Hỗ trợ 150 tỉ đồng để giữ chân người lao động bị giãn việc, mất việc

Hoài Luân - Phúc Đạt |

Trước thực trạng nhiều công nhân lao động còn gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt, chỗ ăn ở còn thiếu thốn, mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) quyết định hỗ trợ gần 150 tỉ đồng để giữ chân người lao động ở lại làm việc.

Công nhân đang rất cần một "chốn nương thân" ổn định

Hiện nay, tại Hà Nội có 3 khu công nghiệp là Thạch Thất - Quốc Oai, Thăng Long (huyện Đông Anh), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) có dự án nhà ở, tuy nhiên, chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của công nhân lao động.

s
Anh Nguyễn Văn Lễ (quê Nghệ An, công nhân lao động Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam) cân nhắc việc chi tiêu để có đủ tiền đóng học phí cho các con trong năm học mới. Ảnh: Hoài Luân

Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho công nhân, do vậy, khoảng trên 80% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Trong đó, một số khu nhà trọ có diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao...

Vì thế, nhiều công nhân lao động tại các khu công nghiệp hầu như đều mang chung một trăn trở, đó là có một "chốn nương thân" để ổn định cuộc sống.

Trao đổi với Lao Động trong buổi tọa đàm với chủ đề “Vai trò của công đoàn trong việc nâng cao đời sống tinh thần, văn hoá cho người lao động?”, ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐVN nhận định, hiện nay, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của nhiều công nhân còn rất khó khăn, kể cả bữa ăn cũng còn đạm bạc... Và vì còn phải lo miếng cơm manh áo nên đời sống tinh thần cũng nghèo nàn, đơn điệu.

s
Chị Hà Thị Liên (36 tuổi, quê Tuyên Quang, công nhân lao động tại Công ty TNHH Canon Việt Nam) cảm thấy chạnh lòng vì mức lương hiện giờ chỉ ở mức 6 triệu đồng/tháng dù đã 10 năm gắn bó với doanh nghiệp. Ảnh: Hoài Luân

"Ở đâu đó, các địa phương vẫn có những mô hình để chăm lo cho công nhân lao động, tuy nhiên cơ bản vẫn còn khó khăn, bởi các chính sách, chủ trương chưa đi vào cuộc sống, nhiều doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến công nhân", ông Vũ Mạnh Tiêm nhìn nhận.

Theo ông Vũ Mạnh Tiêm, qua quá trình công tác cũng như tiếp xúc trực tiếp với công nhân lao động ở nhiều nơi, vấn đề lớn nhất đối với họ vẫn là nhà ở, vì phần lớn đều là lao động đến từ các tỉnh, thành khác.

"Như tôi đi thực tế tại tỉnh Long An, một chủ nhà trọ có 264 phòng trọ với hơn 1.000 công nhân, trong đó có 20% là lao động tự do. Một người chủ mà quản lý từng đó công nhân thì không thể đảm bảo được an ninh trật tự ở khu trọ. Ngoài ra, điều kiện ăn ở của công nhân tại đây thì chật hẹp, chưa đảm bảo được sức khỏe", ông Vũ Mạnh Tiêm dẫn chứng.

s
Anh Nguyễn Thành Luân (quê Phú Thọ, công nhân lao động tại Công ty TNHH ToTo Việt Nam) trăn trở về mức thu nhập vì không được tăng ca. Ảnh: Hoài Luân

Nói về giải pháp, ông Vũ Mạnh Tiêm cho biết, sắp tới, Tổng LĐLĐVN sẽ là một thành tố tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân, và tại các khu nhà ở đó sẽ có những thiết chế như y tế, siêu thị, nơi vui chơi giải trí..., để phục vụ cho nhu cầu của công nhân. Hiện nay, đã có 36 địa phương bố trí được quỹ đất và mời Tổng LĐLĐVN đến khảo sát để xây dựng các đề án.

Tại buổi tọa đàm, ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 7 khu công nghiệp nhưng đều xây dựng từ 20 - 25 năm, chính vì vậy, ngày 8.7.2022, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chương trình phát triển nhà ở xã hội; ngày 23.2.2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch xây dựng, phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, đến năm 2025, dự kiến sẽ xây dựng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, đến năm 2030 sẽ xây dựng 5,5 triệu m2 sàn tại Hà Nội. Bên cạnh đó, hiện nay, TP Hà Nội đang trình Thủ tướng Chính phủ thành lập thêm 4 khu công nghiệp và khi lập quy hoạch chi tiết, bắt buộc phải bố trí 2% quỹ đất trên tổng diện tích khu công nghiệp để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân.

"Hiện nay, TP Hà Nội đã quy hoạch ít nhất 2 đến 3 khu nhà ở xã hội tập trung để phục vụ cho công nhân lao động. Chúng tôi cũng đang triển khai xuống tất cả các doanh nghiệp để công nhân đăng ký nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, sẽ bố trí các địa điểm xe buýt để đưa đón công nhân từ khu nhà ở xã hội đến nơi làm việc và ngược lại", ông Trần Anh Tuấn thông tin.

Hỗ trợ gần 150 tỉ đồng để giữ chân công nhân lao động

Trước tình trạng nhiều công nhân đang bị giãn việc hoặc mất việc, ông Vũ Mạnh Tiêm cho biết, mới đây, Tổng LĐLĐVN quyết định hỗ trợ gần 150 tỉ đồng để giữ chân công nhân lao động ở lại làm việc khi chuỗi sản xuất tại công ty bị đứt gãy.

Và để nâng cao cả đời sống vật chất lẫn tinh thần, Tổng LĐLĐVN phải chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt hơn cùng với các ngành chức năng để nhà ở xã hội cho không còn là "giấc mơ" của công nhân.

Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trường
Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐVN thấu hiểu được những vướng mắc, trăn trở hiện nay của công nhân lao động. Ảnh: Hoài Luân

"Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục tham gia, vận động các chính sách về BHXH, tiền lương, nhà ở, thời gian làm việc đối với công nhân. Ví dụ như Tổng LĐLĐVN sẽ tiếp tục kiến nghị để công nhân lao động làm việc như khối công chức, viên chức là 40 giờ/tuần, thay vì là 48 giờ/tuần như hiện nay.

Thông qua các hoạt động thường niên, các cấp công đoàn phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công nhân, hiểu được công nhân đang thiếu những gì. Cùng đó là phối hợp hơn nữa với người sử dụng lao động trong việc nâng cao thỏa ước lao động tập thể hằng năm, trong đó có việc khám chữa bệnh, cải thiện điều kiện làm việc, chất lượng bữa ăn ca để doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho công nhân lao động.

Về việc xây dựng các hoạt động cho công nhân lao động, công đoàn cũng phải đổi mới, định hướng "đường đi" để các cấp công đoàn triển khai, nhằm đáp ứng được nhu cầu của công nhân, như: Hoạt động văn hóa thể thao, hội thao, giải trí...", ông Vũ Mạnh Tiêm nêu quan điểm.

Cũng theo ông Vũ Mạnh Tiêm, việc đời sống tinh thần và vật chất của công nhân lao động còn nghèo nàn, một phần là do trách nhiệm của các doanh nghiệp. Khi nhận thấy được những hiệu quả rõ rệt trong sản xuất mà công nhân mang lại, thì mỗi doanh nghiệp phải hiểu được tầm quan trọng của người lao động, để có sự quan tâm tương xứng.

Hoài Luân - Phúc Đạt
TIN LIÊN QUAN

Tuổi nghỉ hưu cao, người lao động tính toán để “tối ưu hóa” lợi ích

Nam Dương |

Nhiều người lao động (NLĐ) tính toán để vừa được nghỉ hưởng BHXH một lần, hưởng trợ cấp thất nghiệp và vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Người lao động không màng đến đời sống tinh thần vì lo gánh nặng kinh tế

Hoài Luân - Phúc Đạt |

Đã nhiều năm gắn bó với các công ty trong khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), nhiều công nhân lao động vẫn luôn trăn trở đó là sớm có thêm chính sách để họ được tăng thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng kinh tế.

Nỗi lo gánh nặng kinh tế "níu chân" người lao động xa quê về thăm nhà

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Tại Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), nỗi lo gánh nặng kinh tế luôn bám víu những công nhân lao động "tha phương cầu thực" một cách dai dẳng, thiếu thốn tiền bạc khiến họ luôn phải đắn đo, e dè mỗi khi muốn về thăm quê sau những tháng ngày dài lao động vất vả.

Người lái ôtô tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ mới 16 tuổi

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Liên quan đến vụ xe ôtô tông 5 xe máy đang dừng đèn đỏ trên Quốc lộ 1 ở Bình Thuận, người điều khiển xe ôtô mới 16 tuổi.

Hàng ngàn người kéo ra sông Hương xem đua ghe trong ngày Quốc khánh 2.9

PHÚC ĐẠT - ĐÌNH HOÀNG |

HUẾ - Trong dịp Lễ Quốc khánh 2.9, các đội đua tham gia Giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế tại sông Hương đã cống hiến cho hàng ngàn khán giả những màn rượt đuổi kịch tính, hấp dẫn đến những phút cuối cùng.

Đường phố Thủ đô "nghẹt thở" vì dòng người chen nhau check in dịp lễ 2.9

NHÓM PV |

Trong ngày nghỉ thứ hai dịp lễ 2.9, nhiều người dân bày tỏ niềm háo hức, tôn nghiêm, tự hào dân tộc tại Lăng Bác. Một số địa điểm nổi tiếng của Hà Nội cũng tấp nập người dân từ mọi miền Tổ quốc đến tham quan, khiến cho một vài tuyến phố bị "nghẹt thở" vì dòng người chen chúc nhau check in, chụp ảnh.

Học sinh Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Tin học quốc tế

Vân Trang |

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự kì thi Olympic Tin học quốc tế đều giành huy chương, trong đó có 1 huy chương Vàng.

Anh Thơ: Tôi có lý do khi nhiều lần khóc và thổn thức hát về Bác Hồ

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động ở Cà phê chiều thứ 7, ca sĩ Anh Thơ chia sẻ, nữ ca sĩ nhiều lần khóc khi hát về Bác Hồ. Mỗi khi cất lời hát về Người, trong lòng nữ ca sĩ tràn ngập cảm xúc.

Tuổi nghỉ hưu cao, người lao động tính toán để “tối ưu hóa” lợi ích

Nam Dương |

Nhiều người lao động (NLĐ) tính toán để vừa được nghỉ hưởng BHXH một lần, hưởng trợ cấp thất nghiệp và vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Người lao động không màng đến đời sống tinh thần vì lo gánh nặng kinh tế

Hoài Luân - Phúc Đạt |

Đã nhiều năm gắn bó với các công ty trong khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), nhiều công nhân lao động vẫn luôn trăn trở đó là sớm có thêm chính sách để họ được tăng thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng kinh tế.

Nỗi lo gánh nặng kinh tế "níu chân" người lao động xa quê về thăm nhà

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Tại Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), nỗi lo gánh nặng kinh tế luôn bám víu những công nhân lao động "tha phương cầu thực" một cách dai dẳng, thiếu thốn tiền bạc khiến họ luôn phải đắn đo, e dè mỗi khi muốn về thăm quê sau những tháng ngày dài lao động vất vả.