Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Chú ý đến lao động không chính thức

LƯƠNG HẠNH |

Một trong các nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là xây dựng dự thảo Luật Việc làm sửa đổi. Nhiều quy định mới đã bổ sung trong đó chú ý là các quy định liên quan đến nhóm lao động không chính thức.

Ông Vũ Phạm Dũng Hà - Trưởng phòng Chính sách việc làm, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho biết: Sau 10 năm thực hiện Luật Việc làm 2013, thực tế cho thấy, đã xuất hiện nhiều vướng mắc, tồn tại cần phải bổ sung, sửa đổi.

Qua tổng hợp các báo cáo, ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Việc làm còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc.

Thực trạng và xu hướng thị trường lao động Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm.

Tính đến hết năm 2022, có khoảng 8 triệu lao động làm công hưởng lương không/chưa tham gia bảo hiểm xã hội và gần 35 triệu lao động (2/3 lực lượng cả nước) chưa được nắm thông tin.

Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể, trực tiếp điều chỉnh đối với các nhóm lao động này, làm cơ sở hoạch định và triển khai các chính sách hỗ trợ, thí dụ như các gói an sinh xã hội trong giai đoạn COVID-19.

Mặt khác, Chính phủ đang đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Đây là Đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp, trong đó, yêu cầu việc xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động phải gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo báo cáo tổng quan về lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2021, cả nước có 33,6 triệu lao động có việc làm phi chính thức (chiếm 68,5% tổng số lao động có việc làm cả nước).

So với nhiều nước trên thế giới, tỉ lệ này vẫn ở mức cao. Gần 3/4 lao động phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn (khoảng 77,9%) nơi có nhiều làng nghề truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, các tổ hợp tác, không qua đào tạo hoặc không có chứng chỉ công nhận trình độ kỹ năng nghề; 40,9% lao động phi chính thức làm việc trong 3 nhóm ngành “công nghiệp chế biến, chế tạo”, “xây dựng” và “bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, môtô, xe máy”.

Lao động phi chính thức có cả trong khu vực chính thức (6 triệu lao động), hầu hết lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội (97,8%), trong đó 35,5% lao động làm công ăn lương; chỉ có 0,1% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 2,1% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Do vậy, trong Luật Việc làm cần bổ sung các quy định mang tính khung, định hướng làm cơ sở thúc đẩy chính thức hóa việc làm trong khu vực phi chính thức, nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc của khu vực kinh tế phi chính thức, từng bước chính thức hóa việc làm phi chính thức.

Xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) nhằm mục tiêu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; phù hợp các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

6 điểm nghẽn cần tháo gỡ trong Luật Việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Sau gần 9 năm thi hành Luật Việc làm, quá trình triển khai thực hiện luật này còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ. Do đó, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đã cập nhật thêm nhiều quy định mới.

Bảo hiểm thất nghiệp là nội dung quan trọng của Luật Việc làm sửa đổi

QUỲNH CHI |

Định hướng sửa đổi, bổ sung theo hướng tất cả người lao động có giao kết hợp đồng làm việc, HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHTN; bổ sung đối tượng người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sách lớn

Lê Hạnh |

Luật Việc làm được Quốc hội thông qua ngày 16.11.2013 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động.

Chính phủ thống nhất sự cần thiết lập Đề nghị xây dựng Luật Việc làm

Vương Trần |

Xây dựng Luật Việc làm nhằm thể chế hóa cụ thể hơn đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động.

Luật Việc làm (sửa đổi) phải thúc đẩy cung, cầu lao động có chuyên môn cao

PHẠM ĐÔNG |

Về đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), các thành viên Chính phủ đề nghị việc xây dựng luật phải tạo thuận lợi cho thị trường việc làm phát triển đồng bộ, bền vững; thúc đẩy cung, cầu lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao…

Làm theo trend trên TikTok, du học sinh Việt tại Đức gặp rắc rối

KHÁNH AN |

Sau khi đăng tải đoạn video về một cụ già trong viện dưỡng lão lên TikTok, một du học sinh Việt tại Đức đã bị cảnh sát mời lên làm việc.

Trưa nay có thể thấy nhật thực hiếm gặp, TP Hồ Chí Minh ảnh hưởng gì?

HẠ MÂY |

Vào trưa nay (ngày 20.4), tại TP Hồ Chí Minh và một số khu vực phía Nam sẽ quan sát được một giai đoạn ngắn của nhật thực một phần.

Bộ Tài chính sẽ đề xuất giảm thêm 35 khoản phí, lệ phí

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có trao đổi về các giải pháp giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023. Lãnh đạo ngành tài chính khẳng định luôn hướng về phía người dân, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn.

6 điểm nghẽn cần tháo gỡ trong Luật Việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Sau gần 9 năm thi hành Luật Việc làm, quá trình triển khai thực hiện luật này còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ. Do đó, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đã cập nhật thêm nhiều quy định mới.

Bảo hiểm thất nghiệp là nội dung quan trọng của Luật Việc làm sửa đổi

QUỲNH CHI |

Định hướng sửa đổi, bổ sung theo hướng tất cả người lao động có giao kết hợp đồng làm việc, HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHTN; bổ sung đối tượng người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sách lớn

Lê Hạnh |

Luật Việc làm được Quốc hội thông qua ngày 16.11.2013 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động.

Chính phủ thống nhất sự cần thiết lập Đề nghị xây dựng Luật Việc làm

Vương Trần |

Xây dựng Luật Việc làm nhằm thể chế hóa cụ thể hơn đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động.

Luật Việc làm (sửa đổi) phải thúc đẩy cung, cầu lao động có chuyên môn cao

PHẠM ĐÔNG |

Về đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), các thành viên Chính phủ đề nghị việc xây dựng luật phải tạo thuận lợi cho thị trường việc làm phát triển đồng bộ, bền vững; thúc đẩy cung, cầu lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao…