9 giải pháp phát triển thị trường lao động

HOA LÊ |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 9 giải pháp quan trọng tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” diễn ra ngày 20.8.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về thị trường lao động, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, coi lao động là hàng hóa đặc biệt để có cơ chế, chính sách phù hợp. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, đầy đủ, bền vững, hiệu quả, hội nhập quốc tế, thúc đẩy tạo việc làm bền vững, có thu nhập cao. Cùng với đó, tiếp tục nội luật hóa và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam cam kết và phê chuẩn.

Thứ hai, nắm bắt nhu cầu, phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm đang là ưu tiên hiện nay như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu… Đẩy mạnh đầu tư số hóa quản trị lao động việc làm kết nối với số hóa quản lý dân cư.

Thứ ba, chú trọng đầu tư cả về cơ chế chính sách, nguồn lực để xây dựng hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động đa tầng từ địa phương cấp tỉnh, cấp vùng tới toàn quốc, đa lĩnh vực theo ngành nghề, có các cấp trình độ khác nhau. Chính sách phải dựa trên cơ sở dữ liệu hiện tại và dự báo tương lai. “Nhiều chỉ số của thị trường lao động như tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, số việc làm được tạo ra… là những chỉ số kinh tế vĩ mô rất quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội” - Thủ tướng nói.

Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng chính sách việc làm trên nguyên tắc có tính dự báo, tầm nhìn chiến lược, chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường, xây dựng nhiêm vụ phù hợp, khả thi, hiệu quả cả ngắn hạn và dài hạn, đa dạng hoá các nguồn tín dụng để thúc đẩy tạo việc làm mới, việc làm sáng tạo, chất lượng cao, việc làm bền vững, việc làm xanh, phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa.

Thứ năm, cần quan tâm tới việc dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, địa bàn, đảm bảo có cơ cấu phân bổ lao động việc làm hợp lý trên toàn quốc. Tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi để người dân có thể làm việc tại quê hương với mức thu nhập ổn định, để NLĐ hạn chế phải xa quê hương. Triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân, NLĐ ở khu công nghiệp và các thành phố lớn. Về việc này, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị về nhà ở xã hội với mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp đến năm 2030.

Thứ sáu, đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng đào tạo những kỹ năng ngoại ngữ, tính kỷ luật, kỷ cương… để hội nhập với thị trường lao động thế giới.

Thứ bảy, thực hiện các văn bản, quy định liên quan tới thị trường lao động, Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông. “Hiện nay, chương trình phục hồi và phát triển đang dành khoảng 2.000 tỉ đồng cho việc đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm và dự kiến sẽ bố trí thêm, chủ trương của chúng ta là không tiếc kinh phí cho việc này, nhưng sử dụng trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả” - Thủ tướng lưu ý.

Thứ tám, rà soát, đánh giá sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, đề xuất mô hình liên kết vùng, xây dựng các trung tâm đào tạo vùng, trung tâm đào tạo quốc gia theo vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ chín, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; xây dựng chính sách ưu đãi cho học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đánh giá công nhận trình độ kỹ năng cho người lao động. Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại doanh nghiệp để thu hút hiệu quả lao động tại chỗ nhằm giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nhân lực cục bộ, vấn đề đứt gãy lao động phục vụ phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

HOA LÊ
TIN LIÊN QUAN

Kết nối 1.249 vị trí việc làm cho người lao động Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 21.8, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (TTDVVL) tỉnh cho biết,  phiên giao dịch việc làm lần thứ 9 đã kết nối khoảng 1.249 vị trí việc làm từ các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cho người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Công nhân mong sớm có nhiều việc làm để tăng thu nhập

Bảo Hân |

Trước tình trạng một số doanh nghiệp đang ít việc cục bộ, khiến công nhân chỉ làm việc theo giờ hành chính, nhiều người lao động và các bộ công đoàn đều mong sớm có nhiều việc làm trở lại, tăng thêm thu nhập để đảm bảo cuộc sống. 

Hội thảo chia sẻ thông tin về Việc làm thỏa đáng tại khu vực phía Nam

Kiều Vũ |

TP. Hồ Chí Minh – Ngày 11.8, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin về Khung hợp tác phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và Chương trình nghị sự về Việc làm thỏa đáng của ILO.

Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 137.000 lao động

Hạ Nguyên |

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong tháng 7, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho hơn 18,4 nghìn lao động, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Kết nối 1.249 vị trí việc làm cho người lao động Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 21.8, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (TTDVVL) tỉnh cho biết,  phiên giao dịch việc làm lần thứ 9 đã kết nối khoảng 1.249 vị trí việc làm từ các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cho người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Công nhân mong sớm có nhiều việc làm để tăng thu nhập

Bảo Hân |

Trước tình trạng một số doanh nghiệp đang ít việc cục bộ, khiến công nhân chỉ làm việc theo giờ hành chính, nhiều người lao động và các bộ công đoàn đều mong sớm có nhiều việc làm trở lại, tăng thêm thu nhập để đảm bảo cuộc sống. 

Hội thảo chia sẻ thông tin về Việc làm thỏa đáng tại khu vực phía Nam

Kiều Vũ |

TP. Hồ Chí Minh – Ngày 11.8, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin về Khung hợp tác phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và Chương trình nghị sự về Việc làm thỏa đáng của ILO.

Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 137.000 lao động

Hạ Nguyên |

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong tháng 7, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho hơn 18,4 nghìn lao động, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2021.