Hy vọng lớn cho bất động sản Trung Quốc

Quý An (theo The Economist) |

Sắp tới, Trung Quốc  mở cửa sẽ tạo thuận lợi cho thị trường bất động sản của nước này và tác động tốt tới thị trường Châu Á.

Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới vào ngày 8.1 tới đây sau khi trải qua 1.016 ngày đóng cửa với thế giới bên ngoài. Chính sách “zero-COVID” của đất nước tỉ dân là thử nghiệm kinh tế và xã hội chưa có tiền lệ: Một chiến dịch y tế công đồng rộng lớn hầu như đã ngăn chặn được dịch bệnh.

Ước tính, GDP của Trung Quốc đã ở mức dưới 3% vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là khoảng 5,5% (mức thâm hụt tương đương 500 tỉ USD). Chính sách chống dịch đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng tiên tiến bậc nhất thế giới.

Trong tháng 11.2022, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm 9% so với cùng kì năm 2021. Trong khi đó, tiếp xúc của Trung Quốc với các nước bên ngoài đã ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỉ. Ngành du lịch gần như sụp đổ. Việc tái kết nối của Trung Quốc đã kết thúc cho kỉ nguyên đại dịch toàn cầu.

Thị trường bất động sản ở Trung Quốc sẽ đứng trước cơ hội thuận lợi sau khi chính phủ quyết định mở cửa lại biên giới. Ảnh: Xinhua
Thị trường bất động sản ở Trung Quốc sẽ đứng trước cơ hội thuận lợi sau khi chính phủ quyết định mở cửa lại biên giới. Ảnh: Xinhua

Cơ hội cho lĩnh vực bất động sản

Zero-COVID đã tồn tại lâu hơn nhiều so với dự kiến ​​ban đầu rồi kết thúc nhanh chóng. Chỉ trong vài tuần, Trung Quốc đã chuyển đổi trạng thái từ hạn chế nghiêm ngặt nhất thế giới trở thành gần như không có. Đối với phần lớn người dân, nỗi sợ bị phong tỏa và cách li đã biến mất. Sau một thời gian, hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã có khả năng phục hồi mạnh mẽ.

Tuy nhiên, việc bình thường hóa không thể đến trong một sớm một chiều. Vào giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh, các dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãng xe Mỹ Tesla đã phải tạm dừng hoạt động tại nhà máy ở Thượng Hải ngay đêm Giáng sinh.

Chuyên gia Tommy Wu của Commerzbank cho biết, nền kinh tế Trung Quốc có thể co lại trong ba tháng đầu kể từ khi mở cửa. Tuy nhiên, sự phục hồi cũng sẽ đến sớm hơn dự kiến. Vào cuối tháng 3.2023, sự phục hồi sẽ xuất hiện.

Việc mở cửa trở lại cũng sẽ mang lại lợi ích cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc, dù còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Vào tháng 11.2022, khi các hạn chế về COVID-19 được nới lỏng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã phần nào tạo điều kiện cho khả năng tiếp cận tài chính của các nhà phát triển bất động sản. Điều này sẽ giúp các công ty tránh khỏi vỡ nợ và hoàn thành các sản phẩm đã được thanh toán.

Có rất nhiều dự báo về hiệu suất của lĩnh vực bất động sản, được xác định rộng rãi bao gồm xây dựng, dịch vụ và trang trí nội thất.

Theo chuyên gia Jing Liu của ngân hàng HSBC, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có thể tăng 3% trong năm nay, đưa tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc thêm 0,9 điểm phần trăm. Một kịch bản sáng sủa hơn, là có thể mở rộng thêm 5%, cộng thêm 1,5 điểm cho tốc độ tăng trưởng. Một số hộ gia đình có thể nghĩ đây là lúc “bắt đáy” bất động sản trước khi giá tăng trở lại.

Chính sách “zero-covid của Trung Quốc được đánh giá thành công. Ảnh: Xinhua
Chính sách “zero-COVID của Trung Quốc được đánh giá thành công. Ảnh: Xinhua

Vượt ra ngoài biên giới

Ý nghĩa kinh tế của việc mở cửa trở lại của Trung Quốc là rất lớn. “Zero-COVID” đã kìm hãm nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ.

“Ít nhất vào thời điểm này, Trung Quốc không góp phần gây ra lạm phát” - Louis Kuijs của S&P Global đánh giá.

Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Lí do đơn giản: Trung Quốc là một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới. Ngân hàng HSBC ước tính rằng, từ giờ cho đến quý I/2024, GDP của Trung Quốc có thể cao hơn 10% so với cùng kì năm 2023. Một Trung Quốc phục hồi có thể chiếm hai phần ba tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn đó.

Dù vậy, nếu xét về đường dài, sự phục hồi của Trung Quốc có thể kéo theo “tác dụng phụ”. Ở các nền kinh tế lớn khác, việc mở rộng kinh tế cũng sẽ bị ràng buộc do nguy cơ lạm phát. Nếu việc Trung Quốc mở cửa trở lại làm tăng áp lực về giá cả, các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ phải thắt chặt chính sách. Ở kịch bản đó, lạm phát hoặc lãi suất cao hơn có thể xảy ra.

Quý An (theo The Economist)
TIN LIÊN QUAN

Cách để doanh nghiệp vượt qua lạm phát trong năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Trong năm 2023, các công ty sẽ phải đối mặt với sự kết hợp giữa lạm phát và kinh tế trì trệ.

Bất động sản châu Á và sự đảo chiều đáng lo ngại

Quý An (theo The Economist) |

Sự đảo chiều của thị trường bất động sản châu Á là điều đáng lo ngại.

Lạm phát trên thế giới: Một năm nhìn lại và những dự báo cho năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Tình trạng lạm phát gần như chắc chắn sẽ được cải thiện trong năm tới, nhưng cái giá phải trả là mức tăng trưởng kinh tế.

Những vất vả của ngành y... rồi sẽ qua

Thùy Linh |

Các chuyên gia y tế thể hiện sự lạc quan trước những khó khăn vướng mắc mà ngành y tế đang phải trải qua. Tăng lương, phụ cấp cho y bác sĩ, việc giải quyết từng bước những khó khăn trong vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế... cũng đang tạo ra nhiều hy vọng.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Vất vả xin xác nhận cư trú, bạn đọc đề xuất nên tiếp tục dùng sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Từ việc phải đi xin giấy xác nhận cư trú phiền hà, mất thời gian, nhiều bạn đọc đề xuất nên cho tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đồng bộ.

Những thánh địa linh thiêng nhất Châu Á

Minh Anh |

Dưới đây là 7 ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Châu Á với kiến trúc đồ sộ và sự linh thiêng huyền bí mà du khách nhất định không thể bỏ qua.

Cách để doanh nghiệp vượt qua lạm phát trong năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Trong năm 2023, các công ty sẽ phải đối mặt với sự kết hợp giữa lạm phát và kinh tế trì trệ.

Bất động sản châu Á và sự đảo chiều đáng lo ngại

Quý An (theo The Economist) |

Sự đảo chiều của thị trường bất động sản châu Á là điều đáng lo ngại.

Lạm phát trên thế giới: Một năm nhìn lại và những dự báo cho năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Tình trạng lạm phát gần như chắc chắn sẽ được cải thiện trong năm tới, nhưng cái giá phải trả là mức tăng trưởng kinh tế.