Bầu Bình: “Thành tích chỉ đứng thứ 5 trong thứ tự ưu tiên của Sài Gòn"

NGUYỄN ĐĂNG - THANH VŨ (thực hiện) |

Ông Trần Hòa Bình nhấn mạnh, câu lạc bộ Sài Gòn ưu tiên về cơ sở vật chất, đối tác chiến lược, nhân sự… để làm bóng đá lâu dài chứ không chăm chăm nhắm đến thành tích trước mắt.

Trước thềm lễ xuất quân của Sài Gòn chuẩn bị cho mùa bóng 2021, bầu Bình đã có những chia sẻ thẳng thắn về tham vọng của đội bóng, cũng như chiến lược "J.League hóa" đội bóng mạnh mẽ trong thời gian qua.

PV: Ông có thể nói rõ vai trò hiện tại ở câu lạc bộ Sài Gòn?

Chủ tịch Trần Hòa Bình: Từ ngày 12.1, tôi sẽ thay anh Vũ Tiến Thành làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành. Ở giai đoạn trước, vị trí và vai trò của các cá nhân có những thứ tự ưu tiên như việc chuẩn bị nhân sự để phù hợp với công việc, nên anh Thành làm cả Chủ tịch lẫn huấn luyện viên.

Năm nay, Sài Gòn làm việc theo hướng chuyên nghiệp hóa và quốc tế hóa, chuyên sâu ở từng vị trí. Công việc của tôi liên quan đến việc quản trị, nhân sự, ngân sách, quảng bá thương hiệu cũng như phát triển đội bóng...

Thời gian qua, ông đã đưa nhiều chuyên gia bóng đá Nhật Bản như cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản - Shimoda Masahiro, cựu tuyển thủ Daisuke Matsui… về Sài Gòn. Vì lý do nào đội "J.League hóa" mạnh mẽ vậy?

Tôi đã có hơn 20 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Trong văn hóa Nhật Bản, mọi người đều biết đến thuật ngữ “omotenashi” chỉ lòng hiếu khách, sự kính trọng giữa con người với nhau, cho đi mà không nghĩ đến nhận lại. Điều đó thôi thúc tôi hành động, dùng bóng đá để xây dựng nhân cách con người, làm cầu nối để giao lưu giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản.

Tôi đưa về ông Fuziwa Kenzo để phụ trách mảng học viện và trường học bóng đá của Sài Gòn. Ông Shimoda làm cố vấn về đào tạo và chuyên môn. Còn ông Oshima Tsubasa sẽ làm Giám đốc học viện bóng đá Sài Gòn, trước đó ông đã làm nhiệm vụ này tại đội FC Tokyo. Với những chuyên gia Nhật Bản, tôi chỉ cần không quá 10 phút để thuyết phục họ về với Sài Gòn.

Không chỉ Matsui, nhiều cầu thủ nổi tiếng khác của Nhật Bản cũng sẵn sàng sàng với đội bóng, nhưng chưa phải lúc thích hợp.

Ông Trần Hòa Bình chia sẻ mục tiêu làm bóng đá lâu dài, kết hợp chặt chẽ với bóng đá Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Đăng.
Ông Trần Hòa Bình chia sẻ mục tiêu làm bóng đá lâu dài, kết hợp chặt chẽ với bóng đá Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Đăng

Sài Gòn năm ngoái đứng hạng 3 V.League. Với sự đầu tư mạnh mẽ, toàn diện, ông cùng ban lãnh đạo đội bóng sẽ hướng đến mục tiêu cao hơn?

Với tôi, thành tích không phải thứ tự ưu tiên khi đầu tư vào bóng đá mà là giá trị bền vững. Bóng đá có thể thắng hay thua, có lúc cao trò, hân hoan nhưng cũng khổ đau, buồn bã... Tôi đón nhận tất cả những khoảnh khắc đó. Điều tôi muốn nhấn mạnh đến là giá trị lâu dài, tạo ra nền tảng vững chắc để phát triển như cơ sở vật chất, đối tác chiến lược…

Chúng tôi muốn làm mọi thứ thật bài bản, chuẩn và chuyên nghiệp.

"Trong quản lý doanh nghiệp, các nước Châu Âu hay Mỹ đề cao chủ nghĩa thành quả, tức đầu tư một số tiền nào đó sẽ thu được điều gì. Với Nhật Bản, đó là chủ nghĩa quy trình. Tôi kết hợp 2 điều đó để xây dựng đội bóng Sài Gòn".

Trong mỗi giai đoạn, chúng tôi có những thứ tự ưu tiên. Tôi nhấn mạnh, mùa bóng năm nay thành tích chỉ là ưu tiên thứ 5 của Sài Gòn, xếp sau việc hoàn thiện cơ sở vật chất, xây dựng đối tác chiến lược, tuyển mộ nhân sự và xây dựng hệ thống và quy trình vận hành.

Trước mùa bóng 2021, Sài Gòn đã chia tay 21 cầu thủ, khiến đội hứng chịu nhiều lời “dèm pha”, chỉ trích. Ông đối phó điều đó như thế nào?

Tôi không ngại những lời chỉ trích, phản biện bởi tôi tâm niệm mình làm không được điều gì là lỗi của mình, là động lực để bản thân cố găng hơn. Năm vừa rồi, chúng tôi không đặt nặng về chuyện thành tích. Điều quan trọng tôi muốn truyền tải thông điệp các cầu thủ phải ra sân đoàn kết và máu lửa.

Bước đầu, Sài Gòn đã thành công với 11 trận bất bại, đứng hạng 3 V.League. Điều đó không có nghĩa năm 2021 đội phải đứng ở Top 3 V.League hay vô địch.

Làm bóng đá không phải một sớm một chiều, điều cốt lõi vẫn là hướng đến giá trị bền vững, để mọi người thấy rằng: Sài Gòn là một đội bóng chất lượng, chứ không chăm chăm về thành tích. Dĩ nhiên, khi chất lượng đội bóng tốt, thành tích sẽ đến.

"Làm bóng đá không phải một sớm một chiều, điều cốt lõi vẫn là hướng đến giá trị bền vững".

Quá khứ, nhiều đội bóng ở Sài Gòn như Navibank Sài Gòn, Sài Gòn Xuân Thành đều không tồn tại lâu, dù đều tuyên bố mạnh mẽ. Làm thế nào để ông chứng minh sẽ làm bóng đá bài bản, lâu dài?

Sài Gòn là tâm nguyện cả đời của tôi. Điều quan trọng nhất là phải xây dựng được niềm tin. Chẳng hạn, việc đội bóng thay mấy ông chủ làm sao khiến người khác tin tưởng. Ông chủ đội bóng không nên thay đổi. Như tôi ngồi đây, tôi sẽ làm đến lúc không làm được nữa thì thôi.

Thứ hai, đội bóng phải đầu tư bài bản, không có chuyện vì không có thành tích, kiếm tài trợ khác. Chỉ khi có sự đầu tư bài bản, mọi người mới chú ý.

Sài Gòn năm ngoái chưa có gì nhưng năm nay, chúng tôi có rất nhiều đơn vị đồng hành. Tôi không nói cụ thể nhưng trong lễ xuất quân, mọi người sẽ thấy, rất nhiều đối tác lớn gắn bó với Sài Gòn, tiền tài trợ cả trên 100 tỉ đồng.

"Tôi sinh ra ở Sài Gòn và sẽ làm cho đội bóng đến lúc chết".

Sài Gòn có cả nội lực và ngoại lực. Tôi dám chắc rằng, những đội bóng vừa kể trên có nội lực nhưng không ngoại lực như chúng tôi.

Tôi muốn mọi người biết đến Sài Gòn là đội bóng của người Sài Gòn, có chiến lược nghiêm túc, có cơ sở vật chất hoàn thiện, có các hoạt động cộng đồng rộng khắp.

Tôi luôn nói với các cầu thủ rằng, câu lạc bộ Sài Gòn tạo cơ hội bình đẳng có tất cả mọi người, không phân biệt cầu thủ Việt Nam hay Nhật Bản. Cầu thủ nào đá tốt, lương không kém ngoại binh. Như Cao Văn Triền hay Phạm Văn Phong, thu nhập chắc chắn sẽ cao.

Đặc biệt tôi muốn tất cả họ gạt bỏ tư tưởng bầu cũ, bầu mới. Câu lạc bộ Sài Gòn là nơi để đá bóng chứ không phải điểm tựa để họ bấu vào đó chỉ vì muốn sống tại Sài Gòn.

Cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản Shimoda Masahiro cùng những chuyên gia có tiếng khác về làm việc cho Sài Gòn dưới quyền điều hành của bầu Bình. Ảnh: Nguyễn Đăng.
Cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản Shimoda Masahiro cùng những chuyên gia có tiếng khác về làm việc cho Sài Gòn dưới quyền điều hành của bầu Bình. Ảnh: Nguyễn Đăng

Có thể nói ông là ông bầu mới tại V.League, bên cạnh những ông bầu cũ như bầu Đức, bầu Hiển… Họ đã để lại ấn tượng gì cho ông?

Tất cả đều để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi. Không có những bậc đàn anh đó, sẽ khó lòng bóng đá Việt Nam đạt được những thành tựu như hôm nay. Mỗi người đều đi theo một con đường riêng, nhưng tất cả họ đều đã gắn bó lâu dài với bóng đá, bỏ ra công sức, tiền bạc rất lớn vì tình yêu với bóng đá.

Tôi ước họ có được những tổ chức hùng mạnh để sát cánh, đồng hành cùng, chắc chắn rằng họ đã nổi tiếng trên khắp thế giới, không phải chỉ riêng ở Việt Nam.

Từ việc điều hành các doanh nghiệp lớn, chuyển sang làm bóng đá, ông thấy dễ hay khó?

Rất khó. Như ở Nhật Bản, cầu thủ đa phần có học thức, nền tảng học vấn vững chắc. Cầu thủ Việt Nam chưa có được điều đó. Nhiều cầu thủ giàu nhanh quá, khiến họ mắc bệnh ngôi sao, khiến họ không thể hòa mình vào tập thể, gắn bó lâu dài.

Một năm làm bóng đá đã cho tôi nhiều trải nghiệm. Với đội Sài Gòn, tôi đã nói thẳng với các cầu thủ, đừng ai lên gặp tôi nói chuyện tiền bạc. Nếu ai đó nói rằng, có đội khác trả lương cao hơn, tốt hơn, tôi duyệt cho đi trong một buổi chiều. Sài Gòn là đội bóng được quản lý như quản lý doanh nghiệp. Tôi đã đưa những chuyên gia Nhật Bản qua được, không lẽ để họ nhận mức lương thấp hay sao?

Ngoài ra, tác phong chuyên nghiệp là điều cầu thủ Việt Nam vẫn chưa có được, như chuyện đi sớm về trễ… Tôi muốn các cầu thủ Sài Gòn phải thật nề nếp, trình độ, kỷ luật, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm. Tôi nhấn mạnh với họ: “Các em đừng nói về việc đá bóng bằng trái tim nhiều quá. Chẳng hạn, em nhận lương 100 triệu đồng/tháng thì hãy làm đúng trách nhiệm đi. Làm được rồi hãy nói đến việc cảm nhận đá bóng bằng ngôi sao”.

Sài Gòn xây dựng là một tập thể ngôi sao chứ các cầu thủ không phải là ngôi sao. Nói chung, mọi thứ rất khó. Đội bóng có 11 cầu thủ ra sân, chỉ 1 cầu thủ không hết mình, cố gắng là mọi thứ đổ xuống sông, biển hết.

Mơ ước lớn nhất của ông là gì?

Châu Âu hay Hàn Quốc tôi không dám hứa, nhưng với Nhật Bản tôi cam đoan sẽ giúp đỡ hết sức để đưa các cầu thủ sang đó giao lưu, thi đấu. Tôi có mối quan hệ với J.League, từ hạng 1 đến hạng 3. Các cầu thủ Việt Nam cần được cọ xát quốc tế nhiều hơn nữa. Không chỉ Sài Gòn, những đội bóng khác muốn gửi cầu thủ sang Nhật Bản, tôi sẵn lòng giúp đỡ.

Điều quan trọng vẫn là giúp ích cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam.

Xin cảm ơn và chúc ông thành công!

Bầu Bình sinh năm 1975, ông cùng bầu Trí (Nguyễn Cao Trí) và bầu Minh (Hồ Quốc Minh) mua câu lạc bộ Sài Gòn từ cuối năm 2019. Sau hơn 1 năm, đội đã có bước phát triển đáng nể như ký hợp tác toàn diện với FC Tokyo (Nhật Bản), mua lại Trung tâm thể thao Thành Long để xây dựng học viện, nơi tập luyện cho đội bóng, đưa hàng loạt chuyên gia từ Nhật Bản qua làm việc.

Bầu Bình chia sẻ về chiến lược phát triển đội bóng Sài Gòn trong tương lai.
NGUYỄN ĐĂNG - THANH VŨ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đội Bình Định mượn sân Nha Trang để đấu Câu lạc bộ Sài Gòn?

NGUYỄN ĐĂNG |

Câu lạc bộ Bình Định tính đến phương án mượn sân 19/8 Nha Trang (Khánh Hòa) làm sân nhà tạm thời, khi sân Quy Nhơn chưa kịp hoàn thiện.

Tân binh 39 tuổi nói gì sau bàn đầu tiên cho Sài Gòn?

Thanh Vũ |

Daisuke Matsui vẫn chưa hài lòng với bản thân sau trận ra mắt Sài Gòn.

Tân binh Nhật Bản 39 tuổi ghi bàn trong trận ra mắt Sài Gòn

Thanh Vũ |

Tân binh Daisuke Matsui lập trong trong trận đầu tiên thi đấu cho câu lạc bộ Sài Gòn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đội Bình Định mượn sân Nha Trang để đấu Câu lạc bộ Sài Gòn?

NGUYỄN ĐĂNG |

Câu lạc bộ Bình Định tính đến phương án mượn sân 19/8 Nha Trang (Khánh Hòa) làm sân nhà tạm thời, khi sân Quy Nhơn chưa kịp hoàn thiện.

Tân binh 39 tuổi nói gì sau bàn đầu tiên cho Sài Gòn?

Thanh Vũ |

Daisuke Matsui vẫn chưa hài lòng với bản thân sau trận ra mắt Sài Gòn.

Tân binh Nhật Bản 39 tuổi ghi bàn trong trận ra mắt Sài Gòn

Thanh Vũ |

Tân binh Daisuke Matsui lập trong trong trận đầu tiên thi đấu cho câu lạc bộ Sài Gòn.