Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng: Bỏ trăm tỷ xây nhà cho công nhân ở miễn phí là hiếm hoi

CAO HÙNG |

Hai tháng qua, Báo Lao Động đăng loạt bài phản ánh ông Phạm Văn Tứ - Chủ tịch HĐQT Cty TNHH sản xuất chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu Thuận Phong - xin chính quyền tỉnh Tiền Giang giao (hoặc thuê) đất để xây nhà cho công nhân (CN)… Liên quan vấn đề trên, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre ông Lưu Bình Nhưỡng cho biết, ông hết sức quan tâm đến vụ việc hy hữu này…

Thưa ông, việc ông Phạm Văn Tứ - GĐ Công ty Thuận Phong - thời gian qua đã tha thiết xin chính quyền tỉnh Tiền Giang được giao hoặc thuê đất để xây nhà miễn phí cho CN, quan điểm của ông về vụ việc này thế nào? 

Tôi cho rằng, một DN, một doanh nhân dám bỏ tiền ra cả trăm tỷ đồng để làm nhà miễn phí cho CN ở miễn phí, là vô cùng hiếm hoi, có vẻ “hơi khùng”. Thường thì người ta làm nhà cho thuê, chứ ai lại đi xây dựng nhà cho ở miễn phí! Nếu các ông chủ DN đều làm như thế sẽ đạt được nhiều mục tiêu: Vừa nhân văn, vừa kinh tế, vừa hợp lòng dân, vừa đúng pháp luật, mà trực tiếp là thực hiện đúng Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25.1.2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đó được hiểu là đầu tư thông minh và nhân văn, góp phần ổn định sản xuất, xây dựng một DN nhân ái, biết chia sẻ và thu hút NLĐ tốt nhất.

Công ty Thuận Phong (KCN Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) chuyên sản xuất bánh tráng xuất khẩu, có hơn 1.900 CN. Ảnh: C.H

UBND tỉnh Tiền Giang viện nhiều lý do, chỉ chấp thuận giao 1,1ha cho Công ty Thuận Phong. Trong khi đó, nhu cầu của DN phải 1,9ha mới có thể xây nhà cho CN. Vậy, giải quyết như thế nào?

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo UBND tỉnh Tiền Giang phải thực hiện đúng Chỉ thị số 03 Thủ tướng Chính phủ, xem xét, giải quyết kiến nghị của Công ty Thuận Phong. Điều này đồng nghĩa với việc UBND tỉnh Tiền Giang phải tạo mọi điều kiện để Công ty Thuận Phong có đủ diện tích đất thực hiện dự án xây nhà cho CN.

Đây là một vụ việc điển hình. Theo thông tin tôi nhận được, tỉnh có một lô đất ngay khu công nghiệp Mỹ Tho (tháng 6.2017, nhân chuyến công tác, tôi đã trực tiếp vào khu công nghiệp này). Nếu tỉnh có quy hoạch làm nhà ở thương mại thì cần cân nhắc. Vì theo Chỉ thị số 03, trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên xây dựng nhà cho CN. Đó chính là thực hiện chủ trương của Đảng (Nghị quyết 20); chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển DN…

Mặt khác, khoản 2, Điều 6, Nghị định 100/NĐ-CP ngày 20.10.2015 của Chính phủ quy định các khu công nghiệp đã hình thành mà chưa có quỹ đất để xây nhà ở cho CN thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt (hoặc điều chỉnh quy hoạch) để bổ sung quỹ đất...

Tại KCN Mỹ Tho, còn khoảng 9.000 CN/18.000 CN đang ở nhà thuê trong các nhà trọ tồi tàn, chật hẹp, mất vệ sinh... Ảnh: C.H

Khu công nghiệp Mỹ Tho và Cụm công nghiệp Trung An đã hình thành từ lâu, nhưng hiện chưa có quỹ đất xây nhà ở cho CN… Số lượng CN đang lao động, sản xuất ở đây trên dưới 18.000 người, trong đó có hàng nghìn người rất cần chỗ ở ổn định để dồn tâm lực làm việc tốt, phát triển kinh tế địa phương và cho đất nước. Hiện sát bên khu công nghiệp Mỹ Tho và Cụm công nghiệp Trung An có khoảnh đất lớn còn trống. Nhưng tỉnh lại ưu tiên phát triển nhà ở thương mại, dịch vụ trong phần diện tích hơn 14 hecta,; chỉ dành 3,1 hecta làm nhà ở xã hội…

Theo tôi, làm vậy là không đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho CN, làm mất đi quỹ đất để khuyến khích các DN vào đầu tư nhà ở cho CN. Việc làm này có biểu hiện quá chú trọng đến việc kinh doanh nhà ở mà chưa quan tâm đến hỗ trợ DN, chăm lo cho đời sống của NLĐ – những người cần được hưởng sự ưu tiên.

Một nhà trọ tư nhân kề KCN Mỹ Tho đáp ứng nhu cầu thiếu nhà ở trầm trọng của CN. Ảnh: C.H

Mới đây, ông Phạm Văn Tứ - Chủ tịch HĐQT Công ty Thuận Phong kiến nghị tỉnh Tiền Giang quy hoạch toàn bộ 14 hecta đất tại khu dân cứ Trung An để làm quỹ đất xây nhà ở CN, theo Chỉ thị  03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quan điểm của ông về kiến nghị này ra sao?

Việc quy hoạch đất xây nhà ở xã hội cần được ưu tiên; do đó ông Phạm Văn Tứ đề nghị ưu tiên sử dụng 14 hecta đất gần khu công nghiệp làm nhà ở xã hội, thay vì làm nhà ở thương mại, là rất trúng với Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tiền Giang nên cân nhắc xem xét và quyết định.

Việc xây nhà ở thương mại chỉ nên thực hiện khi đã quy hoạch nhà ở xã hội. Như vậy mới phù hợp đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Khi CN - lực lượng cách mạng của xã hội, giai cấp đại diện cho lực lượng lao động làm ra của cải cho xã hội - không có nhà ở, phải đi thuê mướn sống lay lắt, mà ta lại đi xây nhà ở thương mại để kinh doanh, làm nhà hàng, siêu thị, trung tâm vui chơi, giải trí... là phản cảm, không thích hợp.

Chỉ thị 03, Nghị quyết 20 của Trung ương Đảng, cùng nhiều chính sách pháp luật khác của nhà nước, chính phủ đều ưu tiên cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho CN. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Tiền Giang lại kéo dài suốt 4 năm liền, chưa tạo điều kiện về đất cho Công ty Thuận Phong xây nhà ở cho CN. Ông có nhận xét gì?

Tôi thực sự không hiểu tại sao 4 năm, doanh nhân xin mua, rồi xin giao hoặc thuê đất, chỉ để xây nhà ở miễn phí cho CN mà không được tỉnh giải quyết? Liệu có uẩn khúc gì chăng? Theo tôi được biết, nhiều địa phương như Bắc Ninh, Thái Nguyên... rất quan tâm, sẵn sàng tạo điều kiện cho những người đầu tư xây nhà ở cho CN.

Đó là chính sách thông minh, cần khuyến khích. Còn nếu để đến 4 năm không giải quyết việc đó, thì quả thật rất khó bình luận. Tôi được biết, khi ông Phạm Văn Tứ thực hiện đầu tư xây dựng DN tạo công ăn việc làm và xây nhà ở cho CN tại tỉnh Bến Tre, cũng được quan tâm tạo điều kiện.

Hằng ngày, có tới hàng ngàn CN phải sống trong những nhà trọ hết sức chật hẹp. Ảnh: C.H

Lãnh đạo Tiền Giang cho rằng, tỉnh có nhiều DN, nếu DN nào cũng đề nghị chính quyền giao đất xây nhà CN, thì lấy đâu ra đất mà đáp ứng hết, nên khó đáp ứng đề nghị của Công ty Thuận Phong. Là đại biểu Quốc hội, ông nhận xét thế nào về quan điểm này của lãnh đạo Tiền Giang?

Tôi thực sự không nghĩ lãnh đạo tỉnh phát biểu về vấn đề này như vậy. Vấn đề là có thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật về hỗ trợ DN, tạo điều kiện nhà ở cho CN, NLĐ hay không; chứ nếu các DN đều làm được điều đó thì quá tốt.

Đảng, Nhà nước khuyến khích các DN xây nhà ở xã hội cơ mà, sao địa phương lại nói như vậy? Tôi cho rằng, tập thể lãnh đạo tỉnh Tiền Giang nên xem xét đồng chí nào phát ngôn như vậy để kiểm điểm, làm rõ tinh thần trách nhiệm và ý thức tuân thủ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cảm ơn ông đã dành cho báo Lao Động cuộc phỏng vấn này! 

CAO HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ DN xin xây nhà cho công nhân: UBND tỉnh Tiền Giang làm trái chỉ thị của Thủ tướng?

CAO HÙNG |

Về vụ Cty TNHH sản xuất chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu Thuận Phong (KCN Mỹ Tho) xin xây dựng nhà ở cho công nhân (CN), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo UBND tỉnh Tiền Giang xem xét giải quyết, theo Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 25.1.2017, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, ban hành. Tưởng vụ việc khép lại, nhưng thực tế lại khác, khi người ta hiểu sự việc theo hướng khác, khiến dự án xây nhà ở cho CN vẫn còn gian truân...

Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Tiền Giang tạo điều kiện cho Cty Thuận Phong xây nhà ở cho công nhân

Cao Hùng |

Ngày 21.7, Phó Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục đã ký ban hành công văn số 7663/VPCP-CN, gửi UBND tỉnh Tiền Giang. Theo Văn phòng Chính phủ, qua phản ánh của báo chí (báo Lao Động) xung quanh sự việc ông Phạm Văn Tứ xin được giao (hoặc thuê) đất để xây dựng nhà ở cho công nhân Công ty Thuận Phong, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến.

Khóc trước Chủ tịch tỉnh để xin xây nhà ở cho công nhân

CAO HÙNG |

Chuyện xảy ra ngay tại buổi “Tiếp xúc giữa Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang và doanh nghiệp” vào sáng 29.4 vừa qua. Ông Phạm Văn Tứ - Giám đốc Cty TNHH Sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong - đã bật khóc ngay trước mặt ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, chỉ vì lý do: Cty Thuận Phong xin được cấp (hoặc thuê) đất để xây dựng nhà ở cho CNLĐ, nhưng suốt thời gian dài vẫn chưa được chính quyền đáp ứng…

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Vụ DN xin xây nhà cho công nhân: UBND tỉnh Tiền Giang làm trái chỉ thị của Thủ tướng?

CAO HÙNG |

Về vụ Cty TNHH sản xuất chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu Thuận Phong (KCN Mỹ Tho) xin xây dựng nhà ở cho công nhân (CN), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo UBND tỉnh Tiền Giang xem xét giải quyết, theo Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 25.1.2017, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, ban hành. Tưởng vụ việc khép lại, nhưng thực tế lại khác, khi người ta hiểu sự việc theo hướng khác, khiến dự án xây nhà ở cho CN vẫn còn gian truân...

Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Tiền Giang tạo điều kiện cho Cty Thuận Phong xây nhà ở cho công nhân

Cao Hùng |

Ngày 21.7, Phó Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục đã ký ban hành công văn số 7663/VPCP-CN, gửi UBND tỉnh Tiền Giang. Theo Văn phòng Chính phủ, qua phản ánh của báo chí (báo Lao Động) xung quanh sự việc ông Phạm Văn Tứ xin được giao (hoặc thuê) đất để xây dựng nhà ở cho công nhân Công ty Thuận Phong, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến.

Khóc trước Chủ tịch tỉnh để xin xây nhà ở cho công nhân

CAO HÙNG |

Chuyện xảy ra ngay tại buổi “Tiếp xúc giữa Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang và doanh nghiệp” vào sáng 29.4 vừa qua. Ông Phạm Văn Tứ - Giám đốc Cty TNHH Sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong - đã bật khóc ngay trước mặt ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, chỉ vì lý do: Cty Thuận Phong xin được cấp (hoặc thuê) đất để xây dựng nhà ở cho CNLĐ, nhưng suốt thời gian dài vẫn chưa được chính quyền đáp ứng…