Luật hóa tiền đặt cọc, liệu có bị chiếm dụng vốn?

Anh Huy |

Lâu nay, chuyển nhượng bất động sản trước khi ký hợp đồng thường đặt cọc tiền nhưng theo quy định việc đặt cọc này không có giá trị pháp lý. Có nhiều môi giới hay các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc này để chiếm dụng vốn. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, nên có hợp đồng đặt cọc riêng theo Nghị định 02/2022/NĐ-CP về hợp đồng kinh doanh BĐS để đảm bảo quyền lợi của người mua.

Đề xuất tiền đặt cọc không quá 30% giá trị

Mới đây, cử tri TP.Hồ Chí Minh đã có kiến nghị gửi Bộ Xây dựng khi xem xét Đề án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cần luật hóa các nội dung của khoản 2 Điều 6 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP với các quy định về: “phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của căn hộ du lịch (condotel)”; “việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong tòa nhà căn hộ condotel”.

Bên cạnh đó là các quy định về Hội nghị tòa nhà căn hộ condotel; Quản lý vận hành, bảo trì tòa nhà căn hộ condotel. Đồng thời, bổ sung quy định đặt cọc vào Điều 6 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP quy định về “Hợp đồng kinh doanh BĐS”. Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư dự án BĐS có thể nhận đặt cọc của khách hàng để bảo đảm giao kết Hợp đồng kinh doanh BĐS; Giá trị đặt cọc do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 30% giá trị; Hình thức văn bản đặt cọc do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trước vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định chỉ được quy định chi tiết những nội dung, điều, khoản của Luật giao Chính phủ quy định chi tiết.

Cụ thể, trong Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 chưa có quy định hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về đặt cọc. Do vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chưa có cơ sở xem xét đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung các nội dung này vào quy định của Nghị định số 02/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh BĐS.

Tuy nhiên, đối với các kiến nghị nêu trên Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu trong quá trình xây dựng Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) thời gian tới.

Trên thực tế, đã có nhiều phát sinh từ những giao dịch đặt cọc BĐS, các dự án không đảm bảo tiến độ, không đảm bảo tính pháp lý, chiếm dụng vốn của chủ đầu tư với các khách hàng đặt cọc… Do đó, Luật Kinh doanh BĐS 2014 không đưa hoạt động đặt cọc BĐS vào quy định, yêu cầu dự án BĐS khi đủ điều kiện được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận mới có thể mở bán, huy động vốn.

Tình trạng chủ đầu tư dự án BĐS lách luật, huy động vốn trái phép diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương. Các hợp đồng đặt cọc, góp vốn, cho vay… với khách hàng mua sản phẩm dự án BĐS ở thời điểm chưa được mở bán vẫn diễn ra.

Có thể nhận thấy, các doanh nghiệp BĐS huy động vốn trái phép đa phần là năng lực tài chính yếu, “hụt hơi” trong quá trình triển khai các dự án, cần huy động một phần tài chính để thực hiện dự án. Điều này cũng đẩy khách hàng vào những nguy cơ rủi ro cao.

Không biến tiền đặt cọc thành huy động vốn

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) - cho biết, những dạng hợp đồng đó diễn ra nhiều và cũng xuất hiện hàng loạt tranh chấp. Có nhiều môi giới hay các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc đặt cọc để chiếm dụng vốn.

Ví dụ, căn nhà có giá trị 1 tỉ đồng nhưng có trường hợp yêu cầu đặt cọc đến 900 triệu đồng. Đặc biệt, các nền đất, căn hộ chưa đủ pháp lý nhưng đã được “vẽ” ra để đem huy động vốn nên phải được thực hiện dưới các dạng “hợp đồng hứa” như trên.

Trong khi hiện nay, luật Kinh doanh BĐS 2014 chưa quy định điều chỉnh các hành vi giao dịch BĐS, huy động vốn xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng kinh doanh BĐS, như đặt cọc, “hứa mua, hứa bán”, “hợp tác đầu tư”…

Đây chính là kẽ hở dẫn đến xuất hiện tình trạng bên bán, bên huy động vốn lợi dụng để nhận tiền đặt cọc, thậm chí đã xảy ra hoạt động kinh doanh phạm pháp tại Công ty Alibaba.

Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Nguyễn Doãn Hùng - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam - cho rằng, việc đưa quy định đặt cọc BĐS vào luật cần có những quy định cụ thể. Trong đó, tiền đặt cọc phải được để vào một tài khoản phong tỏa, chủ đầu tư không được sử dụng ngay, chỉ khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiến độ của dự án mới được bỏ phong tỏa.

“Số tiền đặt cọc của khách hàng khi đó cũng có quyền được đảm bảo. Trường hợp rủi ro, dự án chậm tiến độ hoặc vướng mắc pháp lý trong quá trình triển khai thì tiền đặt cọc của khách hàng vẫn còn nguyên” - luật sư Hùng nói.

Theo một lãnh đạo doanh nghiệp BĐS ở Hà Nội, luật hóa tiền đặt cọc BĐS phải quy định chặt chẽ nếu không sẽ chỉ có lợi cho doanh nghiệp và “doanh nghiệp cầm đằng chuôi” không có lợi cho khách hàng.

“Tiền đặt cọc thực chất là khoản huy động vốn trước của doanh nghiệp trong khi triển khai dự án, đã có nhiều dự án nhận tiền đặt cọc xong không triển khai, chậm tiến độ, điều này nảy sinh những tranh chấp dân sự giữa chủ đầu tư và khách hàng, khách hàng sẽ bị thiệt vì đặt cọc có thể mất trắng tiền” - vị lãnh đạo này nói.

Nếu tiền đặt cọc BĐS được luật hóa thì phải có thêm những quy định về bảo đảm của ngân hàng, có những đơn vị giám sát tiến độ dự án, xử lý dự án khi chậm tiến độ một cách cụ thể, để dự án thực hiện đúng kế hoạch, giai đoạn trong hợp đồng, cần các điều kiện kèm theo khép kín lại nhằm bảo vệ người mua.

Còn nếu tiền đặt cọc để trong tài khoản phong tỏa doanh nghiệp không sử dụng được thì tiền đặt cọc không còn giá trị gì với doanh nghiệp, vị lãnh đạo doanh nghiệp BĐS phân tích thêm.

Anh Huy
TIN LIÊN QUAN

Mức phạt vi phạm hợp đồng đặt cọc nhà đất người dân cần nắm rõ

Kim Nhung (T/H) |

Trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các bên liên quan thường lập hợp đồng đặt cọc, gọi là hợp đồng đặt cọc nhà đất.

Công an Quảng Ninh truy tìm kẻ lừa 3 tỉ tiền đặt cọc mua đất rồi biến mất

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (6.8) thông báo truy tìm Hoàng Thị Tuyết (SN 2001, trú tại khu 4, phường Hải Hòa, Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) về hành vi lừa tiền đặt cọc mua đất rồi trốn khỏi nơi cư trú.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mức phạt vi phạm hợp đồng đặt cọc nhà đất người dân cần nắm rõ

Kim Nhung (T/H) |

Trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các bên liên quan thường lập hợp đồng đặt cọc, gọi là hợp đồng đặt cọc nhà đất.

Công an Quảng Ninh truy tìm kẻ lừa 3 tỉ tiền đặt cọc mua đất rồi biến mất

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (6.8) thông báo truy tìm Hoàng Thị Tuyết (SN 2001, trú tại khu 4, phường Hải Hòa, Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) về hành vi lừa tiền đặt cọc mua đất rồi trốn khỏi nơi cư trú.