Không nhầm lẫn sốt mò với các bệnh truyền nhiễm khác

Hà Lê |

Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có tổn thương loét ở da, nổi hạch, sưng phù mặt và phát ban ngoài da. Bệnh có thể tiến triển nặng dẫn tới suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm màng não, sốc giảm thể tích và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khó phát hiện đúng bệnh sốt mò

Theo thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), hiện Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân sốt mò sau hành trình dài qua một số bệnh viện và chuyên khoa khác nhau. Bệnh nhân nữ 75 tuổi, sống ở An Dương, Hải Phòng. Bệnh nhân chỉ ở nhà làm vườn, xuất hiện sốt kèm theo tức ngực, khó thở, ngày thứ 5 đến bệnh viện địa phương khám trong tình trạng sốt cao, tức ngực, khó thở. Tại bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, điều trị 2 ngày không đỡ nên đã chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt mò điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: Mai Thanh
PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt mò điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: Mai Thanh

Tại Trung tâm Cấp cứu A9, sau khi thăm khám lâm sàng ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi-suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và được chuyển đến Trung tâm Hô hấp. Tại đây, sau khi thăm khám kỹ, các bác sĩ phát hiện có một vết loét ở da vùng bẹn bên trái - một tổn thương khá đặc hiệu do mò cắn.

Qua hội chẩn liên khoa, các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới bước đầu nhận định đây là bệnh sốt mò và kết quả xét nghiệm đã đúng với chẩn đoán ban đầu. Mò là một loại côn trùng, truyền vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi gây bệnh cảnh nhiễm trùng huyết và giống các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết khác nên các bác sĩ thường chẩn đoán nhầm nếu không để ý đến vết loét ngoài da do con mò đốt.

Không phát hiện bệnh sốt mò kịp thời dễ gặp biến chứng

Theo PGS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đây là ca bệnh khá điển hình của bệnh sốt mò do mò cắn và truyền vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi vào cơ thể người với các hội chứng lâm sàng đặc như đã mô tả và kèm theo vết loét tại nơi mò cắn (eschar). Đặc điểm của con mò thường hay cắn ở vùng kín, vùng da mỏng và có nếp gấp như bẹn, nách, bìu, sau tai, quanh hậu môn,... Đầu tiên thường tổn thương như nốt phỏng đường kính 0,5-1cm, không đau, không ngứa nên bệnh nhân thường không để ý đến. Sau một vài ngày nốt phỏng thường tự vỡ ra, đóng một vảy đen hơi lõm xuống mặt da và xung quanh có gờ đỏ kèm theo tổn thương nổi hạch, phát ban. Một số bệnh nhân sẽ dẫn đến nặng, có biểu hiện suy hô hấp, có bệnh cảnh giống nhiễm khuẩn huyết.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng cấp tính như suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm cơ tim, viêm màng não, có thể sốc giảm thể tích và tử vong. Sốt mò là một bệnh khá phổ biến trong thời gian gần đây ở một số nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, khu vực mò hay sinh sống là những vùng nông thôn hay trung du, miền núi - nơi có cây cối rậm rạp, bụi cây. Con mò sẽ đốt và truyền tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi vào cơ thể người.

Các bác sĩ cần lưu ý khi khám bệnh nhân nếu có triệu chứng sốt cao đột ngột, đau mỏi người, đa sung huyết, có phát ban, nổi hạch thì cần khám kỹ ở một số vùng kín như nách, bìu, bẹn, quanh hậu môn, dưới nếp gấp sau gáy, sau tai, nếp lằn vú,... là những nơi con mò hay cắn. Nếu phát hiện cần điều trị đặc hiệu với nhóm kháng sinh ngấm vào nội bào, thời gian điều trị cắt sốt nhanh và sau 3-5 ngày có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu chúng ta chẩn đoán sai, dùng kháng sinh không đúng, thậm chí nhóm kháng sinh mạnh/thế hệ mới như Cephalosporin, Carbapenem đều không có tác dụng.

PGS Cường khuyến cáo: Người dân khi làm việc ngoài đồng ruộng hoặc những nơi có bụi cây rậm rạp nên chú ý trang phục bảo hộ lao động: mặc quần áo dày, đi tất/ủng và có thuốc/hóa chất để thoa/xịt trên người để tránh côn trùng đốt. Khi có triệu chứng sốt đột ngột, xuất huyết, mệt mỏi, đau người, phát ban, nổi hạch, cần quan sát và kiểm tra kỹ trên cơ thể xem có nốt đốt như mô tả ở trên thì nghĩ đến đây là tổn thương do mò đốt và nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Nhân viên y tế cũng cần được trang bị và cập nhật các kiến thức về bệnh sốt mò theo hướng dẫn của Bộ y tế để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời đúng phác đồ. Nếu bệnh nhân diễn biến nặng nên chuyển đến tuyến trên để được xử lý và điều trị, tránh những biến chứng nguy kịch, đe dọa tính mạng.

Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi Rickettsiae tsutsugamushi - vi khuẩn ký sinh nội bào. Mò đỏ thường sinh sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm, nơi có bóng râm hoặc trong hang đá. Con người có thể bị mò nhiễm bệnh đốt khi sinh hoạt hoặc lao động ở khu vực có ổ dịch, đi qua vùng ven sông, ven suối, vào các hang đá, nằm nghỉ trên bãi cỏ...

Dấu hiệu ban đầu là sốt cao và một số triệu chứng khác có thể nhầm với các bệnh sốt thông thường, sốt xuất huyết Dengue, sốt phát ban (sởi), bệnh sốt rét, viêm phổi, viêm cơ tim, nhiễm trùng máu. Hoặc do mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, chóng mặt, ù tai, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều như trong bệnh sốt vàng da chảy máu (bệnh Leptospira). Có những trường hợp biểu hiện li bì, thờ thẫn, u ám như bệnh thương hàn (do vi khuẩn Salmonella). Thậm chí, bệnh dễ nhầm lẫn với viêm cầu thận cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu...

Chẩn đoán cần dựa vào nốt loét điển hình (eschar) và triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, chẩn đoán xác định cần phải làm xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu trong máu. Dựa trên các biểu hiện điển hình như các nốt đốt đóng vảy đen, mọc ở chỗ kín, nách, bẹn cổ,... Điều trị đặc hiệu bệnh sốt mò bằng các kháng sinh ngấm vào nội bào như Doxycyclin, Chloramphenicol, Azithromycin,… thì mới có tác dụng.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa hè ở trẻ, hãy làm như với COVID-19

THUỲ TRANG |

Nhiều gia đình có trẻ nhỏ đã mắc COVID-19 hiện nay dần lơ là trong việc nhắc nhở con rửa tay, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi… Trong khi đó, các bác sĩ khuyến cáo, không riêng gì COVID-19 mà những bệnh truyền nhiễm đều cần được phòng bệnh bởi các biện pháp trên.

Bác sĩ cảnh báo các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ khi vào hè

THUỲ DƯƠNG - HOÀNG VŨ |

Ở trẻ em, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng nguy cơ cao dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thời gian gần đây tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Đông Anh, Hà Nội) ghi nhận một số ca bệnh về bệnh lý đường hô hấp, các bệnh truyền nhiễm như viêm não, sốt xuất huyết và tay – chân – miệng... tăng cao khi chuyển mùa.

Khi nào có thể xem COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường?

Thiều Trang |

Trả lời về câu hỏi trên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, phải đến khi COVID-19 không còn nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế; tỉ lệ tử vong do COVID-19 được khống chế ở ngưỡng tương tự các bệnh truyền nhiễm khác hoặc cho là chấp nhận được, không gây áp lực cho kinh tế xã hội thì có thể cân nhắc xem như bệnh truyền nhiễm thông thường.

Phạt 2 triệu đồng vì vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

QUỲNH CHI |

Vĩnh Phúc - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc vừa thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tính đến 15h ngày 31.1.2022.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa hè ở trẻ, hãy làm như với COVID-19

THUỲ TRANG |

Nhiều gia đình có trẻ nhỏ đã mắc COVID-19 hiện nay dần lơ là trong việc nhắc nhở con rửa tay, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi… Trong khi đó, các bác sĩ khuyến cáo, không riêng gì COVID-19 mà những bệnh truyền nhiễm đều cần được phòng bệnh bởi các biện pháp trên.

Bác sĩ cảnh báo các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ khi vào hè

THUỲ DƯƠNG - HOÀNG VŨ |

Ở trẻ em, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng nguy cơ cao dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thời gian gần đây tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Đông Anh, Hà Nội) ghi nhận một số ca bệnh về bệnh lý đường hô hấp, các bệnh truyền nhiễm như viêm não, sốt xuất huyết và tay – chân – miệng... tăng cao khi chuyển mùa.

Khi nào có thể xem COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường?

Thiều Trang |

Trả lời về câu hỏi trên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, phải đến khi COVID-19 không còn nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế; tỉ lệ tử vong do COVID-19 được khống chế ở ngưỡng tương tự các bệnh truyền nhiễm khác hoặc cho là chấp nhận được, không gây áp lực cho kinh tế xã hội thì có thể cân nhắc xem như bệnh truyền nhiễm thông thường.

Phạt 2 triệu đồng vì vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

QUỲNH CHI |

Vĩnh Phúc - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc vừa thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tính đến 15h ngày 31.1.2022.