Nữ cổ đông lập doanh nghiệp 144 nghìn tỉ: Đang làm thủ tục rút khỏi công ty

Cường ngô |

Được biết, hiện tại bà Kim Thị Phương đã đến Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội để làm thủ tục rút khỏi công ty, tuy nhiên, theo các luật sư "thủ tục này khá phức tạp".

Liên quan thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), chia sẻ với phóng viên Lao Động, một người thân cận với bà Kim Thị Phương (sinh năm 1963) - một trong 3 cổ đông của Công ty USC Interco cho biết, bà Phương là đại lý phân phối nước khoáng từ trường cho Công ty cổ phần nước CNA, khi ông Nguyễn Hoàn Sơn (bạn hàng của bà Phương) ngỏ lời muốn thành lập công ty, bà Phương nghĩ điều đó thuận lợi cho công việc làm ăn của mình, nên đồng ý.

Bà Phương là cổ đông góp vốn nhưng không phải đi đăng ký. Ông Trần Gia Phong và ông Nguyễn Hoàn Sơn cầm chứng minh thư của bà Phương đi làm thủ tục, sau đó cầm hồ sơ về bảo bà Phương ký. Bà Phương cũng không hề hay biết công ty này có ngành nghề kinh doanh bất động sản.

Theo tìm hiểu Lao Động, hiện tại, bà Kim Thị Phương đã đến Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội để làm thủ tục rút khỏi công ty, đồng thời nhờ luật sư tư vấn thủ tục pháp lý về việc này.

Nhà của bà Phuơng - đồng thời cũng là trụ sở siêu công ty. Ảnh: Cường Ngô
Nhà của bà Phuơng - đồng thời cũng là trụ sở siêu công ty. Ảnh: Cường Ngô

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình - Đoàn Luật sư TPHCM cho biết, trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc thay đổi thành viên trong doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến. Nhìn chung có 4 trường hợp thay đổi thành viên như sau: Thay đổi thành viên do tiếp nhận thành viên mới; Thay đổi thành viên do chuyển nhượng, tặng cho phần vốn góp; Thay đổi thành viên do không góp đúng, góp đủ, góp không đúng tiến độ vốn góp đã đăng ký; Thay đổi thành viên do thừa kế.

Theo Điều 201 Luật doanh nghiệp 2015, có hai hình thức giải thể doanh nghiệp, đó là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc.

Giải thể tự nguyện là quyền của nhà đầu tư đối với việc rút lui khỏi thị trường kinh doanh - một trong các nhóm quyền của quyền tự do kinh doanh.

Gồm các trường hợp quy định tại điểm a,b, khoản 1 điều 201 Luật doanh nghiệp 2015. Đó là việc kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Còn giải thể bắt buộc do yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp do doanh nghiệp không đáp dứng được các điều kiện luật định. Bao gồm các trường hợp sau: Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo luật sư Bình, việc bà Phương rút cổ phần ra khỏi công ty cũng phải vấn đề đơn giản. Vì công ty này mới được thành lập nên việc chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp.

Cụ thể: “Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”.

Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ, khi đó cổ đông sáng lập mới có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.

Cường ngô
TIN LIÊN QUAN

"Siêu doanh nghiệp" đăng ký vốn 6 tỉ USD: Liệu có bị xử lý?

Tùng Giang |

Liên quan đến thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), luật sư Quách Thành Lực cho rằng, đây là chiêu PR thượng thặng không những không trái, mà còn hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật hiện tại.

Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 6 tỉ USD: Người trong cuộc nói gì?

Tùng Giang |

Liên quan đến thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), theo bà Phương, căn nhà tại số 10, ngõ 234 thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức) được ông Trần Gia Phong mượn đặt làm trụ sở đăng ký hoạt động.

Cận cảnh trụ sở của doanh nghiệp bí ẩn đăng ký vốn điều lệ 6 tỉ USD

Tùng Giang |

Theo quan sát, trụ sở của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC ( Công ty USC Interco) đăng ký vốn điều lệ 144.000 tỉ đồng (khoảng 6 tỉ USD) không phải là một tòa cao ốc hoành tráng, mà nằm lọt thỏm trong ngõ 234 đường Thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội).

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

"Siêu doanh nghiệp" đăng ký vốn 6 tỉ USD: Liệu có bị xử lý?

Tùng Giang |

Liên quan đến thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), luật sư Quách Thành Lực cho rằng, đây là chiêu PR thượng thặng không những không trái, mà còn hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật hiện tại.

Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 6 tỉ USD: Người trong cuộc nói gì?

Tùng Giang |

Liên quan đến thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), theo bà Phương, căn nhà tại số 10, ngõ 234 thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức) được ông Trần Gia Phong mượn đặt làm trụ sở đăng ký hoạt động.

Cận cảnh trụ sở của doanh nghiệp bí ẩn đăng ký vốn điều lệ 6 tỉ USD

Tùng Giang |

Theo quan sát, trụ sở của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC ( Công ty USC Interco) đăng ký vốn điều lệ 144.000 tỉ đồng (khoảng 6 tỉ USD) không phải là một tòa cao ốc hoành tráng, mà nằm lọt thỏm trong ngõ 234 đường Thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội).