Luật Đất đai 2024 rộng cửa cho Việt kiều mua bất động sản, hút dòng kiều hối

Tuyết Lan |

Luật Đất đai 2024 đã mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam. Hành lang pháp lý thông thoáng này được kỳ vọng sẽ hút hàng tỉ USD kiều hối mỗi năm và là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới.

Việt kiều rộng cửa mua nhà đất ở Việt Nam

Theo quy định Luật Đất đai hiện hành, người Việt Nam ở nước ngoài muốn đầu tư trở lại trong nước phải nhờ người thân hoặc họ hàng đứng tên hộ. Hệ lụy là các tranh chấp không đáng có, cùng nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân gây tâm lý e ngại, chưa sẵn sàng xuống tiền của Việt kiều.

Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, Việt kiều - "người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam" và "người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài" sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hành lang pháp lý mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam. Từ đó, dòng kiều hối theo đó sẽ đổ vào thị trường địa ốc.

Các chuyên gia của VARS cho rằng, sự đổi mới của Luật Đất đai cho phép Việt kiều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quan điểm phù hợp với xu hướng quốc tế, mang tính tích cực. Lượng kiều hối, ước tính hàng tỉ USD mỗi năm và đang được chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp địa ốc đang “khát vốn”.

Nhận định tác động của chính sách này, ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam - cho hay, sự thay đổi này sẽ mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn cho nhóm người mua bất động sản là Việt kiều. Theo ông Troy Griffiths, thay đổi này cũng tạo tiềm năng lớn cho thị trường nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Việt kiều.

Nguồn cầu mạnh mẽ trong dài hạn

Theo TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong dài hạn, dòng kiều hối sẽ là nguồn cầu mạnh mẽ giúp thị trường BĐS phát triển. Do đó, để kéo lực cầu này về, các cơ quan quản lý Nhà nước, ngoài việc thúc đẩy Luật Đất đai mới sớm có hiệu lực, cần tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông, viễn thông và các dịch vụ công cộng khác để tăng tính cạnh tranh của thị trường BĐS và thu hút người Việt kiều.

Đồng thời, thiết lập các chính sách thuế ưu đãi như giảm thuế hoặc miễn thuế đối với người Việt kiều đầu tư vào BĐS, nhất là đối với những dự án có quy mô lớn hoặc mang lại lợi ích cho cộng đồng. Đảm bảo, hệ thống thông tin, pháp luật liên quan đến BĐS minh bạch, dễ hiểu và bảo vệ quyền lợi của người đầu tư, bao gồm cả người Việt kiều.

Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về khuyến khích kiều hối để hình thành quỹ kiều hối BĐS.

Đối với các doanh nghiệp BĐS cần tiếp tục nỗ lực, nghiên cứu, xây dựng các dự án BĐS đạt tiêu chuẩn cao về thiết kế, chất lượng xây dựng và tiện ích phục vụ cả nhu cầu sống lẫn đầu tư của người Việt kiều.

Bên cạnh đó, cung cấp hỗ trợ cho người Việt kiều trong các thủ tục pháp lý, thuế và các vấn đề liên quan đến việc mua bán, cho thuê BĐS.

Ngoài ra, cần tìm kiếm, hợp tác với các đại lý bất động sản và môi giới có uy tín trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài để tìm kiếm và giới thiệu khách hàng tiềm năng.

Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 6 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và có khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Lượng kiều hối về Việt Nam trong 10 năm trở lại đây duy trì vị trí trong Top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong Top 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lũy kế từ năm 1993 đến hết 2022 đạt trên 190 tỉ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng kỳ. Riêng năm 2023, lượng kiều hối chảy về cả nước ước đạt khoảng 16 tỉ USD, tăng 32% so với năm trước. Trong đó, ước tính mỗi năm có tới 25% lượng kiều hối được gửi gắm vào thị trường địa ốc.

Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1.7 mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân

Nguyễn Hà |

Tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến, Bộ đề xuất Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024.

Những điều người dân được hưởng lợi ngay khi Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1.7

Nhóm PV |

Nếu luật Đất đai được đưa vào áp dụng sớm từ 1.7.2024 sẽ tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội, người dân được hưởng nhiều quyền lợi.

Thông tin mới nhất về đề xuất Luật Đất đai có hiệu lực từ 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, hiện Chính phủ đang gấp rút để trình Quốc hội cho phép Luật Đất Đai 2024 có hiệu lực sớm vào ngày 1.7. Bộ TNMT đã hoàn thành dự thảo 6 nghị định, 4 thông tư và đang được Bộ Tư pháp thẩm định, báo cáo Chính phủ trước 10.5.

Hà Nội sắp có thêm tuyến đường 6 làn xe, mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long đoạn từ tỉnh lộ 417 đến đường trục kinh tế Bắc - Nam có mặt cắt ngang 40m với 6 làn xe, mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng sắp được triển khai xây dựng.

VĐV Lê Đức Phát: Chơi boxing từ nhỏ, bén duyên với cầu lông đến lần đầu dự Olympic

Nhóm PV |

Vận động viên Lê Đức Phát vừa giành vé dự Olympic Paris 2024. Góc nhìn thể thao số 162 sẽ có buổi trò chuyện với tay vợt sinh năm 1998 về kế hoạch tập luyện cho giải đấu quan trọng sắp tới cũng như những câu chuyện trong sự nghiệp.

Bâng khuâng mùa hoa sấu như mưa sao rơi khắp phố xá Hà Nội

Lương Đình Khoa |

Tạm biệt tháng 3 với sắc trắng hoa sưa, tháng 4 rực màu gạo đỏ, Hà Nộibước vào tháng 5 với tím ngát bằng lăng và dìu dịu màu cốm xanh non trên những vòm hoa sấu.

Thêm tin xấu cho mùa bão 2024

Song Minh |

Các nhà dự báo bão cung cấp thêm tin xấu cho mùa bão 2024 hôm 9.5.

Chỉ số cạnh tranh của Điện Biên tăng vọt 31 bậc chỉ sau 1 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Năm 2022, chỉ số PCI của Điện Biên xếp thứ 62/63 cả nước thì năm 2023 đã vươn lên xếp thứ 31, tăng 31 bậc và đạt 66,77 điểm.

Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1.7 mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân

Nguyễn Hà |

Tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến, Bộ đề xuất Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024.

Những điều người dân được hưởng lợi ngay khi Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1.7

Nhóm PV |

Nếu luật Đất đai được đưa vào áp dụng sớm từ 1.7.2024 sẽ tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội, người dân được hưởng nhiều quyền lợi.

Thông tin mới nhất về đề xuất Luật Đất đai có hiệu lực từ 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, hiện Chính phủ đang gấp rút để trình Quốc hội cho phép Luật Đất Đai 2024 có hiệu lực sớm vào ngày 1.7. Bộ TNMT đã hoàn thành dự thảo 6 nghị định, 4 thông tư và đang được Bộ Tư pháp thẩm định, báo cáo Chính phủ trước 10.5.