Nguyên nhân khu công nghiệp lớn nhất Phú Thọ chưa thể nhanh chóng mở rộng

Tô Công |

Phú Thọ - Khu công nghiệp Cẩm Khê (KCN) những năm qua gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, huyện Cẩm Khê phải xử lý mạnh tay, sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất nếu cần thiết.

Với diện tích quy hoạch lên tới 450ha nằm trên địa phận thị trấn Cẩm Khê, xã Xương Thịnh, KCN Cẩm Khê là KCN lớn nhất tại tỉnh Phú Thọ. KCN này được xây dựng ở vị trí thuận lợi về giao thông khi nằm sát Quốc lộ 32C, cách tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai chỉ khoảng 0,8km (tại nút giao IC10), có tuyến giao thông nối với đường liên vùng (nối Phú Thọ và Yên Bái) dài hơn 3km đang được xây dựng...

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động những ngày giữa tháng 7, đến thời điểm hiện tại đã có một phần diện tích hoàn thành xây dựng hạ tầng, trên 20 nhà máy đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động. Tuy nhiên, diện tích chưa giải phóng mặt bằng và đang vướng mắc về giải phóng mặt bằng còn khá lớn.

Khu vực quy hoạch KCN Cẩm Khê. Ảnh: Google Earth.
Khu vực quy hoạch KCN Cẩm Khê. Ảnh: Google Earth.

Anh Nguyễn Huy Định (người dân xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê) - công nhân Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam tại KCN Cẩm Khê - chia sẻ: "Có KCN, công nhân sẽ không còn phải tha hương, kinh tế của huyện phát triển. Mong rằng người dân sẽ đồng thuận với chủ trương của nhà nước, khu công nghiệp sẽ ngày càng được mở rộng, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động".

Theo báo cáo của UBND huyện Cẩm Khê, đến đầu tháng 7.2024, đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho chủ đầu tư diện tích 139,5ha, trong đó đã cho thuê 99,54ha; diện tích chưa chuyển mục đích sử dụng đất là 287,8ha, trong đó có 183,4ha đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa đủ điều kiện giao đất (diện tích còn xôi đỗ).

KCN Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công.
KCN Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công.

Trong diện tích 183,4ha, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, vướng mắc với hàng chục hộ dân, chủ yếu là các trường hợp: Đã phê duyệt phương án bồi thường nhưng chưa nhận tiền, vướng mắc thủ tục về đất đai, trong quá trình kiểm đếm bổ sung, không đồng ý nhận tiền bồi thường...

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Chí - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê - cho biết, với các diện tích thời gian qua đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, huyện sẽ đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện quy trình, thủ tục để chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho chủ đầu tư.

KCN Cẩm Khê đang đẩy mạnh giải phóng mặt bằng. Ảnh: Tô Công.
KCN Cẩm Khê đang đẩy mạnh giải phóng mặt bằng. Ảnh: Tô Công.

Theo ông Chí, với diện tích 183,4ha xôi đỗ, thống kê cho thấy có tới 220 hộ dân có đất ở. Sau một thời gian đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, hiện tại còn vướng mắc 26 hộ dân, chủ yếu là các hộ ở xã Xương Thịnh.

"Những hộ còn lại trong diện tích 183,4ha là những trường hợp khó khăn, vướng mắc nhất, vì vậy phải làm lẻ từng hộ, không thể làm ồ ạt được. Trong thời gian tới, để đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng KCN, huyện sẽ tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tuy nhiên với các trường hợp cố tình chống đối, huyện sẽ xử lý mạnh tay, áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất nếu cần thiết" - ông Chí chia sẻ.

KCN Cẩm Khê đã có nhiều nhà máy đi vào hoạt động. Ảnh: Tô Công.
KCN Cẩm Khê đã có nhiều nhà máy đi vào hoạt động. Ảnh: Tô Công.

Theo tìm hiểu, KCN Cẩm Khê được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Ngày 13.5.2016, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 1092/QĐ-UBND về việc thành lập khu công nghiệp này.

Ngày 11.10.2017, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Cẩm Khê. Dự án được giao cho Công ty cổ phần Ao Vua và Công ty cổ phần Xây dựng Đức Anh đầu tư thực hiện.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Hòa Bình chuyển mục đích sử dụng hơn 30ha đất lúa để làm khu công nghiệp

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - UBND tỉnh vừa có quyết định chuyển mục đích sử dụng hơn 30ha đất lúa sang đất công nghiệp để nhà đầu tư bước đầu thực hiện dự án Khu công nghiệp Nhuận Trạch.

Bức xúc vì huyện đưa đất chưa giải phóng mặt bằng ra đấu giá

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Ông Nguyễn Đình Thái trúng đấu giá lô đất 2,1 tỉ đồng và đã nộp đủ vào ngân sách nhưng hơn 7 tháng nay vẫn không làm được sổ đỏ do lô đất chưa được giải phóng mặt bằng.

Loạt dự án vùng biên "chôn chân" vì vướng giải phóng mặt bằng

Nhóm PV |

Cao Bằng - Nhiều dự án qua cả chục năm thi công nhưng vẫn chưa thể hoàn thành vì vướng giải phóng mặt bằng.

Tàu cát áp sát bờ, đất đai trôi sông, người dân bất lực

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Khu vực đất canh tác của người dân Hán Đà liên tục xảy ra sạt lở, trôi tuột xuống sông Chảy do hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra nhiều năm nay.

Shark Bình bị oan và bi hài mạng xã hội

Thùy Trang |

Những ngày qua, Shark Bình và một á hậu vướng rắc rối vì tin đồn thất thiệt tràn lan trên mạng xã hội.

Sạt lở nghiêm trọng cách nhà dân chưa đầy 2 mét

PHƯƠNG ANH |

Từ đầu năm 2024 đến nay tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận hàng chục điểm sạt lở. Trong đó có điểm sụp hoàn toàn 1 đoạn đường đan và cách nhà dân chưa đầy 2 mét.

Dự báo kịch bản thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2024

Tuyết Lan |

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Đặc biệt, khi ba luật liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực sớm từ 1.8.2024 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tiến độ phát triển dự án và gia tăng nguồn cung nhà ở mới.

Đường 80 tỉ ở Điện Biên xuống cấp khi chưa bàn giao đã được sửa chữa

NHÓM PV |

Tuyến đường 80 tỉ đồng tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên hư hỏng, xuống cấp khi chưa bàn giao - đã được sửa chữa sau phản ánh của Báo Lao Động.