Đặt quyết tâm phát triển thị trường lao động 2024 ổn định, bền vững

LƯƠNG HẠNH |

Thị trường lao động Việt Nam được xác định đóng vai trò trọng yếu của nền kinh tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt quyết tâm trong năm 2024 sẽ xây dựng và phát triển thị trường lao động theo hướng ổn định, linh hoạt, đa chiều và bền vững.

Tình hình lao động mất việc bớt cắng thẳng

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi, lực lượng lao động, số người lao động có việc làm và thu nhập đều tăng so với năm 2022. Tình trạng hàng trăm nghìn lao động bị buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp diễn ra từ quý IV/2022 đã giảm trong các tháng cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, kết nối cung - cầu lao động được tăng cường và lần đầu tiên triển khai thí điểm sàn giao dịch làm việc trực tuyến toàn quốc, qua đó hỗ trợ kịp thời cho người lao động tìm kiếm việc làm. Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phục hồi tích cực, cao hơn thời điểm trước đại dịch COVID-19, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Về lĩnh vực việc làm, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình chia sẻ, trong năm 2024, Cục Việc làm xác định, nhiệm vụ then chốt là xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), dựa trên nguyên lý xuyên suốt là việc làm phải gắn với thị trường lao động. Chính sách hỗ trợ việc làm không chỉ dành cho đối tượng yếu thế mà còn khơi nhiều nội dung mới như việc làm xanh, việc làm công bằng, việc làm cho người cao tuổi…

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh. Ảnh: Lương Hạnh.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh. Ảnh: Lương Hạnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, năm 2023 là năm đầu phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch, Cục Việc làm đã phối hợp chặt chẽ với Sở LĐTBXH các tỉnh thành để chỉ đạo hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt ở các thị trường lớn, trọng điểm nhằm đảm bảo triển khai thông suốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối cung - cầu lao động qua các phiên giao dịch trực tiếp và trực tuyến, giúp thị trường lao động có nhiều chuyển biến phục hồi rõ rệt.

“Thị trường lao động năm 2023 đã được nâng tầm vị thế và được Chính phủ đặt ngang hàng so với các thị trường trọng yếu của nền kinh tế như thị trường vốn, thị trường chứng khoán hay thị trường bất động sản”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị, trong công tác xây dựng thể chế, Cục Việc làm cần tiếp tục năng động, sáng tạo, chủ động, bám sát thực tiễn, theo kịp các thay đổi của thời đại và tuân thủ thông lệ quốc tế, đảm bảo tính kịp thời và đầy đủ để tham mưu cho Bộ và Chính phủ có những quyết sách đi vào cuộc sống nhanh nhất, hỗ trợ phát triển thị trường lao động hiệu quả nhất.

Phát triển hệ thống an sinh xã hội bao trùm

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết toàn ngành sẽ nỗ lực hoàn thành năm 2024 với kết quả cao hơn năm 2023.

Đặc biệt, phấn đấu hoàn thành ba chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao: năm 2024, phấn đấu tỉ lệ thất nghiệp đạt dưới 4%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 69%, trong đó lao động được cấp chứng chỉ, bằng cấp đạt 28%; giảm nghèo đạt chuẩn đa chiều trên 1% đồng thời hoàn thành 16 chỉ tiêu ngành đặt ra.

Để thực hiện được mục tiêu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Trước hết sẽ tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24.11.2003 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội... của Trung ương, tham mưu cho Chính phủ ban hành chương trình hành động phát triển của cơ quan điều hành đất nước, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng thể chế, trọng tâm là trình Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Việc làm (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: QH.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: QH.

“Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tập trung xây dựng thị trường lao động ổn định, linh hoạt, đa chiều, phát triển bền vững; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng thị trường lao động, đặc biệt những vấn đề mới như chip, bán dẫn, thị trường tín chỉ carbon…,” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Trong năm 2024, ngành lao động - thương binh và xã hội sẽ phát triển hệ thống an sinh xã hội bao trùm, đa dạng, nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là người yếu thế, dân tộc thiểu số. Trong đó chú trọng vừa phòng ngừa, khắc phục, vừa thích ứng rủi ro hướng tới xây dựng mạng lưới an sinh bao trùm, bền vững, mọi người đều được tham gia và thụ hưởng thành quả xã hội.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Thị trường lao động ở Quảng Nam dần hồi phục

Hoàng Bin |

Thị trường lao động tại Quảng Nam năm 2024 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan là có nhiều doanh nghiệp đã dần thoát khỏi khủng hoảng để mở rộng quy mô sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, bên cạnh hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập mới.

Thị trường lao động, việc làm đối diện nhiều thách thức

Quỳnh Chi |

Những tháng cuối năm 2023, thị trường lao động, việc làm có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, bức tranh chung của thị trường lao động, việc làm còn đối diện nhiều thách thức.

Cải cách tiền lương, tạo cú hích cho thị trường lao động

ái vân |

Trong các đề xuất liên quan tới cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ đang đề xuất tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp; mở rộng quan hệ tiền lương; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỉ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp; bổ sung quỹ tiền thưởng...

Nụ cười đoàn viên khi nhận được lì xì ngày đầu năm mới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Nhiều đoàn viên, người lao động ở Thừa Thiên Huế phấn khởi khi nhận được lì xì của công ty trong ngày đầu đi làm năm mới Giáp Thìn 2024.

Nữ diễn viên Việt từng đóng phim Hollywood tỏa sáng ở “Mai” của Trấn Thành

Mi Lan |

Không phải Tuấn Trần, 2 nữ diễn viên Phương Anh Đào và Hồng Đào mới là những điểm sáng lớn nhất về diễn xuất trong phim “Mai”.

2 vợ chồng bị đuối nước khi bơi thuyền ra sông để chụp ảnh ở Thanh Hoá

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhóm 8 người chèo thuyền ra khu vực lòng hồ thủy điện để chụp ảnh thì không may bị lật thuyền, hậu quả khiến 2 vợ chồng bị đuối nước thương tâm.

Đầu năm mới cùng ngư dân Thái Bình vươn khơi săn lộc biển

TRUNG DU |

Thái Bình - Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, giá cá khoai lưới tăng cao ở mức 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg. Phóng viên Lao Động đã có chuyến ra khơi đầu năm cùng ngư dân ở huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đi săn loài cá được gọi là lộc biển này.

Độc đáo phiên chợ "ném nhau loạn xạ" để cầu may đầu năm mới

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cứ vào ngày Mùng 6 Tết hàng năm, người dân ở khắp các huyện như Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, TP. Thanh Hóa… lại đổ về chợ Chuộng (ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn) dự phiên chợ “choảng nhau” bằng cà chua, để cầu may cho một năm mới.

Thị trường lao động ở Quảng Nam dần hồi phục

Hoàng Bin |

Thị trường lao động tại Quảng Nam năm 2024 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan là có nhiều doanh nghiệp đã dần thoát khỏi khủng hoảng để mở rộng quy mô sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, bên cạnh hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập mới.

Thị trường lao động, việc làm đối diện nhiều thách thức

Quỳnh Chi |

Những tháng cuối năm 2023, thị trường lao động, việc làm có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, bức tranh chung của thị trường lao động, việc làm còn đối diện nhiều thách thức.

Cải cách tiền lương, tạo cú hích cho thị trường lao động

ái vân |

Trong các đề xuất liên quan tới cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ đang đề xuất tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp; mở rộng quan hệ tiền lương; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỉ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp; bổ sung quỹ tiền thưởng...