Bị giảm việc, không làm thêm, thu nhập công nhân giảm còn 5-6 triệu đồng/tháng

Minh Hương |

Thu nhập giảm nhiều khi bị giảm việc, giảm giờ làm, công nhân xa quê chỉ còn cách chi tiêu "thắt lưng buộc bụng". Nhiều năm làm công nhân, họ chưa bao giờ cảm thấy khó khăn bủa vây như hiện nay.

Báo cáo của các liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương mới đây cho thấy, từ tháng 9.2022 đến hết tháng 1.2023, đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động.

Trong đó, giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 491.212 người, chiếm 89,82% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 7.000 người, chiếm 1,28%; chấm dứt hợp đồng lao động với 48.623 người, chiếm 9% tổng số người bị ảnh hưởng.

 
Thu nhập giảm do không được đi làm thường xuyên, cuộc sống của công nhân xa quê khó khăn gấp nhiều lần. Ảnh: Minh Hương

Chị Hứa Thị Kim Loan - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội - là một trong hàng trăm nghìn công nhân lao động bị giảm giờ làm.

Chị Loan cho biết, tình trạng giảm việc diễn ra từ những tháng cuối năm 2022. "Có thời điểm, 3 tuần tôi không được đi làm, chỉ hưởng 70% lương cơ bản" - chị Loan nói.

Làm công nhân ở khu công nghiệp này 7 năm, chị Loan nhận định "chưa bao giờ khó khăn thế này". Nữ công nhân này cho hay, đợt dịch COVID-19 căng thẳng, chị khá chật vật khi phải cách ly do nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thời gian không đi làm chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó, chị Loan vẫn được "3 tại chỗ" ở công ty; được hưởng bảo hiểm xã hội ốm đau do mắc COVID-19.

Còn hiện tại, tình trạng việc làm có cải thiện hơn song một tuần, chị Loan chỉ đi làm 3-4 ngày, không tăng ca hay đi làm thêm cuối tuần. Công việc bị ảnh hưởng kéo dài khiến thu nhập của chị Loan cũng phập phồng theo.

Nhớ lại những năm trước, tiền lương của chị Loan bao giờ cũng ở mức 9-10 triệu đồng/tháng. Hiện tại, tiền nhận về chỉ 6 triệu đồng hoặc 6,3 triệu đồng mỗi tháng. Khi vật giá ngày càng leo thang, công nhân xa quê như chị Loan phải chi tiêu dè dặt nhất có thể.

"Tôi không đăng ký wifi. Đi làm hay đi chợ, tôi chọn đi cùng đồng nghiệp hoặc đi bộ giúp mỗi tháng tôi tiết kiệm thêm được vài trăm nghìn đồng. Chỉ như vậy, tôi mới vượt qua được quãng thời gian khó khăn này. Phía sau tôi còn 2 con đang tuổi ăn, tuổi học" - chị Loan nói.

Còn hoàn cảnh của vợ chồng anh Phạm Hữu Tuấn (32 tuổi, quê Phú Thọ) cũng không khá khẩm hơn là bao.

 
Công nhân chỉ mong được tăng ca có nguồn thu để lo lắng cho gia đình. Ảnh: Minh Hương

Anh Tuấn là công nhân đi theo các công trình xây dựng, vợ làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long. Hai vợ chồng hiện thuê trọ ở thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội với giá 600.000 đồng/tháng.

Khăn gói xuống Hà Nội từ ngày mùng 6 Tết nhưng đến thời điểm hiện tại, anh Tuấn vẫn chưa có việc làm vì phải đợi công trình mới. Những ngày không đi làm, anh Tuấn được nhận lương cơ bản, tương ứng 5,9 triệu đồng/tháng.

Còn vợ anh là công nhân trong nhà máy, 1 tuần đi làm 4 ngày, nghỉ 3 ngày. Trước đây, thu nhập có tăng ca khoảng 10,5 triệu đồng/tháng, nay chỉ còn 6 triệu đồng/tháng.

Để 2 con ở lại cho ông bà nội trông nom, ước mơ lớn nhất của vợ chồng anh Tuấn là dành dụm được khoản tiền lo cho con được học hành đến nơi đến chốn. Song với quãng thời gian ít việc như hiện nay, anh Tuấn đã phải tính dần đến chuyện về quê.

"Nếu ở lại mà thu nhập giữ mức như hiện tại, chúng tôi rất khó bám trụ. Chỉ hi vọng công ty có nhiều đơn hàng để công nhân được tăng ca nhiều hơn" - anh Tuấn nói.

Tiền lương bình quân của người lao động trong năm 2022 ước đạt 8,25 triệu đồng/tháng, tăng 6% so với năm 2021 (7,78 triệu đồng/tháng).

Đối với Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 9,52 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2021 (9,13 triệu đồng/tháng); doanh nghiệp dân doanh là 8,02 triệu đồng/tháng, tăng 8% so với năm 2021 (7,44 triệu đồng/tháng); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 8,47 triệu đồng/tháng, tăng 3% so với năm 2021 (8,21 triệu đồng/tháng).

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Lý do khiến người trẻ không dám xin nghỉ việc

Phương Thảo |

Người trẻ muốn xin nghỉ việc nhưng không dám bởi những áp lực về tài chính, từ đồng nghiệp, chưa tìm được công việc mới như mong muốn...

Công nhân ly hương gạt nước mắt xa con để mưu sinh

Mạnh Cường |

Chị Phạm Thị Ngọc (29 tuổi, quê ở Nam Định ) - công nhân Công ty TNHH SamSung Thái Nguyên không giấu nổi những giọt nước mắt khi có 9 năm làm công nhân xa quê, xa con. Mỗi ngày đi làm, chị Ngọc chỉ mong hoàn thành công việc và nhanh đến cuối tuần để bắt xe về với các con.

Công nhân đi làm cầm chừng khi bị giãn việc

Minh Hương |

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhiều công nhân thời điểm này chỉ đi làm cầm chừng, thậm chí chưa quay trở lại sau Tết.

“Cạm bẫy” rình rập khi đóng cọc 95% mua nhà trên giấy

Hiếu Anh |

Câu chuyện chung cư Hà Nội Melody Residences đang áp dụng chính sách bán nhà với mức chiết khấu “khủng” khi thanh toán sớm 95% đang đặt ra nhiều câu hỏi pháp lý đối với việc thanh toán sớm cho nhà hình thành trong tương lai. Việc nộp tiền trước đến 95% có thể tiềm ẩn rủi ro gì?

Cúp vàng World Cup nữ 2023 chính thức có mặt tại Việt Nam vào ngày 4.3

HOÀNG HUÊ |

Ngày 4.3, Cúp vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 (World Cup nữ 2023) sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam.

Người dân nơm nớp sống cạnh trạm xử lí rác thải sân bay Nội Bài

Hiếu Anh - Tường Vân |

Xung quanh trạm xử lí rác thải sân bay Nội Bài tại thôn Đồng Giá, Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là những cánh đồng lúa bỏ hoang, cỏ cây khô cằn. Dòng nước thải dọc theo khu vực trạm xử lí rác thải đen kịt, bốc mùi hôi thối. Theo lý giải của người dân, khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng trong nhiều năm nay.

Tiến độ 6 dự án vành đai, cao tốc kết nối TPHCM và vùng Đông Nam Bộ

MINH QUÂN |

TPHCM - Vành đai 3, 4, cao tốc TPHCM – Mộc Bài, Bến Lức – Long Thành cùng hai dự án mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, TPHCM – Trung Lương là 6 dự án trọng điểm đã và sắp triển khai giúp tháo điểm nghẽn giao thông, tăng kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ.

Vụ xe khách diễu phố tại Điện Biên: Phản đối thuế do chưa hiểu luật

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ngày 25.2, tại TP Điện Biên Phủ, gần 30 xe khách dàn hàng, diễu phố để phản đối chính sách thuế. Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại là do phương pháp tính thuế đã được chính các doanh nghiệp chọn.

Lý do khiến người trẻ không dám xin nghỉ việc

Phương Thảo |

Người trẻ muốn xin nghỉ việc nhưng không dám bởi những áp lực về tài chính, từ đồng nghiệp, chưa tìm được công việc mới như mong muốn...

Công nhân ly hương gạt nước mắt xa con để mưu sinh

Mạnh Cường |

Chị Phạm Thị Ngọc (29 tuổi, quê ở Nam Định ) - công nhân Công ty TNHH SamSung Thái Nguyên không giấu nổi những giọt nước mắt khi có 9 năm làm công nhân xa quê, xa con. Mỗi ngày đi làm, chị Ngọc chỉ mong hoàn thành công việc và nhanh đến cuối tuần để bắt xe về với các con.

Công nhân đi làm cầm chừng khi bị giãn việc

Minh Hương |

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhiều công nhân thời điểm này chỉ đi làm cầm chừng, thậm chí chưa quay trở lại sau Tết.