Bảo vệ người lao động đi xuất khẩu lao động: Cần bổ sung quy định vai trò của công đoàn

VIỆT LÂM |

Hội thảo tham vấn “Hiệu quả của hoạt động CĐ trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 26.4, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội thảo.

Không ít người lao động bị lừa gạt

Hội thảo là một trong những hoạt động của dự án “Tăng cường bảo vệ quyền lao động cho NLĐ di cư ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN và Quỹ Châu Á triển khai tại 3 tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi và Thanh Hóa. Theo Tổng LĐLĐVN, từ năm 2014-2017, VN luôn duy trì số lượng lao động (LĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở con số trên 100.000 LĐ/năm. Riêng năm 2017, số lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 137.751 LĐ (nữ chiếm 39,6%), vượt chỉ tiêu đề ra 28,3%. Ước tính, mỗi năm, NLĐ thực tập và làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình trên 2 tỉ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn có nguy cơ rủi ro cao trong quá trình đi làm do thiếu thông tin khi tiếp cận dịch vụ đi LĐ ngoài nước. Họ thường đi qua khâu trung gian nên thông tin không chính xác, phải trả chi phí cao. Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cho biết, không ít người bị lừa gạt, bị đưa đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp, bị chủ sử dụng LĐ nước sở tại xâm hại quyền lợi mà không được bảo vệ, về nước trước hạn, lâm vào cảnh nợ nần không có khả năng chi trả; LĐ khi hết hạn hợp đồng khó tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng tay nghề.

Cần có đường dây nóng để CĐ tiếp nhận thông tin

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, ông Nguyễn Thành Thật - Chủ tịch CĐCS xã Tịnh Kỳ (LĐLĐ TP.Quảng Ngãi) - cho biết, CĐCS thường xuyên cung cấp danh sách, địa chỉ các DN đang tuyển chọn LĐ có uy tín, tiêu chuẩn tuyển chọn, các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, các rủi ro mà NLĐ phải đối mặt khi làm việc hoặc cư trú bất hợp pháp tại các nước, vận động NLĐ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật VN cũng như nước sở tại. Qua đó, xã Tịnh Kỳ được đánh giá là một trong những xã ít có LĐ vi phạm các chính sách XKLĐ của VN.

Ông Thật nêu kiến nghị, các cơ quan chức năng cần thông tin rộng rãi danh sách các DN có chức năng hoạt động XKLĐ, tránh tình trạng NLĐ bị lừa đảo. Kiên quyết xử lý các vi phạm của cá nhân và DN để chấn chỉnh hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, nhằm hạn chế nạn cò mồi, lừa đảo, giảm chi phí cho NLĐ. Đặc biệt, thiết lập “đường dây nóng” để tổ chức CĐ có điều kiện tuyên truyền tới NLĐ ở nước ngoài để giảm thiểu tình trạng LĐ hết hạn hợp đồng không về nước, cũng như tiếp nhận phản ánh để bảo vệ kịp thời quyền lợi của NLĐ.

Tham luận tại hội thảo, ông Trần Văn Tư - Trưởng phòng Chính sách kinh tế xã hội, Ban Chính sách Kinh tế xã hội - Thi đua khen thưởng, Tổng LĐLĐVN - cho biết, đa số NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chưa tham gia tổ chức CĐ, do đó CĐ gặp khó khăn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn vướng mắc của NLĐ; trong hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ làm việc ở nước ngoài, CĐVN đang thiếu cơ sở pháp luật, điều kiện và phương tiện vật chất trực tiếp can thiệp bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ khi bị xâm hại; hạn chế nguồn kinh phí, nhân lực trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Để hỗ trợ NLĐ khi đi làm việc và tái hòa nhập với thị trường LĐ trong nước, phía Tổng LĐLĐVN đề nghị Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Quỹ Châu Á và các tổ chức quốc tế về LĐ di cư hỗ trợ các hoạt động của CĐ, nhất là trong quá trình đối thoại, hợp tác ký và triển khai các biên bản ghi nhớ với các nước, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật các hoạt động khác trong quá trình triển khai.

“Tại đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ Việt Nam trong tình hình mới”, ngoài nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, NLĐ trong nước, thời gian tới Tổng LĐLĐVN tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ NLĐ VN tại nước ngoài, với các hoạt động như tiếp tục ký kết chương trình phối hợp với CĐ các nước có đông NLĐ VN đang làm việc; làm việc với các cơ quan chức năng, DN đưa NLĐ đi XKLĐ vận động NLĐ tham gia tổ chức CĐ; kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có bổ sung quy định vai trò tham gia trực tiếp của CĐ VN trong bảo vệ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết.

VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

CSGT chi viện cho các trung tâm đăng kiểm trong thời gian bao lâu?

Anh Tuấn |

Cùng với sự hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), loạt giải pháp đang được cơ quan chức năng rốt ráo triển khai để chấm dứt việc xe xếp hàng chờ đăng kiểm.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Vụ 37 người nhiễm độc methanol: Chưa thể đưa ra phương án xử lý doanh nghiệp

Trần Tuấn |

Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết, vụ nhiễm độc methanol trong môi trường lao động diễn ra tại Công ty HS Tech Vina (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang được Công an tỉnh Bắc Ninh điều tra làm rõ nguyên nhân.