Quy hoạch chắp vá, Hà Nội biến thành 3.600 phố phường?

|

Thiếu cơ sở dữ liệu khoa học, tầm nhìn ngắn hạn là nguyên nhân của thực trạng nhiều dự án quy hoạch bị phá vỡ. Hà Nội cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Tắc đường, sốt đất do quá tải

7 năm trước, khi quy hoạch Hà Nội mở rộng chưa được phê duyệt, một kiến trúc sư đã dự báo rằng, trong vòng 10 năm tới, Hà Nội sẽ phải đối mặt với tình trạng tắc đường và quá tải tại nhiều khu vực. Đặc biệt, với việc quy hoạch dồn nén các khu đô thị phía Tây Hà Nội, nhiều tuyến đường huyết mạch của Thủ đô bị biến thành những “cống người” vào những giờ cao điểm. Và chỉ 5 năm sau, dự báo này đã trở thành sự thật.

Hà Nội sau gần 10 năm mở rộng, diện tích nội thành đã tăng lên gấp đôi, gấp ba, nhưng chủ yếu vẫn là phân lô, bán nền. Diện tích đất công cộng, đường đi, cây xanh, cầu cống… được quy hoạch không quy củ và mới chỉ áp dụng trong những dự án nhỏ lẻ. Các khu công nghiệp, khu chế xuất thi nhau mọc lên nhưng không có nhà ở đi kèm. Và tình trạng dồn cục đã xảy ra khi dòng người di chuyển từ nơi ở trong thành phố đến nơi làm việc.

Trong quy hoạch phát triển Hà Nội trước đây, 9 KCN cũ cùng với hàng loạt các KCN mới đã hình thành một vành đai bủa vây Hà Nội. Hậu quả gây ra là không khí ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp đều bị thổi vào nội thành dù bất kể là hướng gió nào. Đặc biệt, nguy cơ ô nhiễm trong lõi đô thị đã hiển hiện rõ ràng.

Để giải quyết hậu quả này, hơn một thập kỷ qua, Hà Nội đã không ngững nỗ lực di dời các khu công nghiệp ra khỏi vùng lõi. Nhưng kế hoạch luôn bị chậm do những khó khăn về đất đai và chuyển đổi công nghệ… Kế hoạch chuyển toàn bộ cơ sở công nghiệp ra khỏi Thủ đô cũng khó lòng thực hiện bởi gặp rất nhiều trở ngại. Bằng chứng được đưa ra là, khi lập quận mới Hoàng Mai gồm một phần huyện Thanh Trì thì các cơ sở công nghiệp đó lại nằm gọn trong nội thành vì thuộc địa phận quận Hoàng Mai.

Ngay tại trung tâm, quy hoạch trước kia cũng bị phá vỡ khi hàng loạt cao ốc được chính quyền cho phép xây dựng khiến hạ tầng bị quá tải gây sập cống, cây xanh phải chặt hạ. Đơn cử như con đường Nguyễn Chí Thanh từng được coi là kiểu mẫu, đẹp nhất Thủ đô. Dài 1,8km với mặt nước, nhiều cây xanh và không gian… Nhưng từ khi có kế hoạch quy hoạch, con đường này đã bị cấy thêm đủ loại công trình. Mật độ dân số tăng chóng mặt và tình hình giao thông quá tải nghiêm trọng đã khiến con đường Nguyễn Chí Thanh bị xuống hạng.

Do tầm nhìn ngắn hạn cùng lối quy hoạch chắp vá, hàng ngàn dự án bao quanh thành phố đã được chuyển mục đích cho hàng trăm công ty kinh doanh đất trên giấy. Và do đó, đô thị lên cơn sốt đất. Thực trạng đầu cơ đất với mánh khóe “cho dự án, chạy dự án và cấp dự án” càng làm cho bức tranh “nhà nhà làm quy hoạch” hiện rõ. Trong cơn quay cuồng đó, các nhà đầu cơ từ khắp nơi đổ về, đã đẩy giá đất lên cao chóng mặt.

Bộ mặt đô thị bị băm nát

Theo các số liệu được công bố, diện tích đất dành cho giao thông còn quá hạn chế. Tổng diện tích của 7 quận nội thành Hà Nội cũ là 83km2, nhưng diện tích để làm đường chỉ chiếm 6,18% diện tích, là 5,2km2. Ở ngoại thành, quỹ đất dành cho giao thông chỉ chiếm 0,9% quỹ đất.

Khi đô thị phát triển nhanh theo chiều rộng, sự manh mún càng thể hiện rõ. Quy hoạch chắp vá, thiếu thiết kế đã khiến mặt tiền nhiều thành phố bị băm nát. Giờ đây, việc tìm đất xây bệnh viện, trường học, công viên… càng trở nên nan giải. Nguồn lực của quốc gia với hàng trăm nghìn tỷ đồng ngân sách đã bị ném cho việc mở đường, giải tỏa xây dựng cầu, xây dựng các công trình thoát nước, chợ, trạm xe buýt…

Nghịch lý, nhiều tuyến đường vành đai chưa xây xong đã biến thành đường nội ô. Các luồng giao thông kết nối bị đẩy vào ngõ cụt. Ví dụ điển hình là kết nối giữa Hà Nội với sân bay Nội Bài.

Thủ đô trở thành một chợ lớn bởi thực trạng chia lô nhà ống. Và Hà Nội giờ đây gần như đã trở thành 3.600 phố phường với dân số tăng gấp đôi, lượng dân số trong quy hoạch bị phá nát. Các nguồn lực của thành phố bị dồn cho mở đường, chống ngập, chống ùn tắc, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường… Điều đó cũng có nghĩa, vòng luẩn quẩn trong quy hoạch vẫn chưa thể dứt khi tầm nhìn bị hạn chế với những lợi ích trước mắt. Tất cả những vấn nạn này là hậu quả của việc ban hành luật không có tính khả thi, thiếu thực tiễn và dự báo chậm trễ trong vấn đề quản lý phát triển đô thị.

Theo kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công trong quy hoạch, phát triển đô thị, cần phải ưu tiên hàng đầu vấn đề xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đó là nền tảng của đô thị. Nhiều chuyên gia cũng khẳng định rằng, việc đầu tư cho hệ thống này là đầu tư cho sự phát triển, cho mai sau. Tuy nhiên, mai sau của Hà Nội có lẽ sẽ khá khó khăn bởi chúng ta vẫn chưa chống đỡ được các khủng hoảng ở hiện tại nếu không thực hiện một cuộc cách mạng trong quy hoạch đô thị.

Theo Báo Xây dựng Online

TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.