Chính phủ yêu cầu xây dựng thang bảng lương, phụ cấp với giáo viên

Gia Huy |

Theo đại biểu Quốc hội, việc tăng lương cho giáo viên có ý nghĩa rất lớn lao; không chỉ cải thiện thu nhập cho nhà giáo mà còn mang ý nghĩa quyết định trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành giáo dục.

Xây dựng thang bảng lương theo vị trí việc làm

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP ngày 20.3.2024 về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá SGK, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí xuất bản, phát hành để giảm giá SGK. Sửa đổi, bổ sung quy định về thực nghiệm, phê duyệt và lựa chọn SGK.

Bộ GDĐT cũng được yêu cầu nghiên cứu quy định tiêu chuẩn đối với giáo viên một số môn nghệ thuật ở các cấp học phổ thông; nghiên cứu, thí điểm mô hình liên kết đào tạo các môn học chuyên biệt (Ngoại ngữ, Tin học, Nghệ thuật).

Chính phủ yêu cầu Bộ GDĐT đề xuất, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng thang bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi theo nghề (nếu có) đối với viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có đội ngũ giáo viên phổ thông, mầm non).

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi của nhà giáo theo đúng chủ trương và lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước.

Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, cấp phát ngân sách Nhà nước đối với cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục phổ thông công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách.

Tăng lương, phụ cấp cho giáo viên cần được thực hiện cấp bách

Ngày 21.3, trao đổi với Lao Động về vấn đề này, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, cải cách tiền lương là việc làm rất ý nghĩa, nhân văn, đảm bảo đời sống cho người lao động, có ý nghĩa then chốt trong nâng cao năng suất lao động khu vực công. Theo đại biểu, “có thực mới vực được đạo” là câu tục ngữ rất thấm thía của ông cha ta. Chúng ta khó có thể đòi hỏi đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nếu như không đổi mới tiền lương cho giáo viên theo hướng tăng lên.

Đại biểu cho rằng, lương giáo viên thấp và chưa tương xứng với trọng trách nghề nghiệp cũng như công sức của giáo viên là một thực trạng đáng trăn trở hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều hệ lụy: Giáo viên bỏ nghề, chuyển nghề do áp lực cơm áo gạo tiền mà đồng lương không đáp ứng, việc lạm dụng tổ chức dạy thêm tràn lan, ép buộc học sinh không có nhu cầu, nguyện vọng buộc phải đi học thêm; sự chểnh mảng trong nghề nghiệp vì phải dành nhiều thời gian lo công việc “tay trái” để có thêm thu nhập…

Việc khó tuyển sinh ở khối các trường sư phạm, khó thu hút, giữ chân nhân tài, khó động viên đội ngũ giáo viên toàn tâm toàn ý, dồn hết tâm huyết cho công việc... Thậm chí thu nhập ít ỏi từ lương giáo viên cũng phần nào ảnh hưởng đến vai trò và vị thế nhà giáo trong xã hội... Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục và đào tạo.

Do vậy, việc tăng lương cho giáo viên có ý nghĩa rất lớn lao; không chỉ cải thiện thu nhập cho nhà giáo mà còn mang ý nghĩa quyết định trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành giáo dục - đây cũng là nhân tố cốt lõi, quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thiếu giáo viên và ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Cho nên, không chỉ đội ngũ công tác trong ngành giáo dục mong chờ việc cải cách tiền lương của ngành giáo dục mà xã hội đều kỳ vọng đây là một trong những giải pháp hiệu quả và nhân văn để phát triển giáo dục trong thời gian tới.

Còn đại biểu Hà Ánh Phượng (Đoàn Phú Thọ) nêu thực trạng nhiều giáo viên phải nghỉ việc, chuyển việc, làm thêm việc khác nên chưa tròn vai và tâm huyết với nghề. Vì vậy, đại biểu có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học giai đoạn hiện nay.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng nhấn mạnh, khi cải cách tiền lương, ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương. Khi đó xã hội phấn khởi, các viên chức, nhất là giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi.

Gia Huy
TIN LIÊN QUAN

Bỏ cao đẳng, chỉ đại học và tăng lương cho giáo viên mầm non là tất yếu

Lê Thanh Phong |

Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định, việc sẽ không còn trường cao đẳng sư phạm là quan điểm thống nhất. Việc dừng đào tạo sư phạm mầm non trình độ cao đẳng là cơ hội để phát triển. Nâng lên đại học sư phạm còn là cơ sở để tăng lương cho giáo viên mầm non.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị sớm tăng lương cho giáo viên

Cường Ngô - Trần Vương |

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng cần sớm có sự điều chỉnh tăng lương, chế độ chính sách, nhà ở công vụ, phụ cấp ưu đãi và các giải pháp khác đồng bộ khác.

Hiện trạng dòng sông Nhuệ tại Hà Nội trước khi được hồi sinh

Nhật Minh |

Nhiều năm nay, dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng, nước sông đen kịt và ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.

Tuyển sinh 2024 - Thí sinh đắn đo chặng đua nước rút

Thanh Hằng |

Trên chặng đua nước rút thi vào đại học, nhiều thí sinh bày tỏ sự băn khoăn khi lựa chọn ngành học, lo lắng về khả năng đỗ do các trường thay đổi cách thức xét tuyển trong kỳ tuyển sinh năm nay.

Tái diễn tình trạng tro bụi từ nhà máy xay xát phủ kín các hộ dân ở Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

Sau gần 1 năm bài đăng Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa Thành Tiền trên Lao Động điện tử (ngày 11.4.2023), trở lại khu vực này những ngày giữa tháng 3.2024, hình ảnh những vườn cây ăn trái phủ trắng lớp bụi, nhà ở phải đóng kín cửa vì có nhiều tro, bụi ở khu vực này vẫn tái diễn.

Nhiều hình thức cờ bạc bủa vây tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Thơm Cao |

Tại các quán nước ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, có nhiều loại hình cờ bạc ăn tiền với những thủ đoạn rất tinh vi.

Lời bào chữa cho ông Troussier nhỏ dần

Tam Nguyên |

Tỉ lệ người nỗ lực tìm cách bào chữa cho huấn luyện viên Philippe Troussier sẽ nhỏ dần và không còn nếu chính ông nhấn nút… “tự hủy”.

Cập nhật giá vàng sáng 23.3: Ồ ạt giảm, vàng nhẫn mất mốc 70 triệu đồng/lượng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.3: Tính đến 6h, giá vàng SJC trong nước được các đơn vị kinh doanh niêm yết ở ngưỡng cao, 77,7 - 79,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn 9999 quanh ngưỡng 67,8-69,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco lúc 0h ngày 23.3 điều chỉnh xuống mức 2.162,7 USD/ounce.

Bỏ cao đẳng, chỉ đại học và tăng lương cho giáo viên mầm non là tất yếu

Lê Thanh Phong |

Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định, việc sẽ không còn trường cao đẳng sư phạm là quan điểm thống nhất. Việc dừng đào tạo sư phạm mầm non trình độ cao đẳng là cơ hội để phát triển. Nâng lên đại học sư phạm còn là cơ sở để tăng lương cho giáo viên mầm non.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị sớm tăng lương cho giáo viên

Cường Ngô - Trần Vương |

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng cần sớm có sự điều chỉnh tăng lương, chế độ chính sách, nhà ở công vụ, phụ cấp ưu đãi và các giải pháp khác đồng bộ khác.