Vĩnh Phúc: Loạt biệt thự đua nhau mọc trái phép trên đất rừng

Tuấn Anh - Minh Quân |

Nhiều căn biệt thự có giá trị lên đến hàng tỉ đồng xây dựng trái phép trên đất rừng (đã được tỉnh thu hồi giao cho một đơn vị trồng mía và cây ăn quả) tại TP.Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), trong khi đó, chính quyền sở tại xử lý thiếu quyết liệt để sai phạm tiếp nối ngày càng nhiều hơn.

Biệt thự mọc tràn lan trên đất rừng

Phản ánh tới Báo Lao Động, người dân trên địa bàn TP.Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, thời gian qua khu đất thuộc phường Liên Bảo (TP.Vĩnh Yên) bị đào bới, xây dựng trái phép.

Nhiều đối tượng ngang nhiên lấn chiếm, chuyển mục đích, xây dựng biệt thự, xây nhiều công trình kiên cố trái phép trên đất rừng nhưng không được xử lý dứt điểm khiến nhiều người bức xúc. Ảnh: Tuấn Anh
Nhiều đối tượng ngang nhiên lấn chiếm, chuyển mục đích, xây dựng biệt thự, xây nhiều công trình kiên cố trái phép trên đất rừng nhưng không được xử lý dứt điểm khiến nên ngày càng nhiều người đua nhau vi phạm. Ảnh: Tuấn Anh

Trao đổi với Lao Động, ông N.V.T (người dân phường Liên Bảo - TP.Vĩnh Yên) cho biết: "Ngày xưa ở đây là khu trồng mía và cây ăn quả, nhưng không hiểu bằng cách nào, thời gian qua nhiều "đại gia" về đây xây biệt thự. Mới đầu, chúng tôi cũng tưởng ở đây phải được cấp sổ đỏ và trong diện quy hoạch gì đó, nhưng sau đó phát hiện không phải, họ xây dựng trái phép".

Cũng theo ông T, việc xây dựng trái phép diễn ra công khai nhưng không được chính quyền địa phương quyết liệt ngăn chặn dẫn đến việc ngày càng nhiều ngôi biệt thự sang trọng liên tiếp mọc lên.

"Sai như thế nhưng không bị ngăn chăn dứt điểm nên họ cứ xây. Chủ yếu là xây hẳn biệt thự, chỉ một vài lô xây căn cấp 4 nhỏ nhỏ, gọi là giữ đất chờ ngày hợp pháp hóa" - ông T nói.

Theo tìm hiểu của Lao Động, khu rừng này trước đây được tỉnh thu hồi giao cho Công ty TNHH Kim Long với mục đích trồng mía và cây ăn quả. Tuy nhiên, sau khi Công ty TNHH Kim Long giao đất cho các cá nhân trồng cây, họ đã tự ý bán, chuyển nhượng trái pháp luật. Trong buổi làm việc với PV Báo Lao Động, đại diện Công ty TNHH Kim Long khẳng định khi phát hiện tình trạng xây dựng trái phép đã báo cáo tới chính quyền địa phương:

"Công ty TNHH Kim Long được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất từ năm 1997. Đến năm 2000, Công ty ký kết giao khoán với các hộ dân với mục đích trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, một số hộ dân đã xây dựng công trình kiên cố trên phần đất đó. Khi phát hiện sự việc, phía công ty đã thông báo tới chính quyền địa phương.

Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với các sở ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc thuyết phục, tháo dỡ các công trình vi phạm để hoàn trả mặt bằng cho UBND tỉnh”, đại diện Công ty TNHH Kim Long nói.

PV Báo Lao Động đã trao đổi nhanh với lãnh đạo UBND thành phố Vĩnh Yên. Vị này thừa nhận có nhiều hoạt động xây dựng trái phép đúng như người dân phản ánh.

Thanh tra tỉnh kết luận xong, sai phạm lại nhiều hơn trước

Sau thời gian dài những sai phạm trật tự xây dựng diễn ra công khai trước sự bất lực của chính quyền địa phương, Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc đã vào cuộc tìm hiểu, xử lý.
Sau thời gian dài những sai phạm trật tự xây dựng diễn ra công khai trước sự bất lực của chính quyền địa phương, Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc ra kết luận nhưng sai phạm vẫn tiếp tục diễn ra. Ảnh: Tuấn Anh

Ngày 2.4.2019, Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc ra Kết luận số 38/KL-TTr chỉ rõ, vào thời điểm thanh tra, phường Liên Bảo có 193 trường hợp vi phạm lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trái phép chưa được xử lý dứt điểm.

Diện tích đất vi phạm 167.870,5m2 gồm: Diện tích đất sử dụng xây dựng công trình 28.422,5m2, diện tích đất sử dụng vào mục đích khác 139.448m2.

Theo đó, hành vi chiếm đất chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình trái phép gồm 84 trường hợp; chiếm đất nhưng chưa xây dựng công trình có 4 trường hợp; mua bán chuyển nhượng từ đất không được phép chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình trái phép có 27 trường hợp và mua bán chuyển nhượng từ đất không được phép chuyển nhượng hiện trồng cây ăn quả và cây lâu năm gồm 10 trường hợp...

Ngoài ra, đất do UBND phường Liên Bảo giao thầu cho cá nhân, chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình trái phép cũng có 2 trường hợp...

Nhiều căn biệt thự nguy nga ngang nhiên xây dựng thách thức pháp luật.
Nhiều căn biệt thự nguy nga ngang nhiên xây dựng thách thức pháp luật. Đáng nói, không chỉ xây dựng biệt thự, nhóm đối tượng này đã tự hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường xá, khuôn viên... Ảnh: Tuấn Anh

Đáng chú ý, 7 căn biệt thự theo phản ánh của người dân được xác định xây dựng trên diện tích từ 150m2 lên tới hơn 276m2 đối với mỗi căn.

Tuấn Anh - Minh Quân
TIN LIÊN QUAN

BÀI 3: Dồn thửa đổi ruộng ở Vĩnh Phúc: Rầm rộ xây nhà trên đất nông nghiệp, có người nhà lãnh đạo xã

Phan Anh - Minh Ánh |

Trước sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, nhiều cá nhân, trong đó có người nhà lãnh đạo xã Phú Xuân (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc) đã ngang nhiên xây dựng nhà cửa và các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp và hành lang giao thông. Bi hài hơn, chính quyền địa phương thể hiện sự yếu kém khi để chính những người vi phạm thu giữ máy móc thiết bị trong quá trình xử lý sai phạm.

Mặc đất tặc "móc ruột" dự án ODA ở Vĩnh Phúc, các bên thoái thác trách nhiệm

Nhóm PV |

Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng "đất tặc" móc ruột dự án ODA trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong khi Giám đốc Ban quản lý Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc và Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên đang đá quả bóng trách nhiệm cho nhau, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên quy thêm trách nhiệm cho Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

Lâm Đồng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải tỏa "làng biệt thự" trái phép

Lưu Hoàng |

Hàng chục công trình trái phép trên đất lâm nghiệp hình thành kiểu "làng biệt thự" tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng bị UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu nhanh chóng giải tỏa.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

BÀI 3: Dồn thửa đổi ruộng ở Vĩnh Phúc: Rầm rộ xây nhà trên đất nông nghiệp, có người nhà lãnh đạo xã

Phan Anh - Minh Ánh |

Trước sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, nhiều cá nhân, trong đó có người nhà lãnh đạo xã Phú Xuân (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc) đã ngang nhiên xây dựng nhà cửa và các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp và hành lang giao thông. Bi hài hơn, chính quyền địa phương thể hiện sự yếu kém khi để chính những người vi phạm thu giữ máy móc thiết bị trong quá trình xử lý sai phạm.

Mặc đất tặc "móc ruột" dự án ODA ở Vĩnh Phúc, các bên thoái thác trách nhiệm

Nhóm PV |

Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng "đất tặc" móc ruột dự án ODA trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong khi Giám đốc Ban quản lý Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc và Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên đang đá quả bóng trách nhiệm cho nhau, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên quy thêm trách nhiệm cho Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

Lâm Đồng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải tỏa "làng biệt thự" trái phép

Lưu Hoàng |

Hàng chục công trình trái phép trên đất lâm nghiệp hình thành kiểu "làng biệt thự" tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng bị UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu nhanh chóng giải tỏa.