Loay hoay xử lý công trình trái phép “vô chủ” trên đất nông nghiệp

ANH HUY |

Hà Nội - Dù công trình được xây dựng kiểu “nhảy dù” trên đất nông nghiệp, đất thủy lợi, đã được xác định rõ là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai song chính quyền địa phương vẫn loay hoay trong khâu xử lý, cưỡng chế.

Phản ánh tới Báo Lao Động, nhiều người dân trên đường Hoàng Tăng Bí (quận Bắc Từ Liêm) cho biết, tình trạng xây dựng lấn chiếm trên đất nông nghiệp, đất thủy lợi đã xuất hiện từ lâu gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Nhiều nhà xưởng, công trình… từng bước được xây dựng kiên cố từ năm 2014 và giữ nguyên như hiện trạng cho đến nay.

Gần đây, xuất hiện những công trình mới được “nhảy dù” nhưng UBND phường Đông Ngạc vẫn “chần chừ” trong việc xử lý vi phạm.

Thậm chí, phường đã phát hiện công trình vi phạm trên từ lâu và đã 3 lần dán thông báo tìm chủ đầu tư vi phạm và 1 lần thông báo để cưỡng chế nhưng đến nay vẫn chưa xử lý được.

Trong các ngày 1.6, 7.6, 11.8, 18.8.2023, UBND phường Đông Ngạc đã ra các văn bản tìm chủ đầu tư công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai (không có người vi phạm ký, được ghi trong biên bản là “không xác định được tổ chức/cá nhân vi phạm hành chính”) và yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ công trình vi phạm lấn chiếm đất đai trước ngày 26.6.2023. Sau đó, phường gia hạn yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ công trình vi phạm trước ngày 23.8.2023.

Tuy nhiên, theo những người dân ở đây, sau mỗi lần UBND phường dán thông báo vào cửa sắt công trình được cho là “vô chủ” này lại có người đến xé đi và sau đó công trình vẫn ngang nhiên tồn tại.

Theo ghi nhận của phóng viên, công trình vi phạm được xây dựng kiên cố bằng khung sắt, lợp mái tôn rất chắc chắn.

Biên bản vi phạm hành chính do UBND phường Đông Ngạc lập ngày 11.8.2023 nêu rõ công trình vi phạm tại một phần đất số 09 và một phần thửa đất số 08 thuộc tờ bản đồ số 302-B-I đo năm 1994 trên đường Hoàng Tăng Bí (thuộc phường Đông Ngạc). Công trình có diện tích 50,4 m2, cao khoảng 3,2 m và được phát hiện vi phạm từ tháng 6.2023.

Trước phản ánh quyết liệt của người dân, ngày 22.8.2023, UBND phường Đông Ngạc đã ra thông báo số 966/TB-UBND về việc tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm đất đai.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau, ngày 24.8.2023, lại chính ông Nguyễn Văn Cường - Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc ký thông báo 977/TB-UBND về việc hoãn tổ chức cưỡng chế với lý do: UBND phường Đông Ngạc nhận được giấy mời 457-GM/QU của Quận ủy Bắc Từ Liêm và lãnh đạo phường phải tham dự. Thông báo 977 của phường có nội dung: “Việc cưỡng chế sẽ được tổ chức sau…”.

Về vấn đề này, trao đổi với PV Lao Động, bà Phạm Thị Diễm Hằng - Phó Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) - cho biết, để tháo dỡ/cưỡng chế một công trình vi phạm liên quan đến nhiều vấn đề.

Thẩm quyền của phường cũng phải báo cáo, làm đúng các quy trình nên mất khá nhiều thời gian. Quan điểm của bà Hằng là phải xử lý dứt điểm công trình vi phạm.

“Đối với công trình như đã phản ánh nêu trên phía phường đã hoàn thiện hồ sơ đầy đủ và hứa sẽ xử lý xong trước ngày 20.10.2023”, bà Hằng khẳng định.

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; xử lý việc lấn, chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Trong đó nêu rõ, UBND các quận, huyện, thị xã cần chỉ đạo chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn kiên quyết, kịp thời xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền, đúng quy định ngay từ khi các vi phạm xảy ra, lập hồ sơ trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền, báo cáo UBND cấp quận, huyện xử lý theo quy định.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi

Tuyết Lan |

Đất nông nghiệp là nhóm đất được sử dụng phổ biến tại Việt Nam phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng... Nhiều người dân muốn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi nhưng chưa nắm được thủ tục.

Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp nào không được nhận bồi thường?

Tuyết Lan |

Người dân đang sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi... khi bị Nhà nước tiến hành thu hồi đều quan tâm đến vấn đề đền bù. Nhiều người cho rằng, cứ bị thu hồi đất là sẽ được nhận bồi thường. Tuy nhiên thực tế, không phải tất cả các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp đều sẽ nhận được khoản đền bù từ Nhà nước.

Điều kiện chuyển đất nông nghiệp xen kẹt thành đất ở

Tuyết Lan |

Đất xen kẹt được hiểu là đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư hầu hết là đất thổ cư, và hiện vẫn đang được người dân canh tác, trồng cây, chăn nuôi tùy địa phương.

Cải tạo bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm hoàn thành trước Tết Dương lịch 2024

Huyền Trân |

TPHCM - Gần 1 km bờ sông Sài Gòn phía Khu đô thị mới Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức) sắp được cải tạo cảnh quan, làm bè trồng cây, bố trí màn hình led… dự kiến hoàn thành trước Tết Dương lịch 2024.

Đà Nẵng tuyển dụng hơn 140 bác sĩ, sẵn sàng trợ cấp hàng trăm triệu đồng

THÙY TRANG |

Ngày 4.10, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã thông báo kế hoạch xét tuyển viên chức theo chính sách thu hút bác sĩ cho các cơ sở y tế công lập TP Đà Nẵng năm 2023. Các bác sĩ được tuyển dụng lần này sẽ được hưởng trợ cấp từ 90 đến 360 triệu đồng.

Hòn vọng phu ở xứ Thanh 3 lần bị sét đánh: Giải pháp nào để bảo vệ?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hòn vọng phu ở xứ Thanh có nguy cơ đổ sập bất kể lúc nào. Trước thực trạng trên, ngành chức năng Thanh Hóa đang khẩn trương tham vấn các ý kiến, nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ, bảo tồn đối với di tích thắng cảnh này.

Đầu tư hơn 7 nghìn tỉ, nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam hoạt động ra sao?

Thiều Trang - Hải Danh |

Nhà máy điện rác Sóc Sơn được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và thứ hai thế giới (sau Nhà máy điện rác Thâm Quyến của Trung Quốc). Hiện nhà máy đã kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm và chuyển sang vận hành chính thức.

Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi

Tuyết Lan |

Đất nông nghiệp là nhóm đất được sử dụng phổ biến tại Việt Nam phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng... Nhiều người dân muốn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi nhưng chưa nắm được thủ tục.

Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp nào không được nhận bồi thường?

Tuyết Lan |

Người dân đang sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi... khi bị Nhà nước tiến hành thu hồi đều quan tâm đến vấn đề đền bù. Nhiều người cho rằng, cứ bị thu hồi đất là sẽ được nhận bồi thường. Tuy nhiên thực tế, không phải tất cả các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp đều sẽ nhận được khoản đền bù từ Nhà nước.

Điều kiện chuyển đất nông nghiệp xen kẹt thành đất ở

Tuyết Lan |

Đất xen kẹt được hiểu là đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư hầu hết là đất thổ cư, và hiện vẫn đang được người dân canh tác, trồng cây, chăn nuôi tùy địa phương.