Phụ huynh than tốn gần 12 triệu đồng tiền sách, nhà trường nói gì?

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Nhận phiếu thông báo tiền sách giáo khoa, tài liệu học tập của con, một phụ huynh Trường THPT Quốc tế Việt Úc bức xúc khi số tiền tới gần 12 triệu đồng. Theo lý giải của đại diện nhà trường, số tiền mua sách phụ thuộc vào thực tế sử dụng của học sinh.

Tốn tiền triệu mua sách

Phản ánh tới Lao Động, một phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp 11 tại Trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC) TPHCM chia sẻ bức xúc về tiền sách giáo khoa tại trường.

Theo vị phụ huynh này, đầu năm, trường thông báo thu mỗi học sinh 5 triệu đồng tiền sách, tuy nhiên cuối năm, nhà trường thông báo về tiền sách phải đóng trong năm học. Phụ huynh bất ngờ khi nhận được phiếu thu lên tới gần 12 triệu đồng.

“Thực tế, sách giáo khoa chỉ là sách photo và có những loại sách giáo viên không hề dạy nhưng vẫn bắt học sinh ký nhận.

Các cuốn vở A5 tôi có đầy ở nhà nhưng nhà trường bắt học sinh phải mua với lý do là vở này các thầy mới dạy được”, phụ huynh bức xúc.

Trường THPT Quốc tế Việt Úc là trường công lập trực thuộc Sở GDĐT TPHCM, do UBND TPHCM thành lập, dựa trên sự liên kết với Hội đồng học thuật Bang Tây Úc (SCSA), nước Úc.

Trường hoạt động từ tháng 11.2005. Toàn bộ chương trình giảng dạy tại SIC tuân theo chương trình giảng dạy của Bang Tây Úc.

Ngoài ra, học sinh được học thêm môn Việt Nam học (gồm kiến thức 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí) theo yêu cầu của Bộ GDĐT để đảm bảo bản sắc của dân tộc.

Tiền sách tùy thuộc nhu cầu sử dụng

Để làm rõ nội dung phụ huynh phản ánh, PV Báo Lao Động đã có buổi làm việc với lãnh đạo nhà trường.

Theo bà Tô Hạ Uyên – Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc, đầu năm học, nhà trường sẽ tạm thu tiền sách giáo khoa và học liệu là 5 triệu đồng/học sinh, đến cuối năm học, nhà trường sẽ thông báo số tiền chính xác học sinh đã ký nhận sử dụng trong năm học.

Số tiền thực tế phải đóng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi học sinh khác nhau chứ không đánh đồng.

Tại Trường THPT Quốc tế Việt – Úc, học sinh sử dụng sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho các môn học Ngữ văn – Lịch sử - Địa lí.

Chương trình THPT của Bang Tây Úc sử dụng danh sách tài liệu do Hội đồng học thuật Bang Tây Úc quy định.

Theo đó, giáo viên sẽ xây dựng nội dung bài học trên khung chương trình và đề nghị nhà trường đặt mua, in ấn tài liệu để phục vụ cho dạy và học.

Sách giáo khoa được nhà trường đặt mua từ nước ngoài về có giá từ 2-3
Sách giáo khoa được nhà trường đặt mua từ nước ngoài về có giá từ 2-3 triệu đồng/cuốn.

“Sách và tài liệu mua từ nước ngoài về có giá rất cao, một cuốn sách có thể lên đến khoảng 2 đến 3 triệu đồng/cuốn, phụ thuộc vào thời gian vận chuyển, thủ tục thông quan,...

Mỗi học sinh học 5 môn thì nhân lên số tiền đến hàng chục triệu đồng. Chính vì thế, để đáp ứng nội dung, kịp thời gian với chương trình dạy học, đồng thời tiết kiệm kinh phí cho phụ huynh thì một số môn học sẽ sử dụng giáo trình được giáo viên biên soạn lại, nhà trường đặt đơn vị in ấn trên tinh thần thu hộ, chi hộ thì sẽ đỡ tốn kém hơn”, bà Uyên cho hay.

Tuy vậy, đại diện nhà trường cho rằng, không phải học sinh nào cũng tốn cả chục triệu đồng tiền mua sách. Số tiền sách học sinh phải đóng từ hơn 2 triệu đến hơn chục triệu đồng, trong đó, số lượng em phải đóng hơn chục triệu rất ít, mỗi lớp khoảng 3-4 em.

Tài liệu
Giáo trình, tài liệu học tập do giáo viên nhà trường biên soạn cũng được đóng cuốn, in màu.

Lý do học sinh phải đóng lên đến cả chục triệu đồng có 3 trường hợp: Thứ nhất là môn học có nhiều sách in màu, số lượng nhiều; Thứ hai là các em đổi môn học ở học kỳ 2 lớp 11.

Ngoài 2 môn bắt buộc là Toán và Anh văn, học sinh sẽ chọn thêm 3 môn học khác nhưng học hết học kỳ I, sang học kỳ II, các em thấy không phù hợp với 3 môn đã chọn thì sẽ đổi sang 3 môn học khác. Lúc đó, học sinh sẽ phải sử dụng thêm các tài liệu học tập của môn học mới.

Trường hợp còn lại là học sinh đánh mất sách nên xuống thư viện mua lại sách mới.

Đại diện nhà trường nói rõ thêm, tất cả các tài liệu học tập được giáo viên biên soạn thì đều là các bản in màu, đóng thành cuốn sách để giúp học sinh dễ dàng hình dung, tiếp cận chứ không phải bản photo.

 
Tài liệu học tập được thiết kế cho học sinh SIC.

Về nội dung phụ huynh phản ánh có những loại sách giáo viên không hề dạy nhưng vẫn bắt học sinh ký nhận, lãnh đạo trường cho hay, có những tài liệu tham khảo, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đọc, tự nghiên cứu nội dung chứ không phải là không học đến.

Với những note A5 thì đây là tài liệu do các giáo viên biên soạn để học sinh dễ dàng ghi chú các thông tin, các cuốn này cũng đều được đóng quyển, đầy đủ ngay ngắn.

“Chúng tôi thu tiền sách trên tinh thần thu hộ, chi hộ, nhu cầu bao nhiêu thì nhà trường sẽ dựa trên số lượng học sinh đăng ký môn học để thực hiện.

Để tìm mua, đặt sách ở nước ngoài về Việt Nam cũng không phải dễ dàng. Nhà trường hoàn toàn thực hiện hỗ trợ phụ huynh, học sinh”, bà Tô Hạ Uyên – Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt thông tin.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

75% ngành nghề tương lai cần tới kỹ năng công nghệ

HUYÊN NGUYỄN |

Microsoft Việt Nam nhận định hiện nay yêu cầu kỹ năng công nghệ trong mọi ngành nghề đều tăng. Ước tính rằng, trong vòng chưa đầy 10 năm tới, cứ 3 trong 4 công việc sẽ yêu cầu các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu và cụ thể. Điều này đặt ra những thách thức cho ngành GDĐT về công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2023: Sinh viên được ở nhà dài nhất 1 tháng

Tuệ Nhi |

Đến hiện tại, nhiều trường đại học đã thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 của sinh viên. Dưới đây là cập nhật của Lao Động.

Trao học bổng cho 100 con CNLĐ: Năm học mới đỡ lo tiền trường, tiền sách vở

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Ngày 25.9, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình trao học bổng cho 100 con công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, con đoàn viên công đoàn có cha, mẹ mất do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

75% ngành nghề tương lai cần tới kỹ năng công nghệ

HUYÊN NGUYỄN |

Microsoft Việt Nam nhận định hiện nay yêu cầu kỹ năng công nghệ trong mọi ngành nghề đều tăng. Ước tính rằng, trong vòng chưa đầy 10 năm tới, cứ 3 trong 4 công việc sẽ yêu cầu các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu và cụ thể. Điều này đặt ra những thách thức cho ngành GDĐT về công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2023: Sinh viên được ở nhà dài nhất 1 tháng

Tuệ Nhi |

Đến hiện tại, nhiều trường đại học đã thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 của sinh viên. Dưới đây là cập nhật của Lao Động.

Trao học bổng cho 100 con CNLĐ: Năm học mới đỡ lo tiền trường, tiền sách vở

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Ngày 25.9, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình trao học bổng cho 100 con công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, con đoàn viên công đoàn có cha, mẹ mất do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.