Công nhân quyết tâm gắn bó cùng doanh nghiệp vượt khó

Nhóm phóng viên Lao Động |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tại nhiều địa phương, công nhân đã phấn khởi quay trở lại làm việc với khí thế và quyết tâm gắn bó lâu dài để cùng doanh nghiệp vượt khó ngay từ đầu năm. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng đã có nhiều nỗ lực để thêm đơn hàng, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Nhu cầu tuyển dụng tăng

Tại Quảng Nam, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Kỳ Vĩnh - Chủ tịch Công đoàn Các khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam - cho biết, đa số các doanh nghiệp (DN) đều khai trương vào ngày mùng 6 Tết.

Quảng Nam đã làm lễ khai xuân với chương trình bốc thăm quay số trúng thưởng, lì xì đầu năm...

Theo ông Nguyễn Kỳ Vĩnh, vượt qua năm 2023 đầy khó khăn và thách thức, nhiều DN tại Quảng Nam đã giữ chân nhân lực chất lượng cao và ổn định môi trường làm việc cho NLĐ, nhiều DN dự kiến tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tuyển dụng hơn 5.000 việc làm mới trong quý I/2024.

Đại diện Công ty Germton, huyện Quế Sơn hiện có gần 3.000 công nhân cho biết, sau 2 tháng đầu của năm 2023 gặp khó khăn, DN đã dần ổn định trở lại và có đơn hàng đều đặn, đến nay đơn đặt hàng của năm 2024 đã được chốt với đối tác. Thu nhập của NLĐ trung bình từ 7-8 triệu đồng/tháng. Sắp tới, DN sẽ tuyển thêm từ 500 - 700 công nhân để mở thêm 2 xưởng mới.

“Các chương trình khai xuân, lì xì đầu năm đã thực sự tạo hứng khởi cho NLĐ trong ngày làm việc đầu năm mới. Năm 2024, DN sẽ nỗ lực hết sức để tìm kiếm đơn hàng, giữ việc làm cho công nhân, đảm bảo mức lương trung bình cao hơn hoặc bằng mức 12 triệu đồng/người/tháng như năm qua” - bà Nguyễn Thị Lệ Huyền - Giám đốc Công ty Cổ phần In, Phát hành sách và Thiết bị Trường học tỉnh Quảng Nam cho hay.

Trong khi đó, tại Cần Thơ, ông Quách Minh Thảo - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Tri - Việt (TP Cần Thơ) - cho biết, trong năm mới, công ty dự kiến, sẽ mở rộng sản xuất nên sẽ cần tuyển thêm nhiều lao động.

“Hiện tại, tình hình sản xuất đang dần cải thiện, ngoài việc có thêm đơn hàng, công ty cũng dự kiến sẽ mở thêm sản phẩm mới nên để đáp ứng nhu cần sản xuất, việc tuyển thêm lao động là điều cần thiết. Theo ước tính, công ty sẽ cần tuyển gần 100 công nhân lao động” - ông Thảo chia sẻ.

Ông Hồ Sĩ Hiền - Giám đốc Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH Một thành viên Tam Ngọc (TP Cần Thơ) - chia sẻ, dù năm vừa rồi kinh tế khó khăn nhưng tình hình sản xuất của công ty và thu nhập của công nhân đều ổn định.

Theo đó, trong năm mới này, công ty dự định sẽ mở rộng sản xuất và cần tuyển thêm khá nhiều lao động: “Năm 2024, công ty đã và đang tuyển dụng thêm công nhân để phục vụ cho kế hoạch sản xuất. Nếu mọi việc thuận lợi, dự kiến, sẽ có thêm 100 lao động được tuyển”.

Tình hình sản xuất của công ty đang dần ổn định, ông Lê Quang Chính - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Công ty TNHH Tư vấn dịch vụ thương mại sản xuất Đại Thành Huy (TP Cần Thơ) - cho biết, hiện công ty đang trong quá trình đàm phán đơn hàng, nếu thành công, dự kiến, có thể giải quyết việc làm cho khoảng 200 lao động.

“Hiện công ty đang trong quá trình đàm phán hợp đồng, nếu thành công, dự kiến, tháng 4.2024 sẽ bắt đầu tuyển dụng khoảng 200 nhân sự” - ông Chính nói.

Trao đổi cùng phóng viên Lao Động tại Tiền Giang, ông Đặng Văn Chiến - Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang - cho biết, qua nắm bắt thông tin hiện nay có các doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Lốp Advance Việt Nam, Công ty TNHH Giày APACHE Việt Nam (Khu công nghiệp Long Giang, tỉnh Tiền Giang), Công ty TNHH Freeviev Việt Nam… đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Ông Lê Võ Hữu Hạnh - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Freeviev Việt Nam - cho biết, công ty có hơn 20.000 lao động. Hiện doanh nghiệp đã có nhiều đơn hàng, mỗi tuần ít nhất có 4 ngày tăng ca. Theo đó, thu nhập từ việc làm thêm giờ tăng, thu nhập của công nhân lao động đều tăng.

“Do đã có đơn hàng nên hiện nay công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông. Hiện tại, công đoàn cơ sở đang phối hợp các đơn vị có liên quan để cung cấp thông tin để tuyển dụng lao động” - ông Hạnh cho hay.

Bà Lê Thị Ngọc Hân - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giày APACHE Việt Nam - cho biết, công ty có khoảng 7.000 công nhân lao động. Thời gian gần đây, công ty có nhiều đơn hàng, mặc dù trước Tết Giáp Thìn 2024 đã tuyển dụng lao động phổ thông nhưng có rất ít người lao động nộp hồ sơ. Do đó, thời điểm này, công ty đang phối hợp với các đơn vị có liên quan để tuyển dụng lao động.

Ưu tiên lao động có tay nghề

Ông Hồ Sĩ Hiền - Giám đốc Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH Một thành viên Tam Ngọc (TP Cần Thơ) - chia sẻ, công ty dự kiến sẽ vừa tuyển lao động phổ thông vừa tuyển lao động có tay nghề vào một số vị trí chuyên môn như quản lý, nhân viên phát triển các dòng sản phẩm, nghiên cứu…

“Hiện tại, việc tuyển dụng lao động phổ thông ở địa phương không khó, riêng lao động có tay nghề thì không dễ. Nguyên nhân là do vị trí làm việc cách xa trung tâm thành phố, mất nhiều thời gian lẫn chi phí đi lại nên khiến nhiều lao động e ngại” - ông Hiền cho hay.

Cũng theo ông Hiền, công ty đang trong quá trình sửa chữa lại dãy nhà ở cho công nhân ở xa. Nếu hoàn tất sửa chữa, dãy nhà ở này dự kiến, sẽ có thể phục vụ cho 80 - 100 công nhân lao động có nhu cầu.

Dù ưu tiên tuyển dụng lao động có tay nghề, song ông Lê Quang Chính chia sẻ việc này không dễ dàng.

“Chúng tôi ưu tiên tuyển dụng lao động đã từng làm về giày dép, sau đó là may. Do cạnh tranh tuyển dụng khá gay gắt nên chúng tôi chấp nhận nếu không tuyển được người có tay nghề sẽ phải chấp nhận việc tuyển lao động phổ thông và đào tạo lại” - ông Chính nói.

Tương tự, ông Thảo chia sẻ, độ tuổi lao động mà công ty thường tuyển vào là từ 18 - 32 tuổi, trong đó sẽ ưu tiên cho lao động có tay nghề. Nhưng do sự cạnh tranh giữa các công ty nên muốn tìm lao động có tay nghề cũng gặp khó.

Ngày 16.2, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Văn Cơ - Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Tiền Giang - cho biết, dự báo hằng năm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tuyển dụng thông qua Trung tâm sẽ khoảng 10.000-15.000 lao động. Trong đó, lao động phổ thông chiếm khoảng 70%, 30% còn lại tuyển dụng lao động phải có văn bằng, chứng chỉ.

Theo ông Cơ, nhu cầu tuyển dụng lao động đa số ở các lĩnh vực giày da, may mặc, thủy sản. Tết Giáp Thìn 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho công nhân lao động nghỉ đến ngày 19.2 (nhằm mùng 10 Tết Giáp Thìn 2024). Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để giới thiệu người lao động chưa có việc làm tìm kiếm công việc phù hợp.

Ý kiến của cán bộ công đoàn

* Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có tổng số 326 Công đoàn cơ sở (CĐCS) doanh nghiệp với 97.871 công nhân lao động (CNLĐ). Trong ngày làm việc trở lại sau Tết Giáp Thìn 2024 (tức mùng 6 Tết), đã có 191/326 CĐCS doanh nghiệp làm việc trở lại.

Trong tổng số 191 công đoàn cơ sở doanh nghiệp làm việc, tương ứng với 34.423/36.315 CNLĐ đi làm trở lại sau Tết Giáp Thìn 2024. Số CNLĐ còn lại chưa đi làm do nghỉ phép, nghỉ ốm, quê xa… được công ty tạo điều kiện cho nghỉ thêm vài ngày. Số doanh nghiệp còn lại sẽ làm việc vào các mùng 7, 8, mùng 10 Tết Giáp thìn 2024.

Sau Tết Giáp Thìn 2024, LĐLĐ tỉnh Tiền Giang đã có chỉ đạo các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và tương đương nắm bắt thông tin về việc tình hình người lao động quay trở lại làm việc.

Đồng thời, nắm bắt thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để phối hợp với các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin để người lao động chưa có việc làm tìm kiếm công việc phù hợp góp phần giải quyết thất nghiệp trên địa bàn.

Ông Lê Minh Hùng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang

Ông Lê Minh Hùng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang - trao quà cho người lao động. Ảnh: Kỳ Quan
Ông Lê Minh Hùng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang - trao quà cho người lao động. Ảnh: Kỳ Quan

* Để đảm bảo có lực lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất, công ty chúng tôi sẵn sàng nhận lao động phổ thông và đào tạo tay nghề cho họ. Theo đó, họ sẽ được nhận lương như công nhân chính thức và có kế hoạch đào tạo rõ ràng. Đặc biệt, để khích lệ tinh thần làm việc cho người mới, công ty còn có chính sách thưởng tiền năng suất nếu làm tốt.
Ông Quách Minh Thảo - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Tri - Việt (TP Cần Thơ)

* Công ty có 54 đơn hàng sản xuất nên trước Tết, chúng tôi làm việc đến 28 tháng Chạp mới nghỉ.Vì thế lãnh đạo Công đoàn và công ty thống nhất cho NLĐ ăn Tết đến mùng 6 mới khởi động sản xuất năm mới. Đó cũng là không khí chung tại nhiều KCN trên vùng đất Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bà Phùng Thị Lý Ngọc - Chủ tịch CĐCS Cty Cổ phần Thủy sản Trường Giang (KCN Sa Đéc, Đồng Tháp)

Nhóm phóng viên Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Agribank triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Nguyệt Hồ |

Hàng nghìn tỷ đồng đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vay ưu đãi bằng việc giảm lãi suất, giãn nợ, khoanh nợ, cho vay mới... Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khủng hoảng, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Tôn vinh kịp thời, tiếp tục khích lệ doanh nghiệp vượt khó, đóng góp cho đất nước

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” là sự kiện thường niên do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức từ năm 2014, giao Báo Lao Động triển khai. Năm 2023, chương trình được tổ chức lần thứ IX, vinh danh các doanh nghiệp giữ được nhịp tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn hậu COVID-19.

Doanh nghiệp vượt khó, đảm bảo việc làm cho người lao động

Cường Ngô |

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn khó khăn, thách thức, nhưng nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng mới, chắt chiu từng đơn hàng cũ để có những kết quả kinh doanh ấn tượng, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 23.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên họp về công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023.

Công ty Công trình Giao thông Đồng Nai liên tiếp chậm trả lãi 4 kỳ trái phiếu

Anh Kiệt |

Số tiền lãi CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai chậm thanh toán đến nay với lô trái phiếu DGTH2224001 là 32 tỉ đồng.

Tìm việc sau Tết 2024, cần nắm rõ quy định gì để đảm bảo quyền lợi?

Nhóm PV |

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm nhiều người lao động chọn nghỉ việc, tìm việc mới khi đã nhận thưởng Tết ở công ty cũ và họ khởi đầu một năm làm việc tại nơi mới. Vậy khi chuyển việc, người lao động cần nắm các quy định nào để đảm bảo quyền lợi cho mình? Để làm rõ về vấn đề này, chúng tôi có buổi trò chuyện với bà Vũ Thuỳ Trang - PGĐ Công ty Luật TNHH YouMe (Đoàn LS TP. Hà Nội).

Vé số Tết ngồi không cũng đắt khách, đi bán dạo 3 tiếng là hết hàng

YẾN PHƯƠNG |

Những người bán vé số Tết trên địa bàn TP Cần Thơ vui mừng vì buôn bán khởi sắc và luôn hết hàng từ sớm, bởi thói quen mua vé số để lấy may dịp đầu năm của khách hàng.

Video cận cảnh thời khắc 3 ôtô va chạm trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thế Kỷ |

Vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn sáng nay (18.2) khiến 3 người thương vong.

Agribank triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Nguyệt Hồ |

Hàng nghìn tỷ đồng đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vay ưu đãi bằng việc giảm lãi suất, giãn nợ, khoanh nợ, cho vay mới... Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khủng hoảng, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Tôn vinh kịp thời, tiếp tục khích lệ doanh nghiệp vượt khó, đóng góp cho đất nước

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” là sự kiện thường niên do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức từ năm 2014, giao Báo Lao Động triển khai. Năm 2023, chương trình được tổ chức lần thứ IX, vinh danh các doanh nghiệp giữ được nhịp tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn hậu COVID-19.

Doanh nghiệp vượt khó, đảm bảo việc làm cho người lao động

Cường Ngô |

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn khó khăn, thách thức, nhưng nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng mới, chắt chiu từng đơn hàng cũ để có những kết quả kinh doanh ấn tượng, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 23.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên họp về công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023.