Đề xuất bệnh nhiễm độc Ethylbenzen là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm

Hạnh Tú |

Ngày 8.9, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động  tổ chức Hội thảo khoa học cấp Tổng Liên đoàn: “Xem xét đề xuất bổ sung bệnh nhiễm độc Ethylbenzen vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm”.

Ban chủ trì hội thảo gồm có: TS. Vũ Xuân Trung -  Phó Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động; PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường.

Đến dự hội thảo có các cán bộ nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động và đại diện các cơ quan quản lý nhà nước từ nhiều đơn vị như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

Ethylbenzen là đồng đẳng của benzen, một chất lỏng không có màu tương tự như xăng, mùi thơm ngọt bay hơi nhanh và rất dễ bắt lửa. Ethylbenzen là một hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hóa dầu. Ethylbenzen được sử dụng để tạo ra các hóa chất khác, trong nhiên liệu và như một dung môi trong mực, chất kết dính cao su, sơn dầu và sơn. Ethylbenzen gây ảnh hưởng đến thính giác, suy giảm chức năng thần kinh, ảnh hưởng đến thận… Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước công nhận bệnh nhiễm độc Ethylbenzen nghề nghiệp.

Trong khuôn khổ của buổi hội thảo đã có 2 báo cáo chính được trình bày.

Báo cáo 1: “Tổng quan về Ethylbenzen” bao gồm các nội dung: Thông tin cơ bản về Ethylbenzen; ảnh hưởng của Ethylbenzen đến sức khỏe; giám sát tiếp xúc với Ethylbenzen; một số hướng dẫn khám bệnh nhiễm độc Ethylbenzen nghề nghiệp.

Báo cáo 2: “Cơ sở đề xuất và dự thảo hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nhiễm độc Ethylbenzen nghề nghiệp”, bao gồm các nội dung: Căn cứ đề xuất bổ sung bệnh nhiễm độc Ethylbenzen nghề nghiệp vào danh mục các Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tại Việt Nam; dự thảo hướng dẫn chẩn đoán; dự thảo hướng dẫn giám định.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Sau khi nghe 2 bài báo cáo của nhóm nghiên cứu, đã có nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung cho nhóm nghiên cứu. Tất cả các ý kiến đều thống nhất việc đề xuất bổ sung bệnh nhiễm độc Ethylbenzen nghề nghiệp vào danh mục các Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tại Việt Nam là việc làm rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn sản xuất đang được đẩy mạnh tại nước ta hiện nay.

Một số ý kiến đóng góp nổi bật cho nhóm nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ xin bổ sung bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm như sau: Trong mục tổng quan các tài liệu, nghiên cứu, tiêu chuẩn của các nước, các tổ chức quốc tế đã công nhận bệnh nhiễm độc Ethylbenzen nghề nghiệp vào danh mục các Bệnh nghề nghiệp cần chú ý xem xét đến tính phù hợp với điều kiện Việt Nam như: Mỗi nước có những ngành nghề, công việc, công nghệ sản xuất khác nhau; điều kiện lao động, môi trường làm việc không giống nhau; điều kiện, cơ sở, trang thiết bị phân tích đánh giá chỉ số giám sát của nước ta còn thiếu và yếu hơn so với nhiều nước…

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cần phân tích, liệt kê được những ngành nghề đặc trưng có sử dụng nhiều Ethylbenzen trong sản xuất và từ đó  đưa ra con số (có thể là ước lượng) về số lượng  Ethylbenzen được sử dụng tại Việt Nam trong thời gian qua; trong phần thuyết mình dự thảo cần có tính thuyết phục hơn bằng cách nêu đầy đủ những thông số tiêu chuẩn của các nước, các tổ chức quốc tế, đồng thời căn cứ vào tình hình nghiên cứu thực tế để đưa ra nhưng lập luận cho dự thảo được nhóm nghiên cứu đưa ra; bổ sung giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp trong môi trường.

Cùng với đó, nhóm nghiên cứu cần xem xét tính toán đến khía cạnh chế độ cho người mắc bệnh nghề nghiệp từ đó tính toán sự ảnh hưởng tới quỹ bảo hiểm xã hội; cần đẩy nhanh thời gian hoàn thiện hồ sơ xin bổ sung bệnh nghề nghiệp để kịp với lần bổ sung Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội sắp tới.

Kết thúc buổi hội thảo, TS.Vũ Xuân Trung thay mặt nhóm nghiên cứu đã cám ơn sự có mặt và ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học và các cán bộ quản lý, đồng thời mong tiếp tục nhận được những đóng góp hơn nữa để hoàn thiện hoàn thiện hồ sơ xin bổ sung bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, góp phần vào công cuộc bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động nước nhà.

Hạnh Tú
TIN LIÊN QUAN

Cách giải quyết chế độ cho NLĐ phát hiện bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu

Minh Hương |

Dưới đây là trình tự, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Người lao động cần biết thủ tục để giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Từ tháng 7.2022, đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thế nào?

nam dương |

Tôi nghe nói sắp tới đây, doanh nghiệp phải đóng lại quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Xin hỏi, mức đóng cụ thể thế nào? Bạn đọc có email phapvanxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.

Cấp cứu 115: Những người vận chuyển giữa lằn ranh sinh tử

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Cấp cứu ngoại viện – công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong khi mức lương của các nhân viên y tế chưa thể lo toan trọn vẹn gia đình. Dù vậy các y bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu 115 cũng như hàng vạn nhân viên y tế trên cả nước, vẫn tự động viên nhau, động viên chính mình để yêu nghề, ở lại với nghề.

Chiêu thông thầu, nâng giá thiết bị giáo dục ở Quảng Ninh của nữ doanh nhân

Việt Dũng |

Hoàng Thị Thuý Nga sau khi hoạt động ở Quảng Ninh, vạch ra quy trình 93 bước để thông thầu rồi chỉ đạo nhân viên tiêu huỷ chứng cứ, nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Dự kiến triệu tập 1.100 đại biểu chính thức dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 27.2, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 33 (khoá XII) dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Một trong những nội dung của Hội nghị là bàn về công tác Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Đại diện các ban Xây dựng Đảng Trung ương tới dự.

Gấp rút bổ sung nhân lực đăng kiểm

Minh Hạnh |

Trước thực tế thiếu hụt nghiêm trọng đăng kiểm viên trong bối cảnh nhiều trung tâm đăng kiểm tạm dừng hoạt động, các chuyên gia cho rằng việc bổ sung nguồn nhân lực để phục hồi các trung tâm đăng kiểm là cấp bách, cần thiết. Tuy nhiên, nếu không rà soát thật kỹ, có thể sẽ dẫn đến các hệ lụy.

TPHCM cần hơn 26.000 tỉ đồng mở rộng 3 tuyến đường cửa ngõ

MINH QUÂN |

TPHCM – Quốc lộ 13, 22, 1 cần khoảng 26.200 tỉ đồng để nâng cấp, mở rộng nhằm giảm kẹt xe, tăng kết nối vùng nhưng nhiều năm nay TPHCM chưa cân đối được vốn.

Cách giải quyết chế độ cho NLĐ phát hiện bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu

Minh Hương |

Dưới đây là trình tự, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Người lao động cần biết thủ tục để giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Từ tháng 7.2022, đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thế nào?

nam dương |

Tôi nghe nói sắp tới đây, doanh nghiệp phải đóng lại quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Xin hỏi, mức đóng cụ thể thế nào? Bạn đọc có email phapvanxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.