Khó khăn trong xử lý vi phạm xây dựng, Hà Nội đề xuất ngừng cấp điện, nước

CAO NGUYÊN |

Tại điểm b khoản 2 điều 7 dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

UBND TP.Hà Nội vừa báo cáo tình hình soạn thảo luật Thủ đô sửa đổi và xin ý kiến các đơn vị liên quan về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, trong đó có việc cắt điện, nước đối với công trình vi phạm đất đai, xây dựng.

Tại điểm b khoản 2 điều 7 dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thủ đô.

Để đưa ra hình thức này, Hà Nội cho biết việc cắt điện, nước với các công trình vi phạm trước đây được nêu trong Nghị định 180 hướng dẫn thi hành một số điều của luật Xây dựng năm 2003. Luật Xây dựng năm 2014 không còn quy định này, gây khó khăn trong xử lý vi phạm tại một số địa phương, trong đó có Hà Nội.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự thảo luật, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc áp dụng biện pháp cắt điện, nước vì ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân, can thiệp bất hợp lý vào quan hệ dân sự giữa các chủ thể.

Việc này cũng ảnh hưởng đến đời sống của người không vi phạm hành chính, ví dụ cắt điện nước tại nhà chung cư trong khi chủ thể vi phạm là chủ đầu tư, nhưng người dân có lợi ích liên quan.

Vào năm 2020, khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Một trong những nội dung gây nhiều tranh luận liên quan đến đề xuất ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, người dân và giao dịch dân sự nên UBND TP.Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xin ý kiến về nội dung này.

UBND TP.Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị đối với 16 nội dung quy định trong dự thảo luật Thủ đô sửa đổi để tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong quá trình phát triển của Hà Nội.

Trước đó, năm 2012, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2013. Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Theo kế hoạch, dự án Luật Thủ đô sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 6, cuối năm 2023.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

9 lĩnh vực cấm lãnh đạo Bộ Xây dựng sau nghỉ hưu không được giữ chức danh

CAO NGUYÊN |

Sau khi nghỉ công tác, người có chức vụ thuộc Bộ Xây dựng không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã.

Hoàn thành cưỡng chế vi phạm đất rừng Sóc Sơn đợt đầu

Lan Nhi |

UBND xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa hoàn thành cưỡng chế phá dỡ căn nhà 130m2 cùng một số hạng mục xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ tại đồi Dõng Chum đợt đầu.

Huyện Sóc Sơn cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình vi phạm xây dựng ở xã Minh Phú

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Hà Nội - Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn cho biết, ngay trong ngày 28.8.2023, đơn vị đang tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình trên đồi Dõng Chum (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) do xây sai phép trên đất rừng phòng hộ.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

9 lĩnh vực cấm lãnh đạo Bộ Xây dựng sau nghỉ hưu không được giữ chức danh

CAO NGUYÊN |

Sau khi nghỉ công tác, người có chức vụ thuộc Bộ Xây dựng không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã.

Hoàn thành cưỡng chế vi phạm đất rừng Sóc Sơn đợt đầu

Lan Nhi |

UBND xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa hoàn thành cưỡng chế phá dỡ căn nhà 130m2 cùng một số hạng mục xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ tại đồi Dõng Chum đợt đầu.

Huyện Sóc Sơn cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình vi phạm xây dựng ở xã Minh Phú

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Hà Nội - Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn cho biết, ngay trong ngày 28.8.2023, đơn vị đang tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình trên đồi Dõng Chum (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) do xây sai phép trên đất rừng phòng hộ.