Sử dụng nguồn nước hợp lý trước thách thức của biến đổi khí hậu

NHẬT HỒ |

Khô hạn, nắng nóng, kiệt nước… sẽ không dừng lại ở năm 2024. Nguồn nước cho ĐBSCL được dự báo sẽ khó khăn, nhất là vùng này chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thúc đẩy sản xuất tiết kiệm nước

Theo thống kê của Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 6 mô hình tưới tiết kiệm là tưới nhỏ giọt ngầm, tưới nhỏ giọt capinet, tưới nhỏ mặt, tưới phun mưa, tưới phun cấp hạt nhỏ và tưới phun sương.

Áp dụng những mô hình tưới tiết kiệm này giúp quản lý dinh dưỡng cây trồng, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm phòng trừ cỏ dại, giảm nấm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, cơ giới hóa, sản xuất hàng hóa quy mô lớn...

PGS.TS Lê Anh Tuấn, giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, chúng ta đã phí phạm nguồn nước rất nhiều.

Trước đây, khi quy hoạch ở ĐBSCL đã tạo ra các hệ thống kênh trục dọc và ngang ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau... cùng với các tuyến kênh kết nối hình sao thành các Ngã Năm (Sóc Trăng) và Ngã Sáu, Ngã Bảy (Hậu Giang). Chính điều này đã giúp phân tán để mặn không xâm nhập sâu. Trong khi đó, chúng ta càng chặn mặn bởi các công trình chừng nào thì năng lượng thủy triều không phân tán mà giữ nguyên và đẩy mặn lên cao nữa, đi sâu vào các vùng nội địa.

Theo ông Tuấn, việc làm sao có các giải pháp thuận thiên là điều phải quan tâm để giữ được an ninh nguồn nước. Cần giảm nhanh diện tích trồng lúa vì hoạt động trồng lúa tiêu tốn rất nhiều nước mà hiệu quả kinh tế lại không cao.

Bên cạnh đó, ngoài những giải pháp ứng dụng công nghệ tưới đắt tiền, bà con cũng cần có kế hoạch sử dụng nước hợp lý như tưới theo đúng thời điểm cần nước của cây trồng; liều lượng tưới phải hợp lý; có thể kết hợp mục tiêu tưới với các mục tiêu khác như cấp nước sinh hoạt, nuôi cá, cải tạo đất; tận dụng chum, vại, bể chứa... để tích trữ nước dùng khi thiếu nước.

TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi BĐKH, cho rằng, bên cạnh tiềm năng về cây lúa, nước ta còn có một tiềm năng rất lớn trong phát triển nông sản từ cây trồng cạn, đặc biệt là những cây chủ lực và có lợi thế như cà phê, hồ tiêu, chè, điều, cao su, mía, cây ăn quả, rau, hoa...

Theo quy hoạch phát triển, trong thời gian tới, diện tích cây trồng cạn của cả nước sẽ tiếp tục tăng, nhiều nhất là cây ăn quả, tiếp đó là cao su, cà phê và điều... Do đó, áp lực về nguồn nước tưới tiêu cũng sẽ gia tăng, đòi hỏi việc sử dụng nước phải tiết kiệm và hiệu quả hơn.

TS Đào Trọng Tứ cho biết: “Áp dụng công nghệ là giải pháp tối ưu để tiết kiệm nước cho sản xuất; giảm công lao động, chủ động tưới tiêu trong mọi hoàn cảnh”.

Cần làm quen với nước mặn

So với các tỉnh khác của khu vực ĐBSCL, 4 tỉnh giáp biển gồm: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang được xác định là những địa phương chịu tác động trực tiếp từ nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Các tỉnh nói trên xác định nước mặn là lợi thế và được xem là tài nguyên, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Đến nay, 3 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu với gần 1,3 triệu tấn, chiếm 15,5% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước. Trong đó, Cà Mau 593.000 tấn, Bạc Liêu 380.000 tấn và Sóc Trăng 325.000 tấn. Cũng như, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của 3 tỉnh chiếm gần 1/3 sản lượng nuôi thủy sản cả nước.

Cùng với đó, ngành nuôi tôm ở 3 tỉnh này được dự báo sẽ phát triển nhanh hơn và tiếp tục dẫn đầu ngành tôm cả nước trong những năm tới. Bạc Liêu và Cà Mau sẽ là 2 tỉnh sản xuất tôm giống lớn của cả nước (bao gồm giống tôm sú và giống tôm thẻ chân trắng).

Thực tế cho thấy, hạn mặn năm 2024, những nơi được quy hoạch vùng ngọt xảy ra hiện tượng thiếu nước, sụt lở đất, thiệt hại nặng nề. Còn những nơi quy hoạch lúa - tôm, người dân vẫn sản xuất ổn định, ít ảnh hưởng bởi hạn, mặn.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo việc làm cho người lao động trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Phong Linh |

Ngày 17.4, tại UBND TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè tiếp và làm việc với các Phó Đại sứ nhóm G4 (gồm 4 nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ) đến tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề nước của sông Mekong, tình hình sạt lở, biến đổi khí hậu.

Lấy mặn trị mặn - bài học linh động về thích ứng biến đổi khí hậu

Lục Tùng |

Cần hiểu chủ trương đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” của tỉnh Tiền Giang như việc làm hướng tới đa mục tiêu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Nắng nóng gay gắt - sát thủ thầm lặng của biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Nắng nóng gay gắt, ít được chú ý như bão hoặc lũ lụt, đang cướp đi sinh mạng và sinh kế của nhiều người.

Vinh Quang Việt Nam 2024: Dấu ấn Việt Nam trên bản đồ chip toàn cầu

Đức Mạnh |

Trong hành trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng nhờ động lực sản xuất chip, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) từng bước làm chủ hoàn toàn thiết kế loại sản phẩm tinh vi này.

Cập nhật giá vàng sáng 14.5: Chịu áp lực chốt lời, ồ ạt sụt giảm

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 14.5: Tính đến 0h15 sáng nay, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 87,5-90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn tăng lên mức 74,8-76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết ở ngưỡng 2.334,6 USD/ounce.

Một cán bộ công an tử vong, 1 người bị thương nặng do gặp tai nạn trên đường làm nhiệm vụ về

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Trên đường làm nhiệm vụ trở về đơn vị, 2 cán bộ Công an huyện Tương Dương bất ngờ gặp nạn khiến một người tử vong, một người bị thương nặng.

Sao trẻ Huế FC tiếc nuối khi đội nhà không thăng hạng V.League

Thanh Vũ |

Tiền đạo Trần Văn Bun của câu lạc bộ bóng đá Huế không giấu được sự tiếc nuối khi đội nhà không còn cơ hội giành quyền thăng hạng lên V.League mùa giải năm sau.

Dự báo BRICS sẽ thúc đẩy siêu lạm phát USD và giá vàng

Song Minh |

Chuyên gia dự báo BRICS sẽ thúc đẩy siêu lạm phát USD cũng như khiến giá vàng, bạc và Bitcoin tăng mạnh trước cuộc suy thoái sắp tới.

Đảm bảo việc làm cho người lao động trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Phong Linh |

Ngày 17.4, tại UBND TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè tiếp và làm việc với các Phó Đại sứ nhóm G4 (gồm 4 nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ) đến tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề nước của sông Mekong, tình hình sạt lở, biến đổi khí hậu.

Lấy mặn trị mặn - bài học linh động về thích ứng biến đổi khí hậu

Lục Tùng |

Cần hiểu chủ trương đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” của tỉnh Tiền Giang như việc làm hướng tới đa mục tiêu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Nắng nóng gay gắt - sát thủ thầm lặng của biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Nắng nóng gay gắt, ít được chú ý như bão hoặc lũ lụt, đang cướp đi sinh mạng và sinh kế của nhiều người.