“Vĩnh Phúc đi lên cùng đất nước”

Xuân Hải |

Đó là nội dung chương trình nghệ thuật của Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1 vào tối 28.12 tới đây, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Vũ Chí Giang chia sẻ với báo chí tại buổi gặp mặt chiều 23.12.

Ông Vũ Chí Giang cho biết, chương trình Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc sẽ truyền hình trực tiếp VTV1 vào hồi 20h15 ngày 28.12.

Theo ông Giang, chương trình nghệ thuật “Vĩnh Phúc đi lên cùng đất nước” được thể hiện hoành tráng, ấn tượng với mục đích: Giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, khơi dậy niềm tự hào về quê hương Vĩnh Phúc, cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực lao động sản xuất, công tác và học tập để xây dựng, thu hút mọi nguồn lực cho sự phát triển, sớm đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc TƯ vào những năm 20 của thế kỷ XXI (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI tỉnh Vĩnh Phúc); Khẳng định những thành tựu to lớn của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh- quốc phòng, trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập; Tăng cường tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh tương xứng với tiềm năng; cụ thể hóa các nghị quyết của tỉnh về phát triển du lịch, dịch vụ; Thiết thực mừng Đảng, mừng Xuân Đinh Dậu 2017 và chào mừng kỷ niệm 67 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương trình nghệ thuật “Vĩnh Phúc đi lên cùng đất nước” được thực hiện tại sân khấu ngoài trời trước sảnh nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc trên công viên quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vĩnh Yên) với tổng số diễn viên, nghệ sỹ, kỹ thuật viên tham gia chương trình 1.438 người. Với sự tham gia thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh của nghệ sĩ Tiến Hợi; thể hiện lời bình NSƯT Kim Tiến - NSƯT Lê Chức. Đơn vị tổ chức thực hiện sản suất chương trình: Công ty CP ĐTXD Phát triển Đô thị Thăng Long Hà Nội-Trung Tâm nhạc Serenade.ART. Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có gần 3.000 đại biểu tham dự.

Ông Giang cũng nhấn mạnh, Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng được tái lập ngày 1.1.1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX. Ngay từ khi tái lập, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã xác định hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư là chìa khóa quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển. Từ đó Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có những quyết sách mang tính đột phá để trở thành “điểm sáng” của cả nước về công tác thu hút đầu tư.

Năm 2009, thu ngân sách trên địa bàn vượt qua mốc 10 nghìn tỉ đồng và đến năm 2014 vượt trên 20 nghìn tỉ đồng; ước thực hiện năm 2016 đạt 30,8 nghìn tỉ đồng (gấp 270 lần so với năm 1997), trong đó thu nội địa đạt gần 27,0 nghìn tỉ đồng, đứng thứ 2 ở miền Bắc sau thủ đô Hà Nội.

Ông Giang nhấn mạnh, nền kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn đạt ở mức cao so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cao hơn cả nước. Bình quân giai đoạn 1997 – 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 15,37%/năm, trong đó ngành công nghiệp xây dựng tăng bình quân 23,9%, đưa quy mô nền kinh tế tăng tăng gấp gần 40 lần so năm 1997. Giá trị thu nhập (GRDP – giá hiện hành) bình quân đầu người liên tục tăng, từ 2,18 triệu đồng/người năm 1997 lên 72,3 triệu đồng/người năm 2016. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng, giảm tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản. Đến năm 2016, tỉnh Vĩnh Phúc có cơ cấu kinh tế công nghiệp – xây dựng 61,9%; dịch vụ 27,75% và nông lâm nghiệp thủy sản 10,35%, đạt và vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ.

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội có chuyển biến mạnh mẽ. Ngành giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường. Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 5 của toàn quốc được công nhân đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2013 và đạt phổ cập tiểu học mức độ 2 năm 2014. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được chú trọng, đã giải quyết việc làm cho hơn 400 nghìn lượt lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 12,5% năm 1997 lên 68% năm 2016.

Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Những địa điểm kỳ lạ được phát hiện trên Google Earth

Anh Vũ |

Hình ảnh trên Google Earth có sẵn cho bất kỳ ai tải xuống phần mềm và các nhà khảo cổ học đã tận dụng nguồn tài nguyên phong phú này.

Mất việc cận Tết, công nhân ngậm ngùi: "Tết năm sau con về!"

Chân Phúc - Phương Ngân |

Mất việc làm vào những ngày cận Tết, đồng nghĩa với việc mất đi thu nhập, không ít công nhân đã phải ngậm ngùi ở lại TPHCM trong dịp Tết Nguyên đán này. Buồn, tủi thân,... nhưng họ buộc phải chấp nhận điều đó, và chỉ có thể hẹn với bố mẹ,... Tết năm sau con về!

Vẻ đẹp kỳ vĩ của moong than sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Mỏ than lộ thiên Cọc 6, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một trong những mỏ than lâu đời và xuống sâu nhất của TKV, thậm chí được coi là mỏ than lộ thiên sâu nhất của Đông Nam Á hiện vẫn đang được khai thác.

Khó khăn đổi tiền mới, lì xì online lên ngôi

Nhóm PV |

Thay vì mừng tuổi với những phong bao lì xì đỏ như mọi năm, thì năm nay, xu hướng lì xì online lại lên ngôi. Quả thật, với sự phát triển của công nghệ, việc lì xì ngày càng trở nên dễ dàng hơn dù chúng ta cách xa nhau hàng nghìn cây số.

Những địa điểm tâm linh cầu an đầu năm mới

Hải Nguyễn |

Vào dịp năm mới, người dân đi lễ chùa cầu an cho gia đình, người thân gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá của người Việt. Ở Hà Nội những nơi như chùa Hương, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, phủ Tây Hồ luôn tấp nập du khách viếng thăm dịp đầu năm.

Bóng đá thế giới sôi động trong kỳ nghỉ Tết 2023

Như Thùy |

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán 2023, người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn có thể tận hưởng những trận cầu quốc tế đỉnh cao.

8 năm nóng nhất được ghi nhận trên Trái đất

Song Minh |

8 năm qua là 8 năm nóng nhất được ghi nhận khi các đợt nóng đẩy nhiệt độ toàn cầu tới điểm giới hạn nguy hiểm.