Doanh nghiệp xuất khẩu lao động “đem con bỏ chợ” sẽ bị dừng giấy phép

HOA LÊ |

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam khi nói về tình trạng vẫn còn những doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động bỏ mặc người lao động nơi xứ người khi họ gặp phải rủi ro.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng và thương hiệu doanh nghiệp, gắn liền với dịch vụ và bảo vệ tốt hơn người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, trong khuôn khổ dự án “Hành động ba bên nhằm tăng cường dự đóng góp của lao động di cư và tăng trưởng và phát triển trong Asean” Hiệp hội XKLĐ (VAMAS) đã triển khai giám sát, đánh giá việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử COC – VN đối với các DN trong lĩnh vực XKLĐ.  

Năm 2017 là năm thứ 5 thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử, theo đánh giá của VAMAS tuy số lượng doanh nghiệp được giám sát đánh giá chỉ chiếm 34% tổng số DN được cấp phép, nhưng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài qua các DN này đã chiếm gần 70% tổng số lao động mà tất cả các DN được cấp phép đã đưa đi nước ngoài.

Tại thị trường Ảrập Xêút, chủ yếu lao động nữ sang làm công việc giúp việc gia đình. Tuy nhiên, lao động về nước trước hạn gia tăng cao với những lý do sức khỏe không đáp ứng công việc, tranh chấp lao động, tập quán và điều kiện sinh hoạt không phù hợp.

Đáng giá về thị trường lao động này, ông Trào khuyến cáo: “Những lao động đi làm giúp việc gia đình thị thị trường Ảrập Xêút cần biết đầy đủ thông tin, xác nhận động cơ đi làm việc. Thực tế, có những trường hợp lao động nữ vì hoàn cảnh khó khăn nên muốn đăng kí đi làm việc với DN xuất khẩu lao động. Mục đích của họ đăng kí đi làm việc chủ yếu nhận số tiền DN hỗ trợ vài chục triệu”.

Thực tế này dẫn đến những tình trạng người lao động không có trách nhiệm cao với công việc, dễ phát sinh tâm lý chán nản, đòi về nước trước hạn. Như vậy, DN phải rút kinh nghiệm, hỗ trợ một khoản tiền sau khi người lao động về nước sẽ tránh được những tình trạng trên.

Nói về việc có hay không các DN đưa người lao động sang nước ngoài giống như "đem con bỏ chợ", ông Trào cho hay, tình trạng "đem con bỏ chợ" của các doanh nghiệp trong những năm gần đây rất hãn hữu. Do mâu thuẫn với chủ sử dụng, người lao động làm việc ở nước ngoài sẽ có những phản ứng, DN nhận được thông tin như vậy phải sự can thiệp.

“Chỉ cần DN bỏ họ, cơ quan quản lý Nhà nước hay hiệp hội biết thông tin trên là có thể dừng giấy phép. Không doanh nghiệp nào dám "đem con bỏ chợ" và đặc biệt doanh nghiệp đăng kí Bộ Quy tắc ứng xử COC – VN đã phải tuân thủ luật pháp. Người lao động là khách hàng của DN nên DN phải giữ tín nhiệm”, ông Trào nhấn mạnh.

HOA LÊ
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

CSGT chi viện cho các trung tâm đăng kiểm trong thời gian bao lâu?

Anh Tuấn |

Cùng với sự hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), loạt giải pháp đang được cơ quan chức năng rốt ráo triển khai để chấm dứt việc xe xếp hàng chờ đăng kiểm.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Vụ 37 người nhiễm độc methanol: Chưa thể đưa ra phương án xử lý doanh nghiệp

Trần Tuấn |

Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết, vụ nhiễm độc methanol trong môi trường lao động diễn ra tại Công ty HS Tech Vina (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang được Công an tỉnh Bắc Ninh điều tra làm rõ nguyên nhân.