Tại sao cha không thích giữ tiền!

PHONG LINH |

Thì ra là vậy! Lúc đấy dường như tôi hiểu nhiều hơn. Thật ra chakhông phải không thích giữ tiền trong nhà, mà là...

Cha mẹ tôi cưới nhau đã gần hai mươi lăm năm. Cha tôi đã ngoài năm mươi tuổi còn mẹ cũng sắp tới ngưỡng đó. Suốt hơn hai mươi năm bên nhau ấy, tiền bạc chi tiêu trong gia đình hầu như đều là mẹ tôi giữ, thỉnh thoảng cha cần gì thì nói với mẹ, mẹ đưa cho.

Cha tôi có thói quen “trầm” quán uống cà phê sáng, một chiếc quán cóc nằm ven sông, cách nhà khoảng chừng một cây số. Thông thường, tiền uống cà phê sẽ được mẹ để sẵn trên bàn vào tối hôm trước, sáng dậy, cha cứ thế mà đi.

 
Tại sao cha cứ thích đưa tiền cho mẹ? Tại sao lúc nào cha cũng muốn mẹ phải chăm sóc cho cha? (Ảnh minh họa)

Hồi nhỏ tôi cũng không mảy may để ý đến thói quen đó của cha mẹ, dần dần lớn tôi mới phát hiện, thì ra cha cũng như tôi, giống nhau ở chỗ đều được mẹ cấp tiền cho dùng.

Đôi lúc tôi thấy điều này thật khó chịu, nếu là tôi chắc chắn tôi sẽ tự giữ, tự chi tiêu tiền của mình. Nhưng cha tôi vẫn thông thái lắm, dù mẹ để bao tiền ông cũng không phàn nàn, miễn sao số tiền ấy đủ để trả một ly cà phê. Thỉnh thoảng, mấy buổi sáng mẹ bận rộn vì chuẩn bị cho chúng tôi đi học, mẹ đưa hẳn cho cha mấy trăm ngàn vậy mà cha cứ cằn nhằn không chịu. Cha cứ bắt mẹ mỗi ngày chuẩn bị tiền cho cha, vừa đủ dùng thôi.

Lắm lúc, cha cần một chiếc áo mới, ông liền chở mẹ đi theo, để mẹ trả tiền. Lắm lúc, cha cần thay pin đồng hồ, cũng phải xin tiền mẹ. Lắm lúc cha đi ăn cưới, cũng phải nhờ mẹ để tiền vào phong bì. Thi thoảng tôi nghĩ, cuộc sống của cha thật là khổ sở, cũng không biết cha có nhận ra cha đang tự ràng buộc chính mình hay không?

Cha mẹ tôi vẫn cứ như thế, sống vui vẻ mặc cho những thắc mắc trong tôi. Cho đến khi tôi lên năm hai đại học, có đợt sức khỏe mẹ yếu, phải nhập viện để cấp cứu. Nguyên nhân ban đầu được cho là cao huyết áp, thiếu canxi, sau này xét nghiệm bác sĩ mới kết luận là mẹ mắc thêm đái tháo đường. Cha chăm mẹ hơn hai tuần ở viện còn tôi thì lên xuống đưa cơm. Một hôm, tôi mang cơm cho cha mẹ, đứng ngoài cửa nghe cha thì thầm: “Mau hết bệnh nghe em, hết bệnh về nhà cho tiền anh uống cà phê nữa”.

Thì ra là vậy! Lúc đấy dường như tôi hiểu nhiều hơn. Thật ra cha không phải không thích giữ tiền, mà là cha muốn người giữ tiền là mẹ. Thật ra cha cũng không phải sống trong khổ sở, không phải đang ràng buộc chính mình, đối với ông, đó là một loại hạnh phúc.

Có lẽ trong tình yêu, bằng cách này hay cách khác, người ta đều muốn nhìn thấy đối phương chủ động quan tâm mình. Ở tuổi của cha mẹ tôi, nó cũng không còn gọi là tình yêu nữa rồi. Tình thương, tình nghĩa thì đúng hơn. Mà cho dù như thế nào đi nữa, cũng không phải riêng gì cha tôi mà vẫn có hàng triệu người đàn ông trên thế giới này cố tìm ra lí do để người phụ nữ quan tâm mình, ràng buộc mình vào họ.

Thế giới sẽ hỏi bạn rằng, tình yêu thật sự là gì, nó có to tát không, có cần nhiều vật chất không, có thật sự không cần phải ràng buộc không? Tôi nhìn vào cha mẹ mình mà trả lời, thật ra chuyện tình cảm cũng đơn giản lắm! Nhẹ nhàng một chút, hạ cái tôi một chút, dù có tài giỏi cũng nên nhìn thấy sự hiện diện của đối phương, đề cao đối phương một chút, cả hai cân bằng, như vậy sẽ ổn thôi!

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Cafe chiều thứ 7: Áp lực của con và những điều mong cha mẹ hiểu

Nhóm Pv |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyễn Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về con cũng như tránh đặt cho con những áp lực nặng nề.

7 điều cha mẹ tuyệt đối không nên nói với con

Tường Vân (Theo Brightside) |

Làm cha mẹ cần có trách nhiệm ngay cả khi phải lựa chọn từ ngữ để nói với con. Những cụm từ vô tình được thốt ra có thể thay đổi thế giới quan của trẻ hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt đạo đức của con. Bright Side đã tìm hiểu về những cụm từ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần của trẻ em và cách giúp cha mẹ thay đổi.

Về nhà, trước khi quá muộn!

PHONG LINH |

Một chiều, khi sợi nắng vàng vẫn còn vương trên mấy cành hoa giấy, bác họ tôi ra đi vì đại dịch COVID-19. Cũng như bao bệnh nhân tử vong khác, tất cả những gì người thân thấy chỉ là một hũ tro cốt bạc màu, lạnh lẽo,...

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Cafe chiều thứ 7: Áp lực của con và những điều mong cha mẹ hiểu

Nhóm Pv |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyễn Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về con cũng như tránh đặt cho con những áp lực nặng nề.

7 điều cha mẹ tuyệt đối không nên nói với con

Tường Vân (Theo Brightside) |

Làm cha mẹ cần có trách nhiệm ngay cả khi phải lựa chọn từ ngữ để nói với con. Những cụm từ vô tình được thốt ra có thể thay đổi thế giới quan của trẻ hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt đạo đức của con. Bright Side đã tìm hiểu về những cụm từ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần của trẻ em và cách giúp cha mẹ thay đổi.

Về nhà, trước khi quá muộn!

PHONG LINH |

Một chiều, khi sợi nắng vàng vẫn còn vương trên mấy cành hoa giấy, bác họ tôi ra đi vì đại dịch COVID-19. Cũng như bao bệnh nhân tử vong khác, tất cả những gì người thân thấy chỉ là một hũ tro cốt bạc màu, lạnh lẽo,...