Hà Nội: Chờ quy hoạch, người dân sống tạm bợ trong những ngôi nhà cũ nát

Nguyễn Thúy |

Đã nhiều năm nay, tại phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội), hàng trăm ngôi nhà có tuổi đời vài chục năm đều đã nứt, lún, xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được phép cải tạo, xây mới vì phải chờ quy hoạch.

Sống tạm bợ, không lối thoát

Phường Lĩnh Nam có khoảng 260ha diện tích ven sông Hồng, với hơn 11.000 nhân khẩu. Để phục vụ quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng năm 2016, chính quyền địa phương đã ngưng cấp phép mọi hoạt động xây dựng mới tại khu vực Thúy Lĩnh.

Sau 7 năm, nhiều công trình nhà cửa dần xuống cấp, dân số tăng cao khiến không gian sinh sống của người dân trở nên chật hẹp.

Nhiều nhà ở xuống cấp nhưng không được phép sửa chữa, xây dựng. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều nhà ở xuống cấp nhưng không được phép sửa chữa, xây dựng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Ghi nhận của PV trong ngày 1.7 cho thấy, mái nhà của nhiều hộ đều được lợp mái tôn, quây tạm, không ít nhà đã xuất hiện những vết nứt vỡ, xuống cấp và bên trong ẩm thấp.

Nhiều hộ có diện tích nhỏ hẹp, không gian sinh hoạt, điện, nước nhiều năm không được nâng cấp khiến cuộc sống của người dân càng thêm bí bách.

Vết nứt, bong tróc tường nhà là điều dễ thấy trong các căn nhà tại đây. Ảnh: Nguyễn Thúy
Vết nứt, bong tróc tường nhà là điều dễ thấy trong các căn nhà tại phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Thúy

Chị L.C - trú tại tổ dân phố 24 phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, gia đình chị có 10 người đang phải sống trong ngôi nhà cấp 4 diện tích 35m2 xây từ cách đây hơn 50 năm.

“Nhà cửa xuống cấp, sinh hoạt nhếch nhác, bất tiện. Mùa hè trong nhà oi nóng ngột ngạt, trời mùa mưa thì ẩm thấp ướt át không khác gì ở ngoài trời. Đất thì rộng, muốn tách khẩu cho con cái ra ở riêng nhưng không được. Có nhà nhưng sống chỉ dừng lại ở mức tạm bợ qua ngày”, chị L.C nói.

Mái nhà phải lót thêm lớp bạt chống mưa. Ảnh: Nguyễn Thúy
Mái nhà phải lót thêm lớp bạt chống mưa. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tương tự, gia đình bà N.L - tổ dân phố 26 phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) gồm 7 nhân khẩu với hai cặp gia đình đang phải sống trong ngôi nhà ngói 3 gian xây từ năm 1968.

"Nước dột lâu ngày đóng cặn, bám chặt vào từng mảng tường đang bong tróc. Các con tôi phải căng bạt trên trần nhà, đỡ được tí nào hay tí đấy. Thế hệ của tôi cũng giống như căn nhà cấp 4 này, lay lắt, già nua và xuống cấp, không biết còn sống mòn được mấy thời gian ở đây nữa”, bà N.L chia sẻ.

Nhiều người dân sống mòn trong những căn nhà cũ xuống cấp. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều người dân sống mòn trong những căn nhà cũ xuống cấp. Ảnh: Nguyễn Thúy

Cần cân nhắc điều chỉnh quy hoạch

Theo ông Nguyễn Văn Mai – Tổ trưởng Tổ dân phố 24 (Lĩnh Nam, Hoàng Mai), mặc dù đất đai đã được cấp phép sổ đỏ, thuộc phần đất hợp pháp nhưng khi có nhu cầu xây dựng nhà cửa, xây dựng công trình phụ để ổn định cuộc sống, người dân ở đây gặp nhiều bất cập.

“Dân sống ở đây cũng rất búc xúc vì có tiền cũng chẳng thể xây mới hay tu sửa được căn nhà. Trong khi nhân khẩu mỗi nhà ngày càng tăng, có hộ cả 3 thế hệ ở với nhau, chật chội lắm. Thậm chí, nhiều gia đình đình dù có nhà, có đất vẫn phải đi thuê ở chỗ khác vì nhà sắp đổ”, ông Mai nói.

Nhiều người dân phải bỏ đi nơi khác sinh sống vì nhà quá cũ nát gây nguy hiểm. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều người dân phải bỏ đi nơi khác sinh sống vì nhà quá cũ nát gây nguy hiểm. Ảnh: Nguyễn Thúy

Thông tin với báo chí, ông Tạ Việt Dũng – Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) - cho biết, để giải quyết bức xúc của người dân, thành phố và quận chỉ có thể cấp văn bản cho phép người dân cải tạo, sửa chữa nhà cửa khi xuống cấp.

Nhà cửa dần xuống cấp, nhân khẩu tăng cao khiến không gian sống của người dân trở nên chật hẹp. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhà cửa dần xuống cấp, nhân khẩu tăng cao khiến không gian sống của người dân trở nên chật hẹp. Ảnh: Nguyễn Thúy

Hiện nay, sau khi quy hoạch đã được phê duyệt, bản vẽ cơ bản được xác nhận, Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận sẽ có văn bản báo cáo thành phố thực hiện cấp phép chính thức và cấp phép tạm trở lại cho người dân.

Người dân chỉ mong sớm thoát khỏi cảnh nhà ở xuống cấp, dột nát và ẩm thấp. Ảnh: Nguyễn Thúy
Người dân chỉ mong sớm thoát khỏi cảnh nhà ở xuống cấp, dột nát và ẩm thấp. Ảnh: Nguyễn Thúy

Trước đó, năm 2022, để tạo điều kiện cải tạo, xây dựng mới công trình nhà ở đối với khu dân cư trong vùng quy hoạch thoát lũ, TP Hà Nội đã tổ chức lập quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng, nhằm xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng theo quy định cho người dân.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thu hồi một loạt khu đất để làm trường học ở các khu đô thị

Vương Trần - Phương Anh |

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhìn nhận, quá trình phát triển của Thủ đô với dân cư tăng rất nhanh, nhất là gia tăng dân số cơ học, nên phần lớn lúc nào chúng ta cũng thấy thiếu trường, thiếu lớp.

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường công lập năm 2023

Trang Hà |

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã duyệt, thống nhất điểm chuẩn vào lớp 10 không chuyên của các trường THPT công lập.

Xe máy, xe ba gác chở hàng cồng kềnh hoành hành trên đường phố Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Dù đã có chế tài xử lý cụ thể, song những chiếc xe máy, xe tự chế vẫn “cõng” trên mình hàng tạ, hàng tấn hàng hóa, nghênh ngang lưu thông trên các con đường, tuyến phố ở Hà Nội.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Hà Nội thu hồi một loạt khu đất để làm trường học ở các khu đô thị

Vương Trần - Phương Anh |

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhìn nhận, quá trình phát triển của Thủ đô với dân cư tăng rất nhanh, nhất là gia tăng dân số cơ học, nên phần lớn lúc nào chúng ta cũng thấy thiếu trường, thiếu lớp.

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường công lập năm 2023

Trang Hà |

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã duyệt, thống nhất điểm chuẩn vào lớp 10 không chuyên của các trường THPT công lập.

Xe máy, xe ba gác chở hàng cồng kềnh hoành hành trên đường phố Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Dù đã có chế tài xử lý cụ thể, song những chiếc xe máy, xe tự chế vẫn “cõng” trên mình hàng tạ, hàng tấn hàng hóa, nghênh ngang lưu thông trên các con đường, tuyến phố ở Hà Nội.