Sai lầm nhiều trường học mắc phải khiến ảnh hưởng sức khoẻ học sinh

Huyên Nguyễn |

Lạm dụng điều hoà, chưa quan tâm tới sức khoẻ học đường đang là những mối lo ngại ảnh hưởng đến học sinh, đặc biệt, trường càng có điều kiện càng dễ mắc phải.

Chia sẻ về quá trình khảo sát việc học sinh đi học trực tiếp trở lại, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho hay: “Thực tế hiện nay, một số trường, đặc biệt là ở các trường càng “có điều kiện” thì có vẻ như chúng ta đang lạm dụng sử dụng máy điều hoà nhiệt độ. Chúng tôi khuyến cáo việc này, về mặt thông thoáng không tốt cho sức khoẻ học sinh, không đảm bảo nồng độ dưỡng khí cần thiết trong phòng học”, ông Hưng bày tỏ.

Theo ông Hưng, các trường học nên hạn chế tới mức thấp nhất sử dụng điều hoà trong phòng học hoặc nếu thực sự cần thiết thì nên sử dụng ngắt quãng. Trong những lúc không quá nóng nực, ồn ào thì có thể mở cửa, như vậy sẽ tốt cho sức khoẻ các em. Việc sử dụng điều hoà thường xuyên không chỉ dễ lây lan dịch bệnh COVID-19 mà còn nguy cơ cao nhiều loại dịch bệnh khác.

“Qua thời gian dịch bệnh cho thấy, yêu cầu thông thoáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên của các phòng học là cực kỳ quan trọng” – ông Hưng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Hưng chỉ rõ, thời gian qua, xã hội đang quá quan tâm tới COVID-19 mà quên rằng sức khoẻ học sinh còn bao gồm nhiều vấn đề khác. Hằng năm, vào đầu năm học, các trường đều tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh, qua đó, phát hiện nhiều trường hợp có bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý cấp tính mà vì những lý do khác nhau phụ huynh chưa phát hiện được. Trong đó, có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập, nhiều nhất là tật khúc xạ bao gồm cận thị và một số ít hơn bị loạn thị…

Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM đánh giá tỉ lệ này đang khá cao. Theo ghi nhận của đơn vị này, ở các bậc học trung bình khoảng 40-60 % học sinh mắc các tật về khúc xạ. Bên cạnh đó, tỉ lệ cong vẹo cột sống cũng rất đáng quan tâm. Bác sĩ Hưng nhận định, qua thời gian nhiều tháng ở nhà do dịch COVID-19, tỉ lệ tật khúc xạ, cong vẹo cột sống ở học sinh không thể giảm, khả năng tăng là rất cao.

Cùng với đó, ông Hưng chỉ ra tỉ lệ béo phì cũng là điều mà trường học, phụ huynh nên chú ý. Từ những phân tích trên, ông Hưng cho rằng cần một kế hoạch tổng thể về tăng cường thể lực cho học sinh ở các trường học.

Lãnh đạo Sở Y tế cũng bày tỏ trăn trở về thiếu hụt đội ngũ nhân viên y tế học đường.

“Chưa bao giờ chúng ta thấy được tầm quan trọng của nhân viên y tế học đường. Trước đó ngành Y tế cũng đã có cảnh báo vì thời gian học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà. Đây cũng là môi trường để rèn luyện kỹ năng, sức khoẻ cho các cháu. Nếu có đội ngũ nhân viên y tế học đường tốt sẽ góp phần nâng cao thể chất, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây đang có xu hướng tăng lên ở học sinh TPHCM nói riêng và ở những thành phố có quá trình đô thị hoá nói chung” – ông Hưng cho hay và đề xuất cần phải quan tâm tới đội ngũ y tế học đường và công tác khám sức khoẻ học sinh.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Số F0, F1 tăng cao, TPHCM lý giải việc vẫn cho học sinh đi học trực tiếp

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trước thực tế học sinh là F0, F1 có dấu hiệu tăng nhanh, ngành Giáo dục và Y tế của TPHCM đang phối hợp đảm bảo phòng chống dịch trong trường học, cố gắng duy trì cả hình thức dạy học trực tiếp và gián tiếp.

80% học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương sức khoẻ tinh thần

Huyên Nguyễn |

Nhiều học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương sức khoẻ tinh thần, chưa sẵn sàng cho việc đi học trở lại... Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Trở lại trường học sau đại dịch – biến thách thức thành cơ hội” do Trung tâm Hỗ trợ Giảng dạy, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức.

22 triệu trẻ em được chăm sóc sức khoẻ ban đầu ngay từ trong trường học

Vương Trần |

Hơn 22 triệu trẻ em, học sinh (tương đương 25% dân số Việt Nam) được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay từ trong trường học, theo chương trình sức khoẻ học đường, giai đoạn 2021-2025.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Số F0, F1 tăng cao, TPHCM lý giải việc vẫn cho học sinh đi học trực tiếp

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trước thực tế học sinh là F0, F1 có dấu hiệu tăng nhanh, ngành Giáo dục và Y tế của TPHCM đang phối hợp đảm bảo phòng chống dịch trong trường học, cố gắng duy trì cả hình thức dạy học trực tiếp và gián tiếp.

80% học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương sức khoẻ tinh thần

Huyên Nguyễn |

Nhiều học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương sức khoẻ tinh thần, chưa sẵn sàng cho việc đi học trở lại... Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Trở lại trường học sau đại dịch – biến thách thức thành cơ hội” do Trung tâm Hỗ trợ Giảng dạy, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức.

22 triệu trẻ em được chăm sóc sức khoẻ ban đầu ngay từ trong trường học

Vương Trần |

Hơn 22 triệu trẻ em, học sinh (tương đương 25% dân số Việt Nam) được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay từ trong trường học, theo chương trình sức khoẻ học đường, giai đoạn 2021-2025.