Mẹ đổ bánh da, cho con mang Tết đi xa

THUỲ TRANG |

Nghe con gái đặt vé máy bay mùng 3 Tết đi TPHCM làm việc trở lại, má tôi lục đục nấu nước đường, gọt củ gừng làm bánh da (hay còn gọi bánh lăn). Quà bánh bây giờ không thiếu nhưng trong hành trang của những đứa con xa nhà, má luôn gói ghém theo những bánh in, bánh thuẫn và đòn bánh da. “Vào đó chia cho bạn bè cùng ăn Tết cho vui con” – lời bà dặn nghe buồn buồn khi chuẩn bị xa đứa con gái.

Trong những loại bánh truyền thống của người Quảng ngày Tết thì bánh da là loại có thể làm tại nhà vì không quá cầu kỳ. Gọi là bánh da vì bánh có màu nâu gần giống với màu da rám nắng của người dân xứ Quảng. Bánh còn có tên khác là bánh lăn vì trong quá trình làm bánh phải lăn bánh liên tục. Sau này đi đó đây, tôi biết bánh da còn được làm ở nhiều vùng miền với cái tên gọi khác là chè lam.

Nguyên liệu chính để làm bánh là nếp thơm dẻo kết hợp với nhiều phụ liệu có sẵn như cà rốt, vỏ quýt, gừng. Nếp sau khi lựa nếp ngon, sàng sẩy cẩn thận thì được chia thành từng mẻ nhỏ đem rang trên bếp than hồng cho chín rồi đem xay hoặc giã mịn. Những phụ liệu còn lại được thái ra từng lát mỏng rồi bắt lên chảo rim với đường cho đến khi quánh lại thành mứt dẻo. Công đoạn tiếp theo là nấu nước đường theo tỉ lệ thích hợp với bột nếp.

Để làm bánh da ngon cần có 2 người. Tôi vẫn nhớ những ngày Tết mấy anh chị em tôi ngồi vây quanh cái mâm nhôm đợi má và bác hàng xóm chuẩn bị đổ nước đường vào bột, khuấy cho đều đến khi bột tan.

Cuối cùng đổ bột ra mâm, má nhanh tay ép bột thành những trụ tròn, rắc thêm đậu phộng. Mùi nước đường thơm phức. Sau những đón bánh được gói cẩn thận để cúng ông bà, tặng người thân, phần bánh còn lại được má lăn tay thành những đòn tí hon rồi chia cho chúng tôi.

 
Món bánh da được nhiều gia đình Đà Nẵng làm trong dịp Tết. Ảnh: Ái Diễm

Bánh ăn lúc này còn nóng, thơm nức mũi, đứa nào cũng tấm tắc khen. Điều đặc biệt là bánh da có thể để được rất lâu mà không bao giờ bị hư hay ngả màu dù không hề có chất bảo quản nào. Vậy nên, bánh da trở thành thứ quà cho những đứa con xa quê về ăn tết.

Năm nào má cũng để dành đủ nguyên liệu từ bột nếp, đường, gừng, đậu phộng để tới mùng 3, mùng 4 Tết, khi những đứa con chuẩn bị đi xa làm ăn thì bà lại nấu nước đường, đổ bộ, lăn bánh.

Nhiều người cười, can bà không phải làm cực nhọc, bánh quà bây giờ chẳng thiếu. “Kệ, tôi giờ làm không được nhiều tiền để cho con nữa nhưng làm bánh thì vẫn được. Cho mấy đứa nó mang theo chia cho bạn bè làm quà Tết. Mới ở nhà có mấy ngày, chắc chúng cũng còn muốn ăn bánh Tết nhà làm” – má nói, giọng vẫn buồn nhiều khi mỗi lần các con chuẩn bị đi xa.

Nhiều người nói bánh da là món bánh “nhà nghèo” bởi nó gắn liền với những ngày tháng khốn khó của người dân Quảng Nam, Đà Nẵng. Khi mà những thức quà Tết, thực sự chỉ đến Tết người ta mới dám làm, dám ăn.

Món bánh da thật ra nguyên liệu không quá tốn kém nhưng trong mỗi đòn bánh là bàn tay người mẹ tỉ mẩn chăm chút cho gia đình. Tôi cũng chưa bao giờ từ chối món quà má gói theo trên hành trang mỗi lần xa nhà, vì với tôi, đó là cách má gói theo cả Tết và hơi ấm gia đình cho mỗi đứa con của bà trên con đường phía trước.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

10.000 chai nước và khăn lạnh tặng người về quê ăn Tết

THANH THANH |

Đồng Tháp - Công an Sa Đéc chuẩn bị 10.000 chai nước và khăn lạnh để phát cho người dân trên đường về quê ăn Tết.

Cha mẹ tận dụng phong tục lì xì ngày Tết dạy con những bài học hay

Vân Trang |

Lì xì là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Nhiều phụ huynh tận dụng phong tục này, dạy con những bài học ý nghĩa.

Trở về tuổi thơ đi chợ Tết quê với mẹ ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận không khí phiên chợ quê tại thị trấn Tân An (huyện Yên Dũng) vào ngày 17.1 (tức 26 tháng Chạp).

Giải pháp xã hội hóa để đẩy nhanh cuộc cách mạng nhà vệ sinh ở TPHCM

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM - Hiện lượng nhà vệ sinh công cộng tại thành phố không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Trao đổi với Báo Lao Động, ông Lê Văn Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam đã chia sẻ về thực trạng và giải pháp trong cuộc cách mạng nhà vệ sinh ở TPHCM.

Tứ kết Champions League: Duyên nợ, khẳng định và những ẩn số

VIỆT HÙNG |

Sau buổi bốc thăm tại Thụy Sĩ, Champions League mùa này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau dù bóng còn chưa lăn ở vòng 8 đội mạnh nhất.

Cảnh báo về những cuộc gọi lừa đảo người dân cần biết

Văn Thắng |

Thời gian qua, nhiều đối tượng xấu thay vì đánh vào lòng tham đã tác động vào lòng tin của các nạn nhân để lên kế hoạch lừa đảo. Trước tình trạng trên, phía công an và các chuyên gia an ninh khuyến cáo người dân cần tỉnh táo và cẩn trọng để tránh sập bẫy.

Xã về đích Nông thôn mới nâng cao, gần 400 hộ dân vẫn khát nước sạch

Hoàng Lộc |

Khao khát nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gần 400 hộ dân xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long gần 10 năm nay vẫn chưa được thực hiện.

Quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội: Nhanh chóng giải nén, giảm tải áp lực nội đô

THU GIANG |

Ngoài việc cần thêm các chính sách để “giải cứu” đô thị vệ tinh thoát khỏi tình cảnh trì trệ, nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ và hoàn thiện quy hoạch, cụ thể hóa quy hoạch chung các khu đô thị vệ tinh từ đó mở rộng các cực phát triển kinh tế mới, giảm áp lực quá tải trong nội đô.

10.000 chai nước và khăn lạnh tặng người về quê ăn Tết

THANH THANH |

Đồng Tháp - Công an Sa Đéc chuẩn bị 10.000 chai nước và khăn lạnh để phát cho người dân trên đường về quê ăn Tết.

Cha mẹ tận dụng phong tục lì xì ngày Tết dạy con những bài học hay

Vân Trang |

Lì xì là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Nhiều phụ huynh tận dụng phong tục này, dạy con những bài học ý nghĩa.

Trở về tuổi thơ đi chợ Tết quê với mẹ ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận không khí phiên chợ quê tại thị trấn Tân An (huyện Yên Dũng) vào ngày 17.1 (tức 26 tháng Chạp).