động còn khó khăn.

Doanh nghiệp kê bàn ra đường, chào mời mức lương 12 triệu đồng/tháng để tuyển lao động

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, sản xuất giày đã nhận được nhiều đơn hàng, cán bộ nhân sự của các doanh nghiệp phải kê bàn ra đường để chào mời lao động về làm việc cho công ty mình. Lượng lao động đi tìm việc được đánh giá không nhiều như những năm trước đây.

Cận cảnh nửa quả đồi vùi lấp homestay ở Tà Xùa

Khánh Linh |

Sơn La - Một homestay không phép ở Tà Xùa bị nửa quả đồi vùi lấp trong đêm đã khiến gia đình 3 người thương vong.

Phương án luân chuyển, điều động cán bộ ở Hà Nội năm 2024

KHÁNH AN |

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về luân chuyển, điều động cán bộ.

Nhiều doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh khó tuyển lao động

TRẦN TUẤN |

Sau những khó khăn của năm 2023 do thiếu đơn hàng thì từ đầu năm 2024 đến nay, hoạt động của các doanh nghiệp may mặc ở Hà Tĩnh đã phục hồi khi có đơn hàng ổn định, tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động lại gặp khó khăn.

Hơn 5.000 vị trí cần tuyển lao động ở phiên chợ việc làm Tam Kỳ 2024

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Ngày 21.5, UBND TP.Tam Kỳ tổ chức Phiên giao dịch việc làm đầu tiên trong năm 2024, với sự tham gia của 14 đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển hơn 5.000 vị trí việc làm trong và ngoài nước.

Nghịch lý khó tuyển lao động phổ thông tại sàn việc làm ở Đồng Nai

Minh Châu |

Tại tỉnh Đồng Nai, mỗi lần sàn giao dịch việc làm được tổ chức đều có hàng chục doanh nghiệp đăng ký tham gia với nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn lao động phổ thông. Tuy nhiên, nghịch lý là có rất ít lao động phổ thông ứng tuyển...

Tuyển lao động, Công ty ở Đồng Nai thưởng hơn 7 triệu đồng cho công nhân mới

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Nhằm hỗ trợ ban đầu cho người lao động, Công ty CP TKG Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP Biên Hoà) đưa ra chính sách thưởng cho mỗi công nhân mới 7,2 triệu đồng. Công ty này đang có nhu cầu tuyển dụng 1.000 người lao động.

Doanh nghiệp may mặc phục hồi nhưng khó tuyển lao động

TRẦN TUẤN |

Hiện nay nhiều doanh nghiệp may mặc tại Hà Tĩnh đã có đơn hàng ổn định nên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhưng việc tuyển dụng lao động còn khó khăn.

Doanh nghiệp kê bàn ra đường, chào mời mức lương 12 triệu đồng/tháng để tuyển lao động

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, sản xuất giày đã nhận được nhiều đơn hàng, cán bộ nhân sự của các doanh nghiệp phải kê bàn ra đường để chào mời lao động về làm việc cho công ty mình. Lượng lao động đi tìm việc được đánh giá không nhiều như những năm trước đây.