Thay đổi tư duy khi hướng nghiệp cho học sinh, tránh việc "ép buộc"

Thiều Trang - Tường Vân |

Phân luồng học sinh Trung học cơ sở (THCS) đang được coi là giải pháp quan trọng, giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và chính bản thân các em đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Tuy nhiên, một số cơ sở đào tạo đã làm biến chất khái niệm phân luồng, gây tình trạng "ép" học sinh có học lực chưa tốt không được thi vào lớp 10.

Phân luồng, hướng nghiệp học sinh ở cấp THCS là chủ trương đúng đắn

Hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS được coi là giải pháp tích cực của ngành Giáo dục nhằm phát triển hợp lý nguồn nhân lực và giảm tải đào tạo bậc Trung học phổ thông. Đây là chủ trương đúng đắn, nhưng thực tế cho thấy, mỗi nhà trường, địa phương lại có cách thực hiện khác nhau. Thậm chí một số nơi việc phân luồng, hướng nghiệp còn bị "biến tướng" thành việc "ép" học sinh có học lực chưa tốt không thi vào lớp 10 mà phải chọn con đường học nghề.

Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia cho rằng, bài toán lớn nhất cần giải quyết hiện nay là làm thế nào để công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh đạt hiệu quả cao?

Trao đổi với Lao Động, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cho biết, phân luồng đang được coi là một giải pháp quan trọng giúp học sinh sớm đi vào con đường học nghề để thành công sớm trên thị trường lao động. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn tự giác của người học và của gia đình học sinh.

"Tôi thích dùng từ "khơi luồng" học sinh hơn. Nói cụ thể là trường nghề làm thế nào để có thể hấp dẫn học sinh bằng chất lượng đào tạo. Nghĩa là học nghề để có kỹ năng và việc làm. Bên cạnh đó, phía thị trường tuyển dụng cũng phải có nhu cầu cho đối tượng học sinh học nghề sau lớp 9 để có việc làm khi đủ tuổi lao động theo luật. Việc làm ngoài thị trường không đầy đủ hoặc thiếu hấp dẫn thì phân luồng sẽ còn gặp khó khăn" - TS Vinh phân tích.

Mô hình phân luồng lý tưởng phải đạt được những điều gì?

Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp cho biết, mô hình phân luồng lý tưởng là mô hình kết hợp giữa dạy tích hợp các môn khoa học ứng dụng với kỹ năng nghề. Theo đó, các trường không nên tách nội dung các môn học văn hóa (khoa học ứng dụng) ra khỏi nội dung học kỹ năng nghề. Như vậy sẽ tạo động lực mạnh cho người học nghề, hiệu quả chương trình cao hơn, học sinh sẽ bỏ học ít hơn.

"Một mô hình lý tưởng cho phân luồng hay khơi luồng chính là học nghề sao cho học sinh có được kỹ năng việc làm và có việc làm cùng thu nhập tương xứng. Rõ ràng cần phải thay đổi tư duy tiếp cận phân luồng theo hướng đào tạo kỹ năng mà không quá chú trọng đến bằng cấp" - TS Vinh nói, đồng thời dẫn chứng kinh nghiệm ở nước ngoài, người ta dạy tích hợp trong các chương trình giáo dục nghề nghiệp (vocational programs) ở trường THPT tại một số quốc gia Châu Âu hoặc trong các trường trung học kỹ thuật như Hàn Quốc, Phần Lan, Hoa Kỳ, Malaysia.

Bên cạnh đó, trong cơ cấu trình độ người lao động làm việc thì ở các quốc gia phát triển, tỉ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông, trung học nghề hay trung học kỹ thuật đạt từ 45-48% (2020). Đây cũng chính là lực lượng lao động then chốt thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại học đất nước. Trong khi đó, ở nước ta tỉ lệ lao động có trình độ trung cấp còn quá thấp, chỉ khoảng 10%.

Cần các trường nghề tham gia tư vấn

Trao đổi về vấn đề này, ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Đà Nẵng - cho biết, khi kết thúc chương trình lớp 9, các em học sinh có quyền tham gia học ở các cơ sở giáo dục nghề - vừa học văn hóa vừa học nghề phù hợp với năng lực, trình độ, kiến thức của mình. Ngoài ra, các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng dạy tích hợp văn hóa và lồng ghép các chương trình giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện của học sinh.

Theo đó, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho học sinh. Tuy nhiên, việc chọn lựa là quyết định thuộc về học sinh và phụ huynh. Giáo viên, nhà trường chỉ tư vấn, không được phép tác động hay gây ảnh hưởng đến quyền được học và quyền được thi vào lớp 10 của các em.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Hoàng Ngọc Vinh cũng lưu ý, trong quá trình phân luồng, hướng nghiệp, nếu để giáo viên chủ nhiệm tư vấn và khuyên nhủ học sinh sớm học nghề sau lớp 9 thì rất cần các trường nghề tham gia tư vấn. Như vậy sẽ tạo được tính khách quan và tránh gây ra hiểu nhầm trong trường hợp giáo viên chủ nhiệm không đủ kỹ năng tư vấn.

Thiều Trang - Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Sở GDĐT Đà Nẵng: Không ai được phép tước quyền học và thi của học sinh

Thiều Trang |

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Đà Nẵng khẳng định, nhà trường, giáo viên không được phép tác động hay gây ảnh hưởng đến quyền được học và quyền được thi vào lớp 10 của các em học sinh.

Cập nhật lịch đi học của học sinh trên cả nước

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật lịch đi học của học sinh cả nước, tính đến sáng 24.4 giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Phân luồng học sinh: Làm thế nào để hiệu quả mà không phản cảm?

Thiều Trang |

Phân luồng, hướng nghiệp học sinh ở cấp Trung học cơ sở (THCS) là chủ trương đúng đắn của Nhà nước. Nhưng hiện nay, mỗi nhà trường, địa phương lại có cách làm khác nhau. Câu hỏi lớn nhất đặt ra lúc này là làm thế nào để tư vấn, định hướng cho học sinh thật sự hiệu quả mà không khiến học sinh tự ti về năng lực của mình?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sở GDĐT Đà Nẵng: Không ai được phép tước quyền học và thi của học sinh

Thiều Trang |

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Đà Nẵng khẳng định, nhà trường, giáo viên không được phép tác động hay gây ảnh hưởng đến quyền được học và quyền được thi vào lớp 10 của các em học sinh.

Cập nhật lịch đi học của học sinh trên cả nước

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật lịch đi học của học sinh cả nước, tính đến sáng 24.4 giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Phân luồng học sinh: Làm thế nào để hiệu quả mà không phản cảm?

Thiều Trang |

Phân luồng, hướng nghiệp học sinh ở cấp Trung học cơ sở (THCS) là chủ trương đúng đắn của Nhà nước. Nhưng hiện nay, mỗi nhà trường, địa phương lại có cách làm khác nhau. Câu hỏi lớn nhất đặt ra lúc này là làm thế nào để tư vấn, định hướng cho học sinh thật sự hiệu quả mà không khiến học sinh tự ti về năng lực của mình?