Biến đổi khí hậu, thiên tai có thể gây thiệt hại 13% GDP của Việt Nam vào năm 2030

Quế Chi |

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Dự báo, biến đổi khí hậu và thiên tai có thể gây thiệt hại lên tới 13% GDP của Việt Nam vào năm 2030.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Các giải pháp triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh trong hệ thống công đoàn, góp phần phát triển bền vững của doanh nghiệp” diễn ra ngày 11.6, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết, sau những năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.

Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt  Nam - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quế Chi
Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quế Chi

Tại Việt Nam, lượng chất thải nhựa phát sinh khoảng 1,83 triệu tấn/năm; khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng hơn 61.000 tấn/ngày, trong đó có tới 71% tổng lượng chất thải (tương đương 43 nghìn tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; nhiều tài nguyên hiện đang suy giảm nghiêm trọng. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Dự báo, biến đổi khí hậu và thiên tai có thể gây thiệt hại lên tới 13% GDP của Việt Nam vào năm 2030.

Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã xác định: Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững. Đây là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Thực hiện Quyết định số 882/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 365/KH-TLĐ ngày 9.10.2023 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 trong các cấp công đoàn. Kế hoạch đã tập trung vào 8 nhóm giải pháp cụ thể, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế các cấp cấp công đoàn triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, ông Phan Văn Anh cho biết, qua 6 tháng triển khai Kế hoạch số 365/KH-TLĐ ngày 9.10.2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mới có 20 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và 3 Công đoàn ngành trung ương xây dựng Kế hoạch thực hiện gửi về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

“Như vậy, việc triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh trong các cấp công đoàn chưa phát huy tiềm lực, tận dụng cơ hội để thực hiện. Công đoàn với lực lượng trên 11 triệu đoàn viên, 17 triệu người lao động đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức của người lao động, thúc đẩy lối sống xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, ý thức tiêu dùng và mua sắm xanh. Từ đó thúc đẩy kinh tế xanh, sản xuất xanh và phát triển bền vững” - ông Phan Văn Anh nói.

Vẫn theo ông Phan Văn Anh, hoạt động của các cấp Công đoàn vừa được lồng ghép tốt hơn với vấn đề phát triển bền vững và tăng trưởng xanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhưng cũng phải hết sức thiết thực, mang tính khả thi cao và đến được với người lao động để từ nhận thức chuyển thành ý thức và hành động tự giác của người lao động. Làm được điều này chính là thể hiện vai trò và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, cũng như thực hiện tinh thần đổi mới nội dung, phương thức, hoạt động Công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị.

ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, cán bộ công đoàn. Ảnh: Quế Chi

Hội thảo nhằm nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, xác định những nội dung phù hợp với hoạt động công đoàn, để có thể chủ động hoặc lồng ghép, triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Sử dụng nguồn nước hợp lý trước thách thức của biến đổi khí hậu

NHẬT HỒ |

Khô hạn, nắng nóng, kiệt nước… sẽ không dừng lại ở năm 2024. Nguồn nước cho ĐBSCL được dự báo sẽ khó khăn, nhất là vùng này chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Đảm bảo việc làm cho người lao động trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Phong Linh |

Ngày 17.4, tại UBND TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè tiếp và làm việc với các Phó Đại sứ nhóm G4 (gồm 4 nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ) đến tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề nước của sông Mekong, tình hình sạt lở, biến đổi khí hậu.

Thủ tướng nhấn mạnh "3 cùng", khẳng định đủ điện trong thực hiện tăng trưởng xanh

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp; cam kết không để thiếu điện trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.

Đoàn viên công đoàn khó khăn được hỗ trợ kịp thời từ kinh phí Công đoàn

Thành Nhân |

Từ kinh phí công đoàn, tổ chức công đoàn đã thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn trong lúc khó khăn đột xuất… Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động chăm lo khác cho người lao động cũng như tổ chức các phong trào thi đua do Công đoàn phát động.

Tái diễn cảnh chen chúc chờ đợi mua vàng miếng SJC ở TPHCM

NGỌC LÊ - NHƯ QUỲNH |

Ngày 12.6, hàng trăm người dân lại xếp hàng dài trước trụ sở Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Quận 3 để mua vàng miếng SJC.

TPHCM rà soát quỹ đất quanh các tuyến metro để khai thác tái đầu tư hạ tầng

Huyền Trân |

TPHCM sẽ rà soát quỹ đất phù hợp để khai thác, phát triển khu vực xung quanh nhà ga tuyến Metro số 1, số 2, các nút giao thông với đường Vành đai 3 để triển khai thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội.

10 cán bộ, lãnh đạo cấp thôn đến huyện ở Thái Bình bị bắt giam vì đất đai

TRUNG DU |

Thái Bình - Từ vụ việc sai phạm liên quan công tác quản lý, sử dụng đất đai ở xã Hồng An bị phanh phui hồi tháng 2, đến nay qua 3 giai đoạn điều tra chính, đã có tổng cộng 10 người là cán bộ, lãnh đạo từ cấp thôn đến cấp huyện ở huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam.

Việt Nam nêu đề xuất với BRICS

Ngọc Vân |

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự phiên “Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển” tại Nga.

Sử dụng nguồn nước hợp lý trước thách thức của biến đổi khí hậu

NHẬT HỒ |

Khô hạn, nắng nóng, kiệt nước… sẽ không dừng lại ở năm 2024. Nguồn nước cho ĐBSCL được dự báo sẽ khó khăn, nhất là vùng này chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Đảm bảo việc làm cho người lao động trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Phong Linh |

Ngày 17.4, tại UBND TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè tiếp và làm việc với các Phó Đại sứ nhóm G4 (gồm 4 nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ) đến tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề nước của sông Mekong, tình hình sạt lở, biến đổi khí hậu.

Thủ tướng nhấn mạnh "3 cùng", khẳng định đủ điện trong thực hiện tăng trưởng xanh

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp; cam kết không để thiếu điện trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.