BÀI 3: Dồn thửa đổi ruộng ở Vĩnh Phúc: Rầm rộ xây nhà trên đất nông nghiệp, có người nhà lãnh đạo xã

Phan Anh - Minh Ánh |

Trước sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, nhiều cá nhân, trong đó có người nhà lãnh đạo xã Phú Xuân (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc) đã ngang nhiên xây dựng nhà cửa và các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp và hành lang giao thông. Bi hài hơn, chính quyền địa phương thể hiện sự yếu kém khi để chính những người vi phạm thu giữ máy móc thiết bị trong quá trình xử lý sai phạm.

Rầm rộ xây nhà trên đất nông nghiệp, có người nhà lãnh đạo xã

Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân trên địa bàn xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) bức xúc cho rằng, UBND xã đã để người dân xây nhà, lấn chiếm đất nông nghiệp, lấn chiếm hành lang giao thông.
Trong thông tin gửi Báo Lao Động, người dân cho rằng, nhiều hộ dân đã "công khai xây dựng nhà, công trình và tường bao lấn, chiếm ruộng đất của nhân dân". Ảnh: Phan Anh

"Tôi phản ánh nhiều quá, họ lên tận nhà chửi bới dọa đánh. Bao nhiêu lần phản ánh nhưng không thấm vào đâu. Trong những hộ vi phạm còn có người nhà lãnh đạo xã", một người dân nói.

Ảnh:
Ảnh:
Một số công trình xây dựng lấn chiếm hành lang giao thông theo phản ánh của người dân. Ảnh: Phan Anh

Trước phản ánh của người dân, PV Báo Lao Động đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Ngọc Bộ – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên. Ông Bộ thừa nhận trên địa bàn xã Phú Xuân có tình trạng người dân chiếm đất để xây dựng công nghiệp trái phép.

"Đối với các trường hợp vi phạm đất đai trên địa bàn xã Phú Xuân, Kết luận 06 đã nêu rất rõ, huyện đang tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm trong năm 2020. Năm 2019 có 3 trường hợp, năm 2020 có 4 trường hợp. Theo thẩm quyền, 4 trường hợp năm 2020 và 3 trường hợp năm 2019 thuộc UBND cấp xã".

Cũng theo ông Bộ, do huyện Bình Xuyên đang chuẩn bị tổ chức cấy lúa cho các hộ dân đã nhận ruộng theo kế hoạch dồn thửa đổi ruộng của tỉnh Vĩnh Phúc nên việc cưỡng chế được lùi lại đến khi người dân cấy xong.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên thông tin thêm, có 3 đối tượng cưỡng chế, trong đó có 1 trường hợp trước kia là công an viên:

"Đó là lý do người dân có ý kiến là “người nhà lãnh đạo”, thì đúng là người nhà lãnh đạo thật. Trường hợp đó là em vợ của Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân".

Năng lực xã yếu kém, huyện phải cử cán bộ hỗ trợ

Theo lãnh đạo huyện Bình Xuyên, năng lực UBND xã Phú Xuân còn yếu kém, đơn vị này thậm chí phải cử cán bộ mới để hỗ trợ xử lý công việc:

"Tôi đã hoàn thiện hết hồ sơ, yêu cầu các cơ quan chuyên môn của huyện rà soát lại giúp cho xã. Vì xã Phú Xuân yếu quá. Cán bộ địa chính của xã cũng yếu nhưng nghỉ rồi. Năm vừa rồi, huyện phải chỉ đạo điều 1 cán bộ từ xã khác đến thì mới đỡ".

Vị trí một số công trình xây dựng trên đất nông nghiệp theo phản ánh của người dân. Ảnh: Phan Anh
Vị trí một số công trình xây dựng trên đất nông nghiệp theo phản ánh của người dân. Ảnh: Phan Anh

Thực tế, UBND xã Phú Xuân đã từng tổ chức ra quân cưỡng chế đối với các hộ xây dựng lấn chiếm trên hành lang giao thông, tuy nhiên "hiệu quả ngược" khi thiết bị máy móc lại bị chính những người vi phạm thu giữ. Phó chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên nói cho biết:

"Xã làm không được chuẩn, thích là đem máy đến nhà người ta. Cưỡng chế thì phải theo quy định. Quan điểm của huyện là xử lý nghiêm".

Những sai phạm kéo dài, tràn lan khó xử lý có thể một phần do sự yếu kém, thiếu kiên quyết của UBND xã Phú Xuyên. Điều này được chính Phó chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên thừa nhận: "Xã ra quy định xử phạt sai vì xác định loại đất không đúng. UBND huyện đã xem xét hồ sơ, yêu cầu xã xử lý lại. Hồ sơ quản lý đất đai không có gì cả. Theo tôi nắm được, có 1 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, 2 trường hợp trên đất giao thông.

Ban Giám đốc Công an tỉnh cũng có ý kiến vấn đề này phải xử lý nghiêm, cẩn thận, không để mất niềm tin".

Theo Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc, UBND xã Phú Xuân đã báo cáo trên địa bàn xã này có 66 hộ vi phạm sử dụng đất nông nghiệp. Kiểm tra, xác minh 54/66 trường hợp, trong công văn 06/TB-TTr, Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc chỉ rõ:

Có 49 trường hợp vi phạm về sử dụng đất, diện tích 19.759,9 m2 trong đó: Lấn đất 699,5 m2, sử dụng sai mục đích 19.060,4 m2; xây dựng công trình 5.795,2 m2, cụ thể:

Thời điểm vi phạm trước ngày 01.7.2014 có 13 trường hợp vi phạm, diện tích 11.199,7 m2 đất (đất nông nghiệp là 10.971,7 m2, đất phi nông nghiệp là 228 m2), xây dựng công trình 2.451,6 m2.

Thời điểm vi phạm sau ngày 01.7.2014: Có 34 trường hợp vi phạm, diện tích 8.560,2 m2 đất (đất NN 8.211,7 m2, đất phi NN 348,5 m2), xây dựng công trình 3.343,6 m2.

Phan Anh - Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Dồn thửa đổi ruộng ở Bình Xuyên: Nông dân "thất nghiệp", xã, huyện nói gì?

Tuấn Anh - Minh Ánh - Nhật Huy |

Dù đã có chỉ đạo, đốc thúc từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tuy nhiên công tác dồn thửa đổi ruộng tại xã Phú Xuân (huyện Bình Xuyên) vẫn đi vào bế tắc khi người dân và UBND xã chưa tìm được tiếng nói chung trong cách chia ruộng sau khi dồn điền.

BÀI 1: Dồn thửa đổi ruộng ở Bình Xuyên: Ruộng sâu ngang bụng, dân cày làm sao?

Phan Anh - Minh Ánh |

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách thiết thực giúp người dân tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trong đó, kế hoạch 256 về việc dồn thừa đổi ruộng đã mang lại nhiều lợi ích, trực tiếp hỗ trợ quá trình canh tác của người dân. Tuy nhiên việc triển khai tại một số địa phương không đồng bộ, máy móc, đẩy người dân vào tình thế có ruộng không được làm. Thêm vào đó, việc thiếu minh bạch trong công tác quản lý của một số cán bộ đã khiến người dân bức xúc.

Trước những phản ánh của người dân, từ ngày 05.03.2021 Báo Lao Động khởi đăng loạt bài phản ánh những bất cập trong công tác dồn thửa đổi ruộng và quản lý đất đai tại Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Dồn thửa đổi ruộng ở Bình Xuyên: Nông dân "thất nghiệp", xã, huyện nói gì?

Tuấn Anh - Minh Ánh - Nhật Huy |

Dù đã có chỉ đạo, đốc thúc từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tuy nhiên công tác dồn thửa đổi ruộng tại xã Phú Xuân (huyện Bình Xuyên) vẫn đi vào bế tắc khi người dân và UBND xã chưa tìm được tiếng nói chung trong cách chia ruộng sau khi dồn điền.

BÀI 1: Dồn thửa đổi ruộng ở Bình Xuyên: Ruộng sâu ngang bụng, dân cày làm sao?

Phan Anh - Minh Ánh |

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách thiết thực giúp người dân tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trong đó, kế hoạch 256 về việc dồn thừa đổi ruộng đã mang lại nhiều lợi ích, trực tiếp hỗ trợ quá trình canh tác của người dân. Tuy nhiên việc triển khai tại một số địa phương không đồng bộ, máy móc, đẩy người dân vào tình thế có ruộng không được làm. Thêm vào đó, việc thiếu minh bạch trong công tác quản lý của một số cán bộ đã khiến người dân bức xúc.

Trước những phản ánh của người dân, từ ngày 05.03.2021 Báo Lao Động khởi đăng loạt bài phản ánh những bất cập trong công tác dồn thửa đổi ruộng và quản lý đất đai tại Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.