Gặp khó khi tiếp cận gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng

LƯƠNG HẠNH |

Gói 120.000 tỉ đồng tại Nghị quyết 33 của Chính phủ được kỳ vọng là giải pháp để người lao động, doanh nghiệp tiếp cận chương trình phát triển nhà ở, song, đến nay, công nhân vẫn không dám chạm vào gói vay, còn doanh nghiệp lại càng không mặn mà, ngay cả khi được giảm lãi suất vay từ ngân hàng thương mại.

Công nhân gặp khó, doanh nghiệp nhiều nỗi lo

Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội đã được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai chương trình tín dụng (gói tín dụng) 120.000 tỉ đồng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là bốn ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, công nhân lao động, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay này do mức lãi suất 8,2%/năm là quá cao; thời gian ưu đãi của gói tín dụng chỉ trong 5 năm là quá ngắn.

Là công nhân làm việc lâu năm tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), chị Trịnh Thị Chung mơ ước được sở hữu một căn nhà ở xã hội. Chị Chung cho biết, vợ chồng chị đều làm công nhân, các con đều theo bố mẹ đi thuê trọ và sinh sống. “An cư lạc nghiệp” là nhu cầu đương nhiên của công nhân. Song, mức lãi suất là 8,2%/năm, so với thu nhập của công nhân là quá cao.

“Công nhân đã làm ở đây lâu năm đều muốn mua được nhà. Nhưng nếu mức lãi suất vay cao, thời gian vay ngắn thì chúng tôi không dám vay để mua nhà” - chị Chung nói.

Nghị quyết 33 không chỉ dành gói ưu đãi, hỗ trợ cho người mua nhà mà có cả đối tượng là chủ đầu tư khi đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với mức lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với mức trung bình.

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp Hỗ trợ TP Hà Nội - khẳng định các doanh nghiệp ngành công nghiệp đều đang bám sát quan điểm, mục tiêu của Chính phủ tại nghị quyết này.

Tuy nhiên, theo ông Vân, các doanh nghiệp không mong chờ vào lãi suất của ngân hàng thương mại. “Kể cả các ngân hàng thương mại có giảm lãi suất, chúng tôi cũng khó vay. Hiện nay, chúng tôi dùng nguồn lực nội tại và tiếp cận Quỹ Đầu tư Phát triển TP Hà Nội theo hình thức xã hội hoá để làm hạ tầng, nhà ở công nhân” - ông Vân cho hay.

Mong mỏi giải quyết “nút thắt”

Ông Vân lý giải, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng thương mại là rất khó. Thông thường, các ngân hàng sẽ yêu cầu thế chấp chính dự án mà các doanh nghiệp đang triển khai. Từ đó, nảy sinh rất nhiều vấn đề.

“Chúng tôi rất mong muốn làm sao giải quyết nút thắt về cơ chế chính sách, nguồn vốn, về quy hoạch để cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư đủ nguồn lực để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân” - ông Vân bày tỏ.

Từ thực tế rà soát nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu ở cho công nhân trên địa bàn Hà Nội, ông Bùi Dũng - Trưởng phòng Quản lý Tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội - cho biết, mới đáp ứng chỉ khoảng 6,8% nhu cầu; còn lại công nhân đang thuê ở nhà dân.

Để chủ đầu tư mặn mà với loại hình nhà ở xã hội, ông Dũng đề xuất Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn mới có thể thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước có cần quy định cụ thể về loại hình cho thuê với công nhân lao động bởi đa phần công nhân di cư thường gắn bó thời gian nhất định với doanh nghiệp.

Bà Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII - cho rằng cần phải đổi mới tư duy, việc lo nhà ở cho công nhân là trách nhiệm của cả xã hội, trong đó có Nhà nước, doanh nghiệp và chính bản thân người lao động.

Để chính sách này đi vào cuộc sống, bà An đề nghị cần phải công khai tiêu chí của đối tượng được hưởng hỗ trợ; doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, người lao động…

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Thái Nguyên sẽ có thêm 82 dự án nhà ở xã hội

Nguyễn Tùng |

Việc tỉnh Thái Nguyên công bố vị trí, quỹ đất để thực hiện 82 dự án nhà ở xã hội sẽ tăng khả năng thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Nới điều kiện để người lao động tiếp cận nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Đã đến lúc cần nới lỏng các quy định trong việc triển khai và bán nhà ở xã hội để hóa giải nghịch lý “vừa thừa, vừa thiếu”, tránh để xảy ra tình trạng doanh nghiệp làm ra sản phẩm nhưng không bán được, trong khi người dân mòn mỏi chờ mua nhà.

Chủ trương rõ ràng, công nhân Đà Nẵng vẫn khó mua nhà ở xã hội

Nguyễn Linh |

Dù thu nhập thấp, có nhiều chi phí cần trang trải nhưng phần lớn công nhân Đà Nẵng vẫn mong được hỗ trợ nhiều hơn để có thể mua nhà, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, mong ước này không dễ thành hiện thực do nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.

Công nhân “ngại” thuê nhà ở xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Mặc dù có những cơ chế ưu đãi như giá thuê thấp, xét đến đặc thù đối tượng thuê là công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của cuộc sống người lao động tại Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc này khiến công nhân “ngại” thuê nhà ở và khó chạm vào ước mơ “an cư lạc nghiệp”.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

21 dự án ở Khánh Hòa không bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội

Hữu Long |

Nhiều dự án khu đô thị, nhà ở thương mại tại Khánh Hòa đã đi vào hoạt động và chủ đầu tư tổ chức bán nhà thương mại cho khách hàng, thu hàng ngàn tỉ đồng. Qua rà soát, địa phương phát hiện có đến 21 dự án không bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội theo quy định.

Đắk Nông sơ tán 261 hộ dân đến nơi an toàn

Phan Tuấn |

Chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã di dời 261 hộ dân tại các khu vực bị sạt lở, sụt lún đất, ngập lụt đến nơi an toàn và làm tốt công tác an sinh xã hội.

Chuyên gia cảnh báo những điểm có nguy cơ sạt lở, lũ lụt ở Bắc Bộ

MINH HÀ |

Theo các chuyên gia khí tượng, sau thời gian dài mưa lớn liên tục, nhiều địa phương ở vùng núi và trung du Bắc Bộ đang tiềm ẩn nguy cơ cao sạt lở đất, đá.

Thái Nguyên sẽ có thêm 82 dự án nhà ở xã hội

Nguyễn Tùng |

Việc tỉnh Thái Nguyên công bố vị trí, quỹ đất để thực hiện 82 dự án nhà ở xã hội sẽ tăng khả năng thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Nới điều kiện để người lao động tiếp cận nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Đã đến lúc cần nới lỏng các quy định trong việc triển khai và bán nhà ở xã hội để hóa giải nghịch lý “vừa thừa, vừa thiếu”, tránh để xảy ra tình trạng doanh nghiệp làm ra sản phẩm nhưng không bán được, trong khi người dân mòn mỏi chờ mua nhà.

Chủ trương rõ ràng, công nhân Đà Nẵng vẫn khó mua nhà ở xã hội

Nguyễn Linh |

Dù thu nhập thấp, có nhiều chi phí cần trang trải nhưng phần lớn công nhân Đà Nẵng vẫn mong được hỗ trợ nhiều hơn để có thể mua nhà, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, mong ước này không dễ thành hiện thực do nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.

Công nhân “ngại” thuê nhà ở xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Mặc dù có những cơ chế ưu đãi như giá thuê thấp, xét đến đặc thù đối tượng thuê là công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của cuộc sống người lao động tại Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc này khiến công nhân “ngại” thuê nhà ở và khó chạm vào ước mơ “an cư lạc nghiệp”.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

21 dự án ở Khánh Hòa không bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội

Hữu Long |

Nhiều dự án khu đô thị, nhà ở thương mại tại Khánh Hòa đã đi vào hoạt động và chủ đầu tư tổ chức bán nhà thương mại cho khách hàng, thu hàng ngàn tỉ đồng. Qua rà soát, địa phương phát hiện có đến 21 dự án không bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội theo quy định.