BÀI DỰ THI VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Chuyện về một nữ thủ lĩnh của công nhân

LÊ TUYẾT |

Gặp chị Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Công đoàn Cty Sae Hwa Vina lần đầu, thật khó hình dung người phụ nữ nhỏ nhắn, khuôn mặt thường trực nụ cười vô tư ấy lại là người đã cùng với 676 đoàn viên, công nhân từng làm việc tại Cty này thắng kiện trong vụ án chưa có tiền lệ, đòi được gần 4 tỉ đồng tiền lương sau gần 5 năm.

Làm công đoàn không phải dễ

Nói là hẹn gặp nhưng thực ra là tôi “đón đường” khi chị đang trên đường trở về nhà ở huyện Củ Chi. Từ quán càphê trên đường Tô Ký (quận 12), chị còn phải chạy xe máy gần 1 giờ đồng hồ nữa mới về tới nhà. Tôi tỏ vẻ ái ngại đường xa, chị cười: “Chuyện nhỏ mà cưng”. Từ “chuyện nhỏ” được chị nhắc lại nhiều lần trong cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, dù những việc chị đã làm cho đoàn viên, người lao động, chủ doanh nghiệp Cty Sea Hwa Vina khiến nhiều người nể phục.

Chị Cúc bắt đầu từ kế toán viên ở Cty Sae Hwa Vina vào năm 2001, khi đó, Cty thành lập được hơn năm, mọi thứ mới chỉ bắt đầu, chị nhớ lại: “Khi đó mình mới 25 tuổi nhưng được cái lợi thế tính vui vẻ nên được anh chị em tín nhiệm bầu vào ban chấp hành CĐ (công đoàn) Cty, làm thư ký cho chủ tịch CĐ, phụ trách sổ sách, giấy tờ. Hồi ấy, mình thấy làm CĐ đơn giản lắm như việc đi phát quà cho anh chị em CN vào những ngày cuối năm”.

Mọi thứ toàn màu hồng cho đến những năm 2009 - 2010, Cty bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, làm ăn thua lỗ, nội bộ lục đục, CN ngừng việc liên miên, nhân sự chủ chốt lần lượt ra đi, chị mới hiểu, làm CĐ không phải dễ! Chủ tịch CĐ của Cty xin nghỉ việc, chị Cúc được bầu vào vị trí ấy. Giữa lúc rối ren, trách nhiệm của chị càng nặng nề.

Chị nhớ lại cuộc ngừng việc tập thể đầu tiên: “Mình làm kế toán nên biết rất rõ tài chính của Cty, thực sự là lúc đó Cty không còn tiền để trả lương cho CN nhưng giám đốc nói thì CN không tin. CN bỏ việc yêu cầu thanh toán lương, là chủ tịch CĐ, mình vừa giải thích, vừa vận động anh chị em quay trở lại làm việc. Cùng với đó, mình làm việc với ban giám đốc, tìm mọi nguồn tài chính có thể, đặt điều kiện với ban giám đốc phải ưu tiên giải quyết tiền lương cho CN. Sau đó, tình trạng này kéo dài liên tục, hầu như tháng nào CN cũng ngừng việc tập thể đòi lương, đến nỗi, một anh CN thấy mình liền bảo “thấy mặt Cúc là biết bị nợ lương rồi”.

Chưa kể, khi cơ quan chức năng của huyện Củ Chi xuống hỗ trợ giải quyết các cuộc ngừng việc tập thể, ban giám đốc thường… biến mất! Ông Kong Wan Sik - Tổng Giám đốc của Cty, thường đẩy cho các “ông phó” ra làm việc với cơ quan chức năng, nhưng các “ông phó” lại không quyết được việc gì, càng làm mọi thứ phức tạp thêm. Lúc đó, chính chị Cúc phải đi thuyết phục ông Kong. Chị kể: “Mình phải nói rõ là cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ muốn hỗ trợ ông giải quyết vấn đề, không ai bắt phạt gì ông cả, sự việc này là ngoài ý muốn của ông. Tôi thuyết phục mãi, cuối cùng ông ấy cũng chịu xuất hiện để đàm phán”.

“Mình mà bỏ thì lấy ai làm…”

Khi Cty lâm vào cảnh khó khăn, nhiều nhân lực chủ chốt ra đi để tìm kiếm cơ hội mới tốt hơn, ngay cả CN, từ 1.500 người cũng giảm xuống còn 677 người thì chị Cúc vẫn ở lại. Khi Cty đóng cửa, CN tứ tán khắp nơi, chị vẫn kiên trì bám trụ, hỗ trợ cơ quan chức năng làm thủ tục khởi kiện, hỗ trợ ông Kong Wan Sik các giấy tờ để làm thủ tục bán xưởng, giải quyết tiền lương cho CN.

Thời điểm đó, nhiều đồng nghiệp giới thiệu cho chị chỗ làm mới kèm lời khuyên thôi cái chức chủ tịch CĐ “có tiếng mà không có miếng”, nhưng chị chỉ cười: “Lúc thuận lợi, chủ DN tuyển người dễ, giờ khó khăn, ai dám vào đây làm. Trong khi đó, mình làm kế toán trưởng, bỏ đi lúc này, Cty sẽ rất khó khăn. Còn cái “chức to”, từ lâu tôi đã xác định, làm là để hỗ trợ anh chị em CN, chứ không màng đến lợi lộc nên dù thuận lợi hay khó khăn cũng chẳng khác mấy”.

Một lý do để chị gắn bó với Cty, ấy là chị nhớ đến cái nghĩa, cái tình của ông Kong Wan Sik đối đãi với CN. Khi Cty kinh doanh thuận lợi, lương, thưởng luôn trả đầy đủ. Ngoài ra, mỗi quý, mỗi tháng, lợi nhuận cao, ban giám đốc còn thưởng năng suất. Ngày tất niên, CN thực hiện tốt chuyên cần được tặng một chỉ vàng, CN có thâm niên làm việc tốt được thưởng hai chỉ vàng. Thấy con CN gửi trẻ vất vả, ông cho xây luôn nhà trẻ, công ty “bao” hết từ tiền ăn đến học phí, lương giáo viên... Những CN ở tỉnh xa, ông bố trí ở trong các nhà lưu trú miễn phí, điện nước tính luôn vào chi phí Cty. Chị bảo: “Chính những nghĩa tình đó mà suốt nhiều năm trời dù sản xuất lay lắt, dù dùng có đình công nhưng CN vẫn thương và gắn bó với Cty”.

Nhớ lại lần nhận lương cuối cùng trước khi công ty đóng cửa, chị bần thần: “27 tết, 677 người, mỗi người được ứng 1 triệu đồng. Tôi làm kế toán nên biết rõ, ông ấy đã vét sạch túi, bán cả xe cá nhân để có được số tiền này. Cầm 1 triệu đồng, chúng tôi ứa nước mắt nhưng không ai bảo ai đều lặng lẽ ra về, hy vọng năm sau mọi thứ sẽ khá hơn! Nhưng cái năm sau đó không đến, ngày mùng 6 tết, tháng 2 năm 2013, Cty đóng cửa, ban giám đốc không xuất hiện và mọi việc kiện tụng kéo dài cho đến tháng 3.2017”.

Thương không biết để đâu cho hết

Nói về quãng thời gian gần 5 năm theo đuổi vụ kiện, đòi lương cho 677 người lao động, chị bảo: “Nếu không có sự hỗ trợ của các anh chị ở LĐLĐ huyện Củ Chi, anh Sang (ông Nguyễn Thanh Sang - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Củ Chi - PV), chị Thu (bà Nguyễn Thị Ánh Thu - nguyên Chủ tịch LĐLĐ huyện Củ Chi - PV), thì vụ việc khó có thể thành công được”. Nhiệm vụ đầu tiên của chị khi tiến hành vụ kiện là thu nhập chữ ký của CN. Khi đó, CN đã tứ tán khắp nơi, chị phải tận dụng mọi kênh để thu thập được chữ ký. Người nào chị biết nhà trọ thì tới tận nhà, những CN ở xa, chị thông báo qua điện thoại, facebook. Có được ủy quyền của CN, chị ủy quyền lại cho LĐLĐ huyện Củ Chi tiến hành khởi kiện. Để củng cố chứng cứ, cần có bảng lương của CN, chị đến Cty trích xuất tài liệu, rồi thuyết phục ông Giám đốc Kong Wan Sik ký vào bảng lương, đóng dấu đỏ công ty, nộp cho tòa. “Ban đầu, ông giám đốc không đồng ý, ông ấy không chịu ra mặt, tôi phải thuyết phục. Sau ông ấy đồng ý và phối hợp nhiệt tình, vì thế vụ kiện không đưa ra xét xử mà dừng ở mức hòa giải thành” - chị Cúc chia sẻ.

Không những thế, chị còn tới lui để kiểm tra tài sản của Cty, tránh bị mất cắp, tẩu tán. Một lần chị phát hiện tài sản bị mất, trưởng ca bảo vệ gọi điện mời chị đi uống nước để thương lượng, chị không đồng ý và tiếp tục khiếu nại lên ngân hàng. Sau đó, tình trạng mất đồ mới chấm dứt.

Suốt thời gian đó, chị Cúc còn làm việc gần như không lương cho ông Kong Wan Sik, hỗ trợ thủ tục, hoàn chỉnh giấy tờ công nợ… để ông bán xưởng. Chị bộc bạch: “Chỉ vì ông ấy quá tin người, quản trị yếu nên Cty mới ra vậy. Tôi luôn nghĩ, mình mất việc nhưng vẫn có nhà, có chồng, có con ở đây, còn ông ấy một thân một mình ở đất khách quê người nên tôi giúp được gì là giúp hết sức”.

Được hỏi: “Khi nhớ lại quãng thời gian đã qua, điều gì làm chị lo lắng nhất?”, chị trả lời ngay, không chút đắn đo: “Sợ kiện không thành, sợ anh chị em thất vọng. Thương không biết để đâu cho hết”. Chị chân tình: “Khi LĐLĐ huyện Củ Chi thông báo có tiền, tôi run lên vì mừng. Anh chị gọi tới tấp, giọng ai cũng hào hứng, phấn khởi. Cảm giác hạnh phúc ấy thật khác biệt, sẽ không bao giờ tôi quên”.

Còn điều tiếc nhất trong vụ việc này, chị thở dài: “Nếu lúc đó, cơ quan BHXH huyện Củ Chi quyết liệt hơn thì khoản nợ BHXH, BHTNcủa Cty đã được giải quyết, quyền lợi của anh chị em sẽ cao hơn, chứ không chỉ là tiền lương”. Chia sẻ về điều chị tâm đắc nhất, chị mỉm cười, trên khuôn mặt lộ vẻ hài lòng và cả sự hàm ơn: “Đó là sự hỗ trợ nhiệt tình của các cấp ngành đối với quyền lợi CN. Sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, đặc biệt là TAND huyện Củ Chi. Bởi đây là một vụ việc chưa có tiền lệ, nếu tòa án không linh động, không đặt quyền lợi của người lao động lên trên hết thì sự việc có lẽ vẫn chưa được giải quyết”.

 

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.