Để lao động xuất khẩu không bỏ trốn

LÊ NHƯ GIANG |

Lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long là “vùng trũng” trong hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ). Một số tỉnh như Hậu Giang, Cà Mau... mỗi năm chỉ đưa được vài chục lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng/tỉnh.

Ở lĩnh vực này, vì vậy mối quan tâm hàng đầu của các địa phương trong vùng là làm sao thu hút được người lao động tham gia hoạt động XKLĐ. Trong bối cảnh tình hình chung không có gì sáng sủa đó, tỉnh Đồng Tháp nổi lên như một “điểm sáng”. Theo UBND tỉnh này, 9 tháng đầu năm nay, Đồng Tháp đã đưa 1.538 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (đạt trên 150% kế hoạch năm); trong đó thị trường chủ lực là Nhật Bản với 1.100 lao động. Sau khi trừ chi phí, ước tổng thu nhập của số lao động ở Đồng Tháp tham gia hoạt động XKLĐ trong năm 2018 đạt hơn 25 tỉ đồng/tháng.

Ấy nhưng, hoạt động XKLĐ của địa phương là “điểm sáng” này lại đang đứng trước nguy cơ đối mặt với khó khăn, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng ở nước ngoài trong thời gian tới. Nguyên nhân do tình trạng lao động tỉnh Đồng Tháp hết hạn hợp đồng bỏ trốn, không về nước đang có chiều hướng gia tăng. Tính đến tháng 9.2018, con số này là 112 người; trong đó nhiều nhất tại thị trường Hàn Quốc với 99 lao động.

Để tình hình không diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu hơn, UBND tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể liên quan cùng UBND cấp huyện triển khai thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ. Cụ thể, như: Tuyên truyền, vận động gia đình kêu gọi người lao động đang bỏ trốn về nước; truyền thông về sự rủi ro và các vấn đề pháp lý có liên quan trong trường hợp bỏ trốn; niêm yết công khai danh sách người lao động không về nước đúng hạn trên địa bàn cấp xã; phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ thường xuyên giáo dục đối với lao động chuẩn bị xuất cảnh, lao động đang làm việc ở nước ngoài về cơ hội tái XKLĐ và cơ hội việc làm tại Việt Nam sau khi về nước...

Tuy nhiên, từ thực tế tại nhiều địa phương trên cả nước có lao động tham gia hoạt động XKLĐ cho thấy, chấn chỉnh tình hình này là việc không hề dễ dàng. Vì vậy, các biện pháp đưa ra cần phải được triển khai thực hiện thấu đáo, bền bỉ, thường xuyên và lâu dài mới hy vọng có thể xoay chuyển được tình hình.

LÊ NHƯ GIANG
TIN LIÊN QUAN

Bộ Quy tắc ứng xử 2018 và công cụ giám sát lĩnh vực xuất khẩu lao động: Hạn chế đắt đỏ, bóc lột, rủi ro?

QUỲNH CHI |

Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) và có tới 120.000 người đi XKLĐ mỗi năm. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, tình trạng rủi ro, đào tạo sơ sài, chi phí cao gây ra không ít hệ lụy.

Bảo vệ người lao động đi xuất khẩu lao động: Cần bổ sung quy định vai trò của công đoàn

VIỆT LÂM |

Hội thảo tham vấn “Hiệu quả của hoạt động CĐ trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 26.4, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội thảo.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động “đem con bỏ chợ” sẽ bị dừng giấy phép

HOA LÊ |

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam khi nói về tình trạng vẫn còn những doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động bỏ mặc người lao động nơi xứ người khi họ gặp phải rủi ro.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Cần thiết giữ nguyên đối tượng nộp và mức đóng 2% kinh phí công đoàn

CAO NGUYÊN |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc giữ ổn định quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Thời điểm đăng ký giảm trừ người phụ thuộc để tối ưu thuế thu nhập cá nhân

Đức Mạnh |

Theo chuyên gia, nên đăng ký bổ sung người phụ thuộc sớm nhất có thể hoặc theo thời hạn thông báo từ công ty để đảm bảo tất cả hồ sơ người phụ thuộc được đăng ký thành công trước thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm.

Bộ Quy tắc ứng xử 2018 và công cụ giám sát lĩnh vực xuất khẩu lao động: Hạn chế đắt đỏ, bóc lột, rủi ro?

QUỲNH CHI |

Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) và có tới 120.000 người đi XKLĐ mỗi năm. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, tình trạng rủi ro, đào tạo sơ sài, chi phí cao gây ra không ít hệ lụy.

Bảo vệ người lao động đi xuất khẩu lao động: Cần bổ sung quy định vai trò của công đoàn

VIỆT LÂM |

Hội thảo tham vấn “Hiệu quả của hoạt động CĐ trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 26.4, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội thảo.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động “đem con bỏ chợ” sẽ bị dừng giấy phép

HOA LÊ |

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam khi nói về tình trạng vẫn còn những doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động bỏ mặc người lao động nơi xứ người khi họ gặp phải rủi ro.