Cải cách tiền lương, tạo cú hích cho thị trường lao động

ái vân |

Trong các đề xuất liên quan tới cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ đang đề xuất tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp; mở rộng quan hệ tiền lương; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỉ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp; bổ sung quỹ tiền thưởng...

Chuẩn bị nguồn lực và thể chế để cải cách tiền lương

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh mục tiêu sớm thực hiện chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 là một “cú hích” cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.

 
Cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 là một “cú hích” cho thị trường lao động. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, lần này chúng ta tiến hành cải cách tiền lương chứ không phải chỉ là câu chuyện tăng lương bình thường. Hiện nay, các cơ quan đều đang tích cực chuẩn bị cả về nguồn lực và thể chế, chính sách thang, bảng lương để thực hiện cải cách tiền lương.

Cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương là một trong những điều mong mỏi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không chỉ ở khu vực công mà ở cả khu vực tư.

Tại Nghị quyết kỳ họp thứ 5 (tháng 6.2023), Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại kỳ họp thứ 6, dự kiến diễn ra tháng 10.

Về nhiệm vụ cải cách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đã chủ động tham mưu Thủ tướng xây dựng báo cáo lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27 của Trung ương.

Trong đó, mức tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp; mở rộng quan hệ tiền lương; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỉ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp; bổ sung quỹ tiền thưởng... Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng đề xuất phương án điều chỉnh các năm tiếp theo.

Tạo cú hích cho thị trường lao động

Trao đổi với Lao Động, TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội (nay là Uỷ ban Xã hội) của Quốc hội - cho hay, trong các nội dung cải cách tiền lương, đề xuất tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp là một cập nhật rất kịp thời từ tình hình thực tiễn.

 
Trong thời gian vừa qua có tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Theo TS Bùi Sỹ Lợi, với đề xuất này, Chính phủ đã nghiên cứu để tiếp thu thực tiễn trong việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương, đặc biệt trong thời gian vừa qua có tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư.

“Do vậy, việc cải cách tiền lương này sẽ tạo điều kiện cân bằng lại giữa mức lương giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực công từ đó giữ chân người tài và tạo ra hiệu quả, năng lực của bộ máy Nhà nước. Việc này cũng đảm bảo sự bình đẳng xã hội. Về nguyên tắc thì người lao động làm việc ở lĩnh vực nào, khu vực nào thì cũng đạt được quyền lợi tiệm cận nhau chứ không chênh lệch quá, tạo sự đồng thuận xã hội. Đây cũng là biểu hiện cho thấy chúng ta đang hội nhập, lấy mục tiêu vì con người, mục tiêu lương cao ở khu vực tư làm cái đích phấn đấu” - TS Bùi Sỹ Lợi phân tích.

TS Bùi Sỹ Lợi cũng phân tích, những khó khăn trong thị trường lao động thời gian qua do ảnh hưởng của hậu COVID-19 và tác động của nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc nghiên cứu và tiến hành chính sách cải cách tiền lương sẽ tạo một chặng đường phát triển dài hơi hơn cho cả giai đoạn sắp tới.

“Việc cải cách tiền lương cũng sẽ tạo ra một cú hích cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa như phân tích của Chủ tịch Quốc hội” - TS Bùi Sỹ Lợi nói và cho rằng, việc cải cách chính sách tiền lương cũng sẽ kích cầu tiêu dùng tốt hơn. Chính sách tiền lương sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế.

ái vân
TIN LIÊN QUAN

Ngân sách dư 263.000 tỉ đồng, cải cách tiền lương có thể áp dụng từ 7.2024

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 là một cú hích cho thị trường lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.

Tin 20h: 3 điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Sốt xuất huyết ở Hà Nội lập đỉnh, có bệnh nhân nguy kịch phải thở máy; Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương; Dạy thêm học thêm nên biến mất khỏi môi trường học đường...

Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

LƯƠNG HẠNH |

Đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỉ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện, theo Bộ Tài chính. Tới đây, nhiều điểm mới được nêu rõ trong đề án cải cách tiền lương.

Hoàn thiện dự thảo báo cáo lộ trình, phương án cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương.

Đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo công chức tăng dần mức sống

Vương Trần |

Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; đồng thời đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác.

Đã bắt được 2 phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Sau hơn 3 ngày bỏ trốn khỏi Trại giam Xuân Hà (cơ sở 2 đóng tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), 2 phạm nhân Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng đã bị bắt giữ.

Dư luận Nga về việc Tổng thống Putin tuyên bố tái tranh cử

Song Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức tuyên bố tái tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2024.

Không khí lạnh khiến Ukraina, EU điêu đứng về năng lượng

Song Minh |

Không khí lạnh gây rét đậm khiến Ukraina phải ban bố tình trạng khẩn cấp về điện, trong khi dự trữ khí đốt của EU sụt giảm.

Ngân sách dư 263.000 tỉ đồng, cải cách tiền lương có thể áp dụng từ 7.2024

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 là một cú hích cho thị trường lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.

Tin 20h: 3 điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Sốt xuất huyết ở Hà Nội lập đỉnh, có bệnh nhân nguy kịch phải thở máy; Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương; Dạy thêm học thêm nên biến mất khỏi môi trường học đường...

Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

LƯƠNG HẠNH |

Đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỉ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện, theo Bộ Tài chính. Tới đây, nhiều điểm mới được nêu rõ trong đề án cải cách tiền lương.

Hoàn thiện dự thảo báo cáo lộ trình, phương án cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương.

Đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo công chức tăng dần mức sống

Vương Trần |

Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; đồng thời đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác.