Nới điều kiện để người lao động tiếp cận nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Đã đến lúc cần nới lỏng các quy định trong việc triển khai và bán nhà ở xã hội để hóa giải nghịch lý “vừa thừa, vừa thiếu”, tránh để xảy ra tình trạng doanh nghiệp làm ra sản phẩm nhưng không bán được, trong khi người dân mòn mỏi chờ mua nhà.

Mới đây, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh đã có báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về Chương trình phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, về nhà ở xã hội, hiện đã hết gần nửa nhiệm kỳ, đến nay chỉ có 1 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng (260 căn hộ), 7 dự án đang triển khai (5.117 căn hộ).

Từ nay đến cuối năm 2025 (còn khoảng 2,5 năm), TP Hồ Chí Minh còn phải phát triển thêm 2,06 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân (29.623 căn hộ). Trường hợp không quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở lưu trú công nhân thì thành phố sẽ không có dự án đủ điều kiện để hấp thụ gói tín dụng 120.000 tỉ đồng theo nghị quyết 33/NQ-CP về tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Có thể thấy, việc phát triển các dự án nhà ở xã hội tại thành phố gặp vướng mắc chủ yếu do thủ tục đầu tư còn phức tạp và điều kiện cho người mua được tiếp cận. Theo đó, ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, giao đất, tính tiền sử dụng đất, ký quỹ… như các dự án nhà ở thương mại, thì các dự án nhà ở xã hội còn phải thực hiện thêm nhiều thủ tục như thẩm định giá bán nhà ở xã hội, xác nhận đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội, kiểm toán chi phí để xác định lợi nhuận định mức. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nhà ở xã hội rất khó khăn, kéo dài khiến tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Ninh - Tổng Giám đốc Công ty đầu tư xây dựng Kiến Ninh, một doanh nghiệp đang tham gia trong lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội ở khu vực TP Hồ Chí Minh, phải mất nhiều năm mà vẫn chưa thể hoàn thành xong thủ tục để khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, việc bố trí các quỹ đất để dùng phát triển cho mục đích nhà ở xã hội lại không đạt được những điều kiện tối thiểu, nhiều quỹ đất được đưa ra lại nằm quá xa khu trung tâm, vừa thiếu dịch vụ, tiện tích sẽ khó thu hút người dân đến ở, doanh nghiệp tâm huyết cũng không dám làm vì làm ra sẽ rất khó bán được.

Ngoài ra, những quy định liên quan đến điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội cũng là một rào cản. Trong đó, điều kiện để trở thành “người thu nhập thấp” ở các thành phố lớn là mọi thành viên trong gia đình thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tức không quá 11 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, với mức thu nhập này, rất khó để đảm bảo vừa trả tiền lãi vay mua nhà hàng tháng, vừa trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày trong bối cảnh giá cả leo thang như hiện nay.

Muốn phát triển nhà ở xã hội trước hết phải giải quyết vốn vay cho người có nhu cầu. Thế nhưng khi xem xét từ hai nguồn vốn hiện nay đều cho thấy không dễ cho người có thu nhập thấp tiếp cận. Quỹ phát triển nhà ở TP đang cho vay lãi suất 4,7%/năm, thời hạn 20 năm, với mức tối đa 900 triệu đồng. Tuy nhiên, nguồn vay này chỉ dành cho người hưởng lương từ ngân sách, các nhóm khác không thể tiếp cận.

Trong khi đó, Ngân hàng Chính sách cho người mua nhà ở xã hội vay tối đa 700 triệu đồng, lãi suất 4,8%/năm, thời hạn vay 25 năm nhưng điều kiện vay khó. Thống kê của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố có đến 18.000 người nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội, song chỉ có 310 khách hàng thuộc diện này được vay mua, xây sửa nhà, với tổng số tiền 150 tỉ đồng. Do đó, Sở Xây dựng đề xuất thành phố cần tăng cường vốn, nhất là cho Quỹ phát triển nhà ở, từ đó xem xét mở rộng nhóm được vay ra người thu nhập thấp.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Công nhân “ngại” thuê nhà ở xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Mặc dù có những cơ chế ưu đãi như giá thuê thấp, xét đến đặc thù đối tượng thuê là công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của cuộc sống người lao động tại Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc này khiến công nhân “ngại” thuê nhà ở và khó chạm vào ước mơ “an cư lạc nghiệp”.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Cần cơ chế mới xử lý quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án thương mại

Bảo Chương |

Ngoài nguyên nhân chính sách đầu tư chưa thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thì nguyên nhân thiếu quỹ đất cũng là một trong những lý do dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp.

TPHCM hỗ trợ người dân đổi giấy tờ có liên quan tên đường Võ Nguyên Giáp

MINH QUÂN |

TPHCM – Sau khi một phần Xa lộ Hà Nội đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp, UBND TPHCM yêu cầu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất, hạn chế thấp nhất việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Người dân vùng bán ngập Hồ Núi Cốc thấp thỏm trong mùa mưa bão

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Mỗi năm vào mùa mưa bão, hàng trăm hộ dân sinh sống trong vùng bán ngập của Hồ Núi Cốc lại thấp thỏm, lo âu khi nước hồ dâng cao tràn vào nhà gây thiệt hại hoa màu, tài sản.

Dự thảo Luật Nhà ở vẫn can thiệp quyền sở hữu tài sản của người dân

THÙY TRANG |

Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã không tán thành đề xuất quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư vì điều này can thiệp đến quyền sở hữu tài sản của người dân, tuy nhiên, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đến nay vẫn có những điều tiếp tục nói về vấn đề này.

Tin 20h: TPHCM sáp nhập quận phường, người dân ảnh hưởng gì?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 8.8 - Nỗ lực thông đường, tiếp cận người dân bị cô lập sau lũ quét ở Mù Cang Chải; Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Bứa; TPHCM dự kiến sáp nhập 6 quận và 142 phường, xã, người dân ảnh hưởng gì?; Du khách xót thương cảnh voi già sống trong xiềng xích ở Vườn thú Hà Nội;...

Sở Nội vụ Hà Nội lên tiếng về đề xuất xét thăng hạng giáo viên

Vân Trang |

Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, tháng 10 sẽ trình phương án thi hay xét thăng hạng giáo viên.

Công nhân “ngại” thuê nhà ở xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Mặc dù có những cơ chế ưu đãi như giá thuê thấp, xét đến đặc thù đối tượng thuê là công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của cuộc sống người lao động tại Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc này khiến công nhân “ngại” thuê nhà ở và khó chạm vào ước mơ “an cư lạc nghiệp”.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Cần cơ chế mới xử lý quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án thương mại

Bảo Chương |

Ngoài nguyên nhân chính sách đầu tư chưa thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thì nguyên nhân thiếu quỹ đất cũng là một trong những lý do dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp.