CUỘC THI "VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG"

Chuyện một người Jơ Rai được gặp Bác Hồ năm 1946

NGUYỄN VĂN CHIẾN |

Ông KSor Ní là những trí thức đầu tiên của dân tộc Jơ Rai đi làm cách mạng. Sinh tại buôn Thăm, xã Ia Trok (huyện Ia Pa), ông nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước giải phóng.

Cuộc đời của ông đã kinh qua nhiều trọng trách, song điều quý nhất là ông đã để lại những sản phẩm tinh thần, về ý chí và tấm lòng thủy chung, son sắt theo Đảng, theo cách mạng và gieo những hạt mầm xanh trên đất Tây Nguyên mà đồng bào Jơ Rai trên quê hương ông mãi mãi bước theo.

Nhớ mãi lời Bác dặn năm 1946

Ông Ksor Ní kể: Năm 1946, từ buôn Thăm, ông được cử ra Hà Nội dự Đại hội Thanh niên các dân tộc Việt Nam. Ra đến thủ đô, ông nghe Đài phát thanh của Pháp nói đại ý là: Người dân Tây Kỳ (Tây Nguyên) niềm nở đón tiếp quân Pháp xâm chiếm Tây Kỳ. Ông bảo là mình nghe đài Pháp nói thế thì tức lắm vì sự thật không đúng như vậy.

Người dân Tây Nguyên luôn một lòng theo cách mạng, đoàn kết đánh đuổi giặc Pháp, thế mà đài của chúng lại nói ngược lại. Thế là sẵn biết tiếng Pháp, nói và nghe được tiếng Pháp, Kso Ní - chàng trai Tây Nguyên khi ấy mới 22 tuổi đang ở giữa lòng Hà Nội lúc ấy đã viết ngay một bài báo bằng tiếng Pháp và ông gửi cho báo Lơ-Pớp (tiếng Pháp có nghĩa là Nhân Dân) phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của đài phát thanh Pháp; cổ vũ, động viên đồng bào Tây Nguyên đánh giặc giữ buôn làng.

Khi bài viết của ông được báo Lơ-Pớp đăng, Bác Hồ đã cho gọi ông vào Bắc Bộ Phủ. Ông nói rằng, đó là một buổi chiều lịch sử và mãi mãi theo ông trong cả cuộc đời đi làm cách mạng của mình.

Ông kể rằng, hôm ấy là một buổi chiều cuối thu năm 1946, đồng chí Y Ngông Niê Kdăm (cố Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội) gặp ông và nói: “Em được vào Bắc Bộ Phủ để gặp Hồ Chí Minh”. Thế là ông đi theo Y Ngông Niê Kdăm vào Bắc Bộ Phủ. Khi gặp Bác ở phòng làm việc, ông xúc động quá, cứ phải bám riết lấy Y Ngông.

Ông nói chậm nhưng rành rọt: “Được Bác bắt tay, tôi rất xúc động và cho đến bây giờ, đã qua hơn 60 năm nhưng tôi cảm nhận như đôi bàn tay của Bác vẫn luôn ấm nóng, tròn đầy tình thương của vị lãnh tụ đối với một thanh niên người dân tộc thiểu số như tôi”.

Nhớ lại buổi gặp Bác đầu tiên ấy, ông kể: “Bác ngồi trước mặt chúng tôi, ân cần hỏi thăm sức khoẻ, hỏi thăm gia đình hai chúng tôi. Anh Y Ngông chỉ vào tôi rồi giới thiệu với Bác: “Đây là anh KSor Ní, là thanh niên dân tộc Jơ Rai”. Bác cười, gật đầu. Tôi cứ sững sờ nhìn Bác. Bác gần gũi và thân tình quá, tự nhiên tôi không còn e ngại nữa.

Bác hỏi thăm sức khỏe của mọi người ở Nha dân tộc Trung ương. Đồng chí Y Ngông báo cáo rằng: “Thưa Bác, giặc Pháp đã chiếm mất Tây Kỳ rồi ạ”. Bác nói: “Bác biết rồi” và thấy nét mặt của Bác thoáng buồn. Lúc ấy, Kso Ní xen vào: “Thưa Bác, ta có đánh Pháp để giải phóng Tây Kỳ không ạ”. Bác đứng dậy cầm tay hai chúng tôi rồi nói: “Phải đánh”. Rồi Bác đưa bàn tay lên ý nói là bàn tay có năm ngón nếu thiếu một ngón thì không còn là một bàn tay. Cũng như cả nước Việt Nam, Việt Nam độc lập thì Tây Kỳ cũng được hưởng hạnh phúc do nền độc lập của tổ quốc đem lại.

Nghe Bác Hồ nói vậy, tôi và anh Y Ngông đều rất phấn khởi. Bác khuyên chúng tôi cố gắng học tập, chăm lo giữ gìn sức khoẻ và làm công tác cách mạng tốt hơn. Từ bé học ở Trường của Pháp toàn viết và nói tiếng Pháp, song nghe lời Bác dạy bảo, chỉ sau ba tháng, tôi đã biết đọc, biết viết tiếng phổ thông và được làm việc trong Phòng Văn xã của Nha Dân tộc Trung ương tại Hà Nội.

Ngày 15 tháng 12 năm 1946, trước lúc Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến 4 ngày, tôi được vinh dự kết nạp vào Đảng. Thế là từ một thanh niên trí thức người dân tộc thiểu số, được giác ngộ cách mạng, tôi đã trở thành một đảng viên cộng sản”.

Từ ngày được gặp Bác Hồ, ông luôn tâm niệm phải sống để xứng đáng với niềm tin của Bác đối với đồng bào Tây Nguyên. Khi trở về quê hương tỉnh Gia Lai trong những tháng năm kháng chiến gian khổ, điều đầu tiên ông nói cho bà con biết đó là Bác Hồ và Đảng. Từ đó trở đi, người đảng viên KSor Ní một lòng đi theo cách mạng suốt chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Cách mạng đổi đời người Jơ Rai

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông vẫn nhớ đến từng chi tiết cuộc đời của mình và người dân tộc Jơ Rai ở Tây Nguyên quê ông trong những tháng năm gian khổ nhưng một lòng theo cách mạng. Ông kể: cùng chung số phận của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thời bấy giờ, gia đình ông rất nghèo. Các ngôi nhà trong buôn làng bấy giờ tuềnh toàng lắm, đàn ông đóng khố cởi trần, đàn bà khi lấy chồng có con là trên người chỉ còn độc một cái váy và cũng ở trần như đàn ông.

Cuộc đời của ông đã kinh qua nhiều trọng trách ở tỉnh Gia Lai, song điều quý nhất là ông đã để lại những sản phẩm tinh thần, về ý chí và lòng quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng và gieo những hạt mầm xanh trên đất Tây Nguyên mà đồng bào Jơ Rai trên quê hương ông mãi mãi bước theo.

Các con của ông đều nối gót truyền thống cách mạng của gia đình. Trong số đó có đồng chí Kso Phước - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Kso Nham - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai hiện nay là Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật - Hậu cần Bộ Công an.

Trước khi chia tay chúng tôi, ông Kso Ní đã đọc bài thơ bằng tiếng Jơ Rai ông viết để tuyên truyền cho đồng bào Tây Nguyên trong những năm tháng kháng chiến cùng cách mạng. Giọng của ông còn đầy nhiệt huyết: “Hồ Chí Minh anh dũng phi thường! Hồ Chí Minh có chủ trương, đường lối đúng đắn. Chúng ta tuyên truyền cho mọi người biết, tên người như Vàng? Hồ Chí Minh là người điều khiển chế độ chúng ta? Người Jơ Rai, người Tây Nguyên quyết một lòng đánh Pháp”. Đọc xong những câu thơ trên, ông đứng dậy đưa bàn tay phải đặt vào bên ngực trái rồi nói: “Đảng, Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi”.

Giữa những ngày tháng 5.2018, trong một ngôi nhà nhỏ nằm trên đường Phan Đình Phùng của thành phố Plei Ku, ông Kso Ní đón đứa chắt ngoại từ tay người con gái út, nét mặt ông rạng ngời nhìn lên tấm ảnh Bác Hồ treo trang trọng ở giữa nhà. Tôi nhìn sang bên kia đường là Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai - Kon Tum, những nhánh mai vàng vẫn rực rỡ giữa đất trời Tây Nguyên bất khuất.

Ra đi từ buôn Thăm, trên đường theo cách mạng, với những điều được trải nghiệm, ông KSor Ní càng thấy rõ hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi dân tộc đều không thể tách rời hạnh phúc chung của cả đất nước.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi “Viết về người lao động - viết cho người lao động”

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in Báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

BBT BÁO LAO ĐỘNG

NGUYỄN VĂN CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.