Ngăn chặn biến tướng hướng nghiệp, tránh "ép" học sinh không thi vào lớp 10

Thiều Trang |

Theo nhiều giáo viên, mục tiêu của công tác hướng nghiệp là giúp học sinh phát triển tốt nhất với năng lực của mình. Vì vậy, để ngăn chặn biến tướng hướng nghiệp, gia đình và nhà trường cần lắng nghe tâm tư, tôn trọng quyết định và không gây áp lực cho học sinh.

Gia đình, nhà trường cần lắng nghe học sinh bằng cả trái tim

Bộc bạch về quãng thời gian cuối cấp, Như Quỳnh - học sinh lớp 9B - Trường THCS Đông Văn (Thanh Hóa) cho biết, hiện tại em và các bạn đang rất lo lắng vì chuẩn bị bước vào kỳ thi vượt cấp - kỳ thi được xem là ngã rẽ của cuộc đời.

"Ngay lúc này, công tác định hướng rất quan trọng, giúp em xác định được hướng đi phù hợp với năng lực của mình. Mong muốn của em ở việc định hướng là thầy cô không tạo áp lực, trao đổi tế nhị và đưa ra những lời khuyên tốt nhất. Em hy vọng thầy cô lắng nghe ý kiến, không áp đặt chúng em mà tạo điều kiện, giúp chúng em có thêm hiểu biết và đưa ra những định hướng tốt nhất" - Như Quỳnh mong mỏi.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học, cô Nguyễn Kiều Hồng Trang - giáo viên Ngữ văn Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) khẳng định, hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 là công tác vô cùng quan trọng, không những hỗ trợ cho học sinh mà cho cả thị trường lao động.

Theo đó, việc hướng nghiệp học sinh lớp 9 hiện đang góp phần tích cực trong việc phân luồng đối tượng lao động sau này, đáp ứng cho thị trường lao động. Đối với học sinh và gia đình, nếu các em có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian và tránh tạo áp lực cho học sinh. Theo đó, khó khăn lớn nhất trong công tác hướng nghiệp là vấn đề không đồng thuận giữa thầy cô, phụ huynh và học sinh.

"Đôi khi phụ huynh chưa hiểu rõ năng lực của con em mình, luôn cố gắng tìm cách thay đổi nên vô tình tạo ra áp lực cho các em. Ở độ tuổi dậy thì, các con rất nhạy cảm, không dám chia sẻ bất cứ điều gì. Việc chưa thực sự thấu hiểu sẽ tạo ra nhiều hiểu nhầm giữa các mối quan hệ.

Để giải quyết tình trạng này, chúng tôi sẽ họp riêng để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh và học sinh, từ đó tháo gỡ khó khăn, đề ra giải pháp vượt qua trở ngại. Đặc biệt là giúp các em bày tỏ ước mơ của mình, để từ đó gia đình và nhà trường hỗ trợ các em phát triển tốt nhất trong tương lai" - cô Hồng Trang chia sẻ.

Giáo viên cũng nhấn mạnh, mục tiêu lớn nhất của hướng nghiệp là không tạo áp lực cho học sinh mà giúp các em phát triển tốt nhất với lứa tuổi và năng lực của mình. Vì vậy, bố mẹ và giáo viên hãy lắng nghe con bằng cả trái tim, hãy tôn trọng con và đừng tạo áp lực. Từ đó, giúp công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả cao.

Phát hiện và phát huy điểm mạnh của học sinh

Khẳng định công tác hướng nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục, cô Nguyễn Ngọc Dung - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ cho biết, giáo viên đóng vai trò then chốt trong việc thành bại của công tác hướng nghiệp.

"Nhà trường xác định giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên mời chuyên gia về đào tạo thêm kiến thức, kỹ năng tư vấn, hướng nghiệp cho giáo viên. 

Giáo viên cần chú trọng rèn luyện kỹ năng tư vấn để khéo léo, tế nhị trong tất cả các buổi trò chuyện. Từ đó, giúp mỗi học sinh có thể xác định được mục tiêu, ước mơ nghề nghiệp trong tương lai" - cô Ngọc Dung nhấn mạnh.

Để ngăn chặn biến tướng hướng nghiệp, tránh tình trạng "ép" học sinh không thi vào lớp 10, bên cạnh việc trau dồi kỹ năng kiến thức cho giáo viên, PGS. TS Nguyễn Văn Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, giáo viên cần quan sát, lắng nghe và thấu hiểu học sinh. Đồng thời, phối hợp với gia đình để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả.

"Chúng ta không nên phân loại học sinh giỏi hay yếu kém, cái khó của mỗi gia đình và thầy cô là phát hiện ra con em mình giỏi điều gì? Nếu đơn thuần nhìn vào điểm của các môn Toán, Văn, Anh mà đánh giá trò khá hay giỏi thì rất phiến diện.

Vì vậy, mỗi gia đình, giáo viên và nhà trường hãy nhìn nhận các em, phát hiện điểm mạnh và phát huy năng lực của các em. Các em có quyền được học và quyết định tương lai của mình, chúng ta chỉ tư vấn và giúp các em nhìn nhận rõ thế mạnh của mình" - PGS. TS Nguyễn Văn Hiền đưa ra lời khuyên.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Giúp học sinh phát huy điểm mạnh là điều quan trọng nhất của hướng nghiệp

Thiều Trang - Tường Vân |

Theo nhiều giáo viên, điều quan trọng nhất trong công tác hướng nghiệp cấp trung học là giúp học sinh nhận ra điểm mạnh, phát huy ưu điểm và nhanh chóng tiến tới ước mơ của mình.

Hướng nghiệp cho học sinh: Giáo viên cần những kỹ năng gì?

Thiều Trang |

Theo nhiều chuyên gia, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học (gồm cả THCS và THPT) trong những năm gần đây đã góp phần tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, một trong số đó là cách thực hiện tại các cơ sở giáo dục chưa thực sự khéo léo.

Thay đổi tư duy khi hướng nghiệp cho học sinh, tránh việc "ép buộc"

Thiều Trang - Tường Vân |

Phân luồng học sinh Trung học cơ sở (THCS) đang được coi là giải pháp quan trọng, giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và chính bản thân các em đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Tuy nhiên, một số cơ sở đào tạo đã làm biến chất khái niệm phân luồng, gây tình trạng "ép" học sinh có học lực chưa tốt không được thi vào lớp 10.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Giúp học sinh phát huy điểm mạnh là điều quan trọng nhất của hướng nghiệp

Thiều Trang - Tường Vân |

Theo nhiều giáo viên, điều quan trọng nhất trong công tác hướng nghiệp cấp trung học là giúp học sinh nhận ra điểm mạnh, phát huy ưu điểm và nhanh chóng tiến tới ước mơ của mình.

Hướng nghiệp cho học sinh: Giáo viên cần những kỹ năng gì?

Thiều Trang |

Theo nhiều chuyên gia, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học (gồm cả THCS và THPT) trong những năm gần đây đã góp phần tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, một trong số đó là cách thực hiện tại các cơ sở giáo dục chưa thực sự khéo léo.

Thay đổi tư duy khi hướng nghiệp cho học sinh, tránh việc "ép buộc"

Thiều Trang - Tường Vân |

Phân luồng học sinh Trung học cơ sở (THCS) đang được coi là giải pháp quan trọng, giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và chính bản thân các em đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Tuy nhiên, một số cơ sở đào tạo đã làm biến chất khái niệm phân luồng, gây tình trạng "ép" học sinh có học lực chưa tốt không được thi vào lớp 10.