Đề xuất chia sông Sài Gòn thành 4 phân khu để phát triển

MINH QUÂN |

TPHCM - Sông Sài Gòn được đề xuất chia làm 4 phân khu để phát triển dải đô thị hai bên sông, tổ chức các công viên công cộng ven sông đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các tiện ích, dịch vụ ven sông.

Chia sông Sài Gòn thành 4 phân khu

Chiều 2.3, UBND TPHCM tổ chức hội thảo “Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine”. Hội thảo thuộc khuôn khổ nghiên cứu các định hướng quy hoạch phát triển sông Sài Gòn sau chuyến công tác của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên tại Paris tháng 6.2023.

Theo báo cáo Quy hoạch Phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn - TPHCM, định hướng sông Sài Gòn trong quy hoạch tổng thể, dọc theo 80km trong TPHCM, sông Sài Gòn chảy qua ít nhất 4 loại hình và môi trường khác nhau, đòi hỏi những điều chỉnh về quy hoạch không gian riêng. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển hành lang sông Sài Gòn với 4 phân khu.

Sông Sài Gòn đoạn qua cầu Sài Gòn. Ảnh: Anh Tú
Sông Sài Gòn, đoạn qua cầu Sài Gòn. Ảnh: Anh Tú

Phân khu 1 (khu Bắc kết nối bản sắc) dài 48km, từ thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) đến ranh giới TPHCM và tỉnh Tây Ninh. Khu vực chủ yếu là nông thôn này kéo dài từ trung tâm lịch sử Thủ Dầu Một đến Khu tưởng niệm địa đạo Củ Chi.

Khu này được đề xuất phát triển theo hình thức công viên tự nhiên mới để bảo tồn và nâng cao nền nông nghiệp, cảnh quan và di sản của khu vực ngoại ô.

Phân khu 2 (giao diện trù phú và bao trùm) dài 25km, từ cầu đường sắt đến cầu Thủ Dầu Một. Khu vực này sẽ tạo ra không gian mới giao thoa giữa thành thị và nông thôn, bằng cách xác định ranh giới rõ ràng hơn giữa hai khu vực này. Đồng thời, chuyển đổi các khu đất trồng trọt rộng lớn còn lại thành các công viên nông nghiệp - giải trí, sinh thái và sản phẩm thủ công được du khách ưa thích.

Phân khu 3 (Thanh Đa trải nghiệm hạnh phúc) dài 13,5km, bao gồm bán đảo Thanh Đa và vùng phụ cận từ Quốc lộ 52 đến đường sắt TPHCM - Hà Nội. Khu vực này được đề xuất phát triển khu đô thị hỗn hợp mật độ cao và công viên nông nghiệp - giải trí ngập nước rộng 300ha. Tái phát triển cảng Phước Long.

Phân khu 4 (khu trung tâm cánh cửa tương lai) dài 16km, chạy từ ngã ba sông Đồng Nai/Nhà Bè đến Quốc lộ 52.

Đây là lối vào trung tâm đô thị TPHCM, đi qua một vài quận huyện lâu đời và đông dân nhất. Đây cũng là đoạn đang được cải tạo mạnh mẽ nằm bên cánh phải bờ sông, nhưng bên TP Thủ Đức lại kém phát triển hơn, nhất là khu bán đảo Thủ Thiêm còn dang dở.

Khu vực này được đề xuất phát triển khu phức hợp đa chức năng. Trong đó, Bến Bạch Đằng, Khánh Hội và ven sông Thủ Thiêm sẽ nổi lên như những địa điểm hàng đầu cho khu vực đô thị này.

Bảo tồn và phát triển các giá trị của sông Sài Gòn

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM đang khẩn trương thực hiện 3 quy hoạch, gồm quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050; rà soát điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến 2040, tầm nhìn 2060 và xây dựng quy hoạch chung TP Thủ Đức cùng thời kỳ với quy hoạch chung TPHCM.

Do vậy, việc nghiên cứu để bảo tồn, phát huy giá trị của sông Sài Gòn trong quy hoạch chung TPHCM và TP Thủ Đức rất có ý nghĩa.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Ông Phan Văn Mãi lưu ý việc bảo tồn và phát triển các giá trị của sông Sài Gòn trong bối cảnh TPHCM chịu nhiều tác động, thách thức của biến đổi khí hậu. "Làm sao bảo tồn các giá trị tự nhiên văn hóa, nhưng cũng khai thác hợp lý trong quá trình phát triển" - ông Phan Văn Mãi nói.

Bà Nguyễn Thu Trà - Giám đốc dự án quy hoạch chiến lược phát triển hành lang sông Sài Gòn (AVSE Global) nhấn mạnh, hành lang sông Sài Gòn với 5 đặc trưng độc đáo chính là xương sống tinh thần và thiên nhiên của TPHCM.

Đó là những đặc trưng về giá trị lịch sử đặc biệt đối với Việt Nam, với biểu tượng là Bến cảng Nhà Rồng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước; là bản sắc sông nước gắn kết tình cảm vùng Nam Bộ; là đường ranh giới vật lý kết nối các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương; là tài sản độc đáo với hệ sinh thái đa dạng sinh học đẳng cấp thế giới; đồng thời cũng là thách thức lũ lụt khiến TPHCM nằm trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tiềm năng kinh tế dọc hành lang sông Sài Gòn bao gồm kinh tế dịch vụ địa phương, gồm các hoạt động như du lịch sông nước, văn hóa và giải trí, kinh tế đêm; kinh tế dịch vụ dẫn dắt vùng như thương mại, dịch vụ kinh doanh, logistics; kinh tế xanh và số, hướng đến tương lai với các giải pháp kỹ thuật số nhằm tăng hiệu suất và tối ưu nguồn tài nguyên cho các doanh nghiệp và thành phố; phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế và bất động sản.

“Đánh giá đúng tầm quan trọng của dòng sông với sự phát triển của thành phố chính là một trong những chìa khóa mở ra các cơ hội phát triển cho thành phố trong 30 năm tới” - chuyên gia AVSE Global nhấn mạnh.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM sắp làm đường ven sông Sài Gòn gần 3.400 tỉ đồng đi qua khu đất vàng

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu) dài gần 4km, tổng mức đầu tư khoảng 3.380 tỉ đồng dự kiến được đầu tư giai đoạn 2024 - 2030 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) trả chậm bằng tiền theo cơ chế trong Nghị quyết 98 của Quốc hội.

TPHCM nghiên cứu làm đường ven sông Sài Gòn dài 80km

MINH QUÂN |

TPHCM đang nghiên cứu làm đường ven sông Sài Gòn dài 80km kết nối vùng Đông Nam Bộ. Trước mắt, từ nay đến năm 2030 làm xong đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu dài 4km, tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng.

Hình dáng cầu đi bộ đầu tiên vượt qua sông Sài Gòn

MINH QUÂN |

TPHCM - UBND TPHCM vừa duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Dự kiến khởi công dự án dịp 30.4.2025 để chào mừng kỉ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chung cư không sổ hồng ở Hà Nội rao bán vẫn lãi gần 1,5 tỉ đồng

Thu Giang |

Nguồn cung thiếu hụt đã khiến phân khúc căn hộ chung cư tại TP Hà Nội dù chưa có sổ hồng vẫn tăng giá, lãi hàng tỉ đồng sau vài năm sử dụng.

Bộ Công an giải đáp thắc mắc về thủ đoạn lừa đảo lấy lại tiền

Quang Việt |

Bộ Công an khẳng định, các trang thông tin trên mạng lấy tên Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hỗ trợ lấy lại tiền bị chiếm đoạt đều là mạo danh và có dấu hiệu lừa đảo.

HLV Kiatisak đánh giá về khả năng tấn công và phòng ngự của Quang Hải

HOÀNG HUÊ |

Huấn luyện viên Kiatisak của câu lạc bộ Công an Hà Nội khẳng định, Quang Hải là cầu thủ toàn diện. Việc có thể chơi tấn công lẫn phòng ngự ở mọi điểm trên sân là một sự thành công đối với tiền vệ sinh năm 1997.

"Tân binh" Nam A Bank, Viettel Post cận kề ngày chào sàn HOSE

Anh Kiệt |

Trong tháng 3 này, hàng tỉ cổ phiếu NAB của Nam A Bank và VTP của Viettel Post sẽ chào sàn HOSE.

Cá lóc nướng trui ăn một lần nhớ mãi của người miền Tây

Ngọc Anh |

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng ở miền Tây. Món cá nướng với cách chế biến đơn giản nhưng hương vị thơm ngon.

TPHCM sắp làm đường ven sông Sài Gòn gần 3.400 tỉ đồng đi qua khu đất vàng

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu) dài gần 4km, tổng mức đầu tư khoảng 3.380 tỉ đồng dự kiến được đầu tư giai đoạn 2024 - 2030 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) trả chậm bằng tiền theo cơ chế trong Nghị quyết 98 của Quốc hội.

TPHCM nghiên cứu làm đường ven sông Sài Gòn dài 80km

MINH QUÂN |

TPHCM đang nghiên cứu làm đường ven sông Sài Gòn dài 80km kết nối vùng Đông Nam Bộ. Trước mắt, từ nay đến năm 2030 làm xong đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu dài 4km, tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng.

Hình dáng cầu đi bộ đầu tiên vượt qua sông Sài Gòn

MINH QUÂN |

TPHCM - UBND TPHCM vừa duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Dự kiến khởi công dự án dịp 30.4.2025 để chào mừng kỉ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.