Nguy cơ mất tiền tỉ khi "ôm" đất ven hồ bằng giấy viết tay

CAO NGUYÊN |

Đất ven ao, hồ nông thôn được "săn lùng" với ý tưởng xây biệt thự nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo nếu đất không đầy đủ pháp lý mà chỉ mua bán bằng giấy viết tay dễ gặp rủi ro. Huyện Sóc Sơn (Hà Nội) - địa phương được nhiều người tới tìm mua đất nghỉ dưỡng - cũng nhiều lần đưa ra cảnh báo để người mua không rơi vào “bẫy”.

Nhiều giao dịch giấy viết tay

Theo ghi nhận của PV đất ven mặt hồ Đồng Đò (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cách đây hơn 1 năm giá 5-7 triệu đồng/m2, nhưng nay được đẩy lên 10 - 20 triệu đồng/m2, tuỳ từng vị trí. Tương tự, đất trên núi nhìn xuống hồ Đồng Đò trước đây có giá 2 - 5 triệu đồng/m2, hiện cũng được chào bán lên từ 7 đến hơn 10 triệu đồng/m2. Những vị bán kính 100m2 xung quanh hồ Đồng Đò cũng khoảng 1,8 - 3 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi đầu năm ngoái.

Trong khi đó, hay như khu vực hồ Cố Đụng (huyện Thạch Thất, Hà Nội), giá đất ven hồ cũng tăng chóng mặt. Đơn cử, 1 lô đất 1.000 m2 mặt hồ, giá hồi năm 2019 là 1,5 triệu đồng/m2. Đến cuối năm 2021, giá đã tăng lên 7 triệu đồng/m2 và đến đầu năm 2022 là 8 - 9 triệu đồng/m2.

Không chỉ riêng tại Hà Nội, những địa phương lân cận cũng diễn ra tình trạng tương tự. Đất ven hồ Đồng Chanh (huyện Lương Sơn), đầu năm 2021 có giá khoảng 2 -3 triệu đồng/m2, đến cuối năm 2021, giá đã tăng lên 4 - 5 triệu đồng/m2. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, mức giá giao dịch là 8,5 - 10 triệu đồng/m2, tăng gấp ba đến bốn lần so với hơn 1 năm trước.

Thực tế, xu hướng tìm mua đất ven đô đặc biệt gần hồ đang rất được nhiều người ưa chuộng. Đáng nói, phần lớn diện tích đất ven hồ đều là đất nông nghiệp, những hộ dân và khách hàng đến mua đất sử dụng đều thông qua hình thức viết tay.

Các công trình xây dựng ở ven hồ Đồng Đò. Ảnh Việt Lâm.
Các công trình xây dựng ở ven hồ Đồng Đò. Ảnh Việt Lâm.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Quang Ngọc – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho rằng, chính quyền cũng đã nhiều lần đưa ra các cảnh báo để người dân không giao dịch khi chưa đủ pháp lý. “Việc giao dịch bằng giấy viết tay đã gây ảnh hưởng tới người dân. Do không đủ pháp lý nên xảy ra nhiều đơn thư, khiếu nại, phía Công an cũng đang kiểm tra vấn đề này”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Nguy cơ mất trắng

Thực tế, những người dân nhận chuyển nhượng bằng hình thức viết tay thường không thông qua chính quyền địa phương. Bởi lẽ họ xác định cũng không sở hữu vĩnh viễn, khi nào cần tiền hoặc có lãi sẽ lại chuyển nhượng cho người khác.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, khi xảy ra những cơn sốt đất, ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: Đất rừng, đất ruộng, vườn... Nhiều môi giới, thậm chí là người dân đã tự phát rao bán đất rừng, đất vườn có sổ đỏ hoặc không sổ đỏ.

Nhiều mảnh đất rừng ăn theo "sốt đất" cũng tăng giá để “bẫy” những nhà đầu tư non kinh nghiệm. Việc rao bán đất rừng tràn lan dẫn đến rất nhiều hệ lụy như sốt đất ảo, xây dựng trái phép, lừa đảo người dân khiến thị trường phát triển thiếu bền vững.

Do đó, ông Đính cũng khuyến cáo, những khách hàng mua đất ven sông, hồ cần hết sức thận trọng, cần tìm hiểu kỹ pháp lý. Bởi đất khu vực này chỉ được làm các công trình tạm, không được phép xây kiên cố. Việc mua bán cũng chủ yếu là giấy viết tay và vi bằng, vì vậy, người mua có thể sẽ phải chịu rủi ro khiến "tiền mất, tật mang".

Nói thêm với PV, một vị lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn (TP.Hà Nội) cho rằng việc mua bán bằng giấy viết tay là giao dịch dân sự. Tuy nhiên, về phía chính quyền khi có thông tin đã có văn bản chỉ đạo, nghiêm cấm việc mua bán đất không đủ điều kiện chuyển nhượng.

“Từ năm 2019 đến nay chúng tôi đã có nhiều văn bản đưa ra cảnh báo. Nếu có đơn thư mà có dấu hiệu lừa đảo thì chắc chắn sẽ chuyển cho cơ quan công an để phía họ giải quyết”, vị này nhấn mạnh.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nói rằng, mua nhà đất bằng giấy viết tay dễ xảy ra những rủi ro như: Không được tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng; Khó xác minh được nguồn gốc của đất, không thể thế chấp ngân hàng. Và chắc chắn, khi xây dựng trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích trái phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Xây nhà trên đất nông nghiệp: Nộp phạt có tránh được phá dỡ?

Kim Nhung (T/H) |

Xây nhà trên đất nông nghiệp mà chưa chuyển mục đích sử dụng đất là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Các dự án trên "đất vàng" chậm tiến độ là do dịch bệnh COVID-19?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Hàng loạt dự án nằm trên "đất vàng" của TP. Huế chậm tiến độ đều có nêu nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19?

Đề xuất các chủ trương, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai

Vương Trần |

Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Xây nhà trên đất nông nghiệp: Nộp phạt có tránh được phá dỡ?

Kim Nhung (T/H) |

Xây nhà trên đất nông nghiệp mà chưa chuyển mục đích sử dụng đất là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Các dự án trên "đất vàng" chậm tiến độ là do dịch bệnh COVID-19?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Hàng loạt dự án nằm trên "đất vàng" của TP. Huế chậm tiến độ đều có nêu nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19?

Đề xuất các chủ trương, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai

Vương Trần |

Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.