Điện thoại thông minh và nhà báo... công nhân

QUẾ CHI |

Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, công nghệ thực sự trở thành “trợ thủ”, người bạn đồng hành, cầu nối tức thì và không mệt mỏi giữa phóng viên và công nhân lao động (CNLĐ) trong các cuộc tranh chấp lao động (LĐ) và ngừng việc tập thể, góp phần nhanh chóng thúc đẩy giải quyết vụ việc, mang lại quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động (NLĐ).
Công nghệ - trợ thủ đắc lực

Từ trước đến nay, quy trình tác nghiệp của phóng viên khi có những sự vụ tranh chấp LĐ, ngừng việc tập thể vẫn là: Tiếp nhận thông tin, gặp gỡ nguồn tin, xử lý; lấy ý kiến từ cơ quan chức năng; đăng tải bài viết. Nhưng hiện nay, với sự lên ngôi của công nghệ thông tin, quy trình đấy đã có sự tương đối khác biệt, hay nói cách khác, sự tương tác giữa phóng viên với nguồn tin (đối tượng cần được bảo vệ quyền lợi) trong quá trình trên đã khác trước rất nhiều.

Thực tế quá trình tác nghiệp của phóng viên Báo Lao Động cho thấy, công nghệ thông tin đã khiến sự kết nối giữa phóng viên và NLĐ rất tức thời và khăng khít; NLĐ vừa là đối tượng phản ánh sự việc, nhưng cũng đồng thời là một “phóng viên đặc biệt”. Đã qua rồi thời NLĐ còn mù mờ công nghệ thông tin; qua rồi thời CNLĐ chỉ dám dùng đến điện thoại cục gạch. Với giá smartphone ngày càng giảm, nhiều khi chỉ hơn 1 triệu đồng một chiếc, CNLĐ đã có thể “kè kè” một chiếc bên mình để ghi âm, chụp hình, quay video sự việc, đồng thời dùng các ứng dụng trên điện thoại để chuyển tức thời tới phóng viên.

Trong vụ việc phóng viên Báo Lao Động vào cuộc đòi quyền lợi của CN một Cty may tại quận Thanh Xuân, sau những lần tác nghiệp trực tiếp để chụp ảnh hiện trường, ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của CN, phóng viên đã liên tục nhận được những hình ảnh, video do CN gửi đến qua ứng dụng Zalo hoặc Messenger của Facebook. Đối với CNLĐ (trong trường hợp này đều là những người còn khá trẻ), việc dùng các ứng dụng này rất dễ dàng. Chỉ cần số điện thoại của phóng viên là họ có thể tìm ra tài khoản của phóng viên để kịp thời chia sẻ. Có những sự việc xảy ra bất ngờ mà phóng viên không thể có mặt, như khi một CN bị hành hung, thì đã có ngay các “phóng viên nghiệp dư” dùng điện thoại chụp, quay lại để làm bằng chứng, gửi cho phóng viên.

Cũng nhờ vậy mà ngay giây phút CNLĐ nhận được tiền hỗ trợ từ Cty sau rất nhiều thời gian mòn mỏi, chờ đợi, chúng tôi đã có ngay những hình ảnh NLĐ hoặc tươi cười, hoặc rớt nước mắt trước những đồng tiền đầy khổ cực đó trên tay. Ngay sau đó, chúng tôi đã chia sẻ những hình ảnh cảm động này trên báo điện tử.

Lan tỏa trên mạng xã hội

Đối với vụ ngừng việc tập thể tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) gần đây, ngay sau khi trực tiếp tác nghiệp, trở về tòa soạn, phóng viên đã “ngập” trong những hình ảnh của NLĐ gửi về với những lời nhắn nhủ “anh giúp chúng em đòi quyền lợi”. Rồi từ đó, bất kỳ diễn biến nào từ phía chủ sử dụng LĐ đều được CN chụp ảnh lại và gửi tới phóng viên. Nhiều CN cũng e ngại việc gửi hình ảnh sẽ làm họ lộ danh tính, ảnh hưởng đến việc làm; hoặc họ sẽ bị trù dập.

Với những lo lắng này, chúng tôi đã động viên họ và khẳng định, giữ danh tính nguồn tin đã trở thành nguyên tắc của các phóng viên, là đạo đức báo chí mà phóng viên phải tôn trọng nếu muốn nhận được sự tin tưởng của độc giả. Phóng viên chỉ lấy thông tin, để biết thực sự chuyện gì đang xảy ra, còn tên tuổi của CN - những người đã tin tưởng phóng viên - thì sẽ không bao giờ để lộ, bởi như vậy là đồng nghĩa với phụ bạc sự tin tưởng của những người đang bị xâm phạm quyền lợi.

Nhiều CN cũng đã tận dụng Facebook, Zalo để chia sẻ những bài viết của phóng viên để nhiều người biết đến hơn, gây áp lực về mặt dư luận đối với chủ sử dụng LĐ và cơ quan chính quyền.

Có thể nói, công nghệ đã “trao” cho NLĐ một công cụ rất hữu ích để tự bảo vệ mình. Với chiếc smartphone trong tay, họ có thể làm được mọi thứ. Họ trở thành “cánh tay nối dài” hỗ trợ tích cực phóng viên. Và đối với phóng viên, với sự hỗ trợ của công nghệ, tác nghiệp của phóng viên tưởng chừng như dễ dàng hơn, nhưng mặt trái của nó là phóng viên đứng trước áp lực phải kiểm chứng nguồn tin, các tài liệu mà NLĐ cung cấp trước khi đăng tải. Điều đó cần sự nhạy cảm, khả năng phân tích, kiểm chứng của phóng viên, và tất nhiên, niềm tin tưởng vào những NLĐ - những người trước đó đã đặt niềm tin tưởng vào phóng viên.

Tuy nhiên, sự lên ngôi của công nghệ chỉ đóng vai trò trợ giúp đắc lực. Sự tin tưởng, đặt lòng tin vào phóng viên Báo Lao Động, cùng với đó là sự vào cuộc kịp thời, nhiệt tình bằng trái tim nóng nhưng cũng đầy lý trí, với niềm tin vụ việc sẽ được giải quyết, những CNLĐ sẽ được đòi quyền lợi, công lý sẽ được thực thi mới là chìa khóa để “mở cửa” những vụ việc. Chúng tôi nguyện luôn xứng đáng với niềm tin NLĐ đã trao cho để góp phần cho tiếng nói của họ - những người yếu thế - được lắng nghe, được tôn trọng và đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp mà họ xứng đáng được hưởng.
Có thể nói, công nghệ đã “trao” cho người lao động một công cụ rất hữu ích để tự bảo vệ mình. Với chiếc smartphone trong tay, họ có thể làm được mọi thứ. Họ trở thành “cánh tay nối dài” hỗ trợ tích cực phóng viên...


QUẾ CHI
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường hợp tác để phối hợp hỗ trợ và bảo vệ người lao động Việt Nam

Hoàng Thị Thanh (từ Geneva, Thuỵ Sĩ) |

Hội nghị được tổ chức từ ngày 5-16.6.2017 tại Geneva (Thụy Sĩ) với sự tham dự của đoàn công tác của Việt Nam gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐVN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đoàn đại biểu của Tổng LĐLĐVN do Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải làm trưởng đoàn, tham dự các hoạt động từ ngày 12-16.6.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tăng cường hợp tác để phối hợp hỗ trợ và bảo vệ người lao động Việt Nam

Hoàng Thị Thanh (từ Geneva, Thuỵ Sĩ) |

Hội nghị được tổ chức từ ngày 5-16.6.2017 tại Geneva (Thụy Sĩ) với sự tham dự của đoàn công tác của Việt Nam gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐVN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đoàn đại biểu của Tổng LĐLĐVN do Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải làm trưởng đoàn, tham dự các hoạt động từ ngày 12-16.6.