Có chính sách bổ sung nguồn vốn nội lực cho doanh nghiệp

CAO NGUYÊN |

Thị trường bất động sản rơi vào cảnh “khát vốn” khi các kênh huy động vốn qua ngân hàng và trái phiếu gặp khó. Chính phủ cần có những chính sách khai thông để bổ sung nguồn vốn nội lực và nguồn vốn vay cho doanh nghiệp, từ đó tăng tính liên kết, giúp thị trường bất động sản tận dụng được tiềm năng để phát triển bền vững.

Tìm cách huy động vốn từ khách hàng

Mới đây, một dự án ở phía Đông Hà Nội chuẩn bị mở bán nhưng đưa ra những chính sách khủng khi khách mua biệt thự, liền kề tại dự án. Lần đầu tiên, chủ đầu tư đưa ra chính sách cam kết cho thuê với lợi nhuận 6% trong vòng 5 năm, cam kết mua lại sau 5 năm với giá tăng 30% theo giá trị hợp đồng mua bán, chiết khấu 5% với khách hàng không vay…

Hay như dự án chung cư cao cấp trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội), khách hàng mua căn hộ sẽ được nhận các ưu đãi: chiết khấu thanh toán 5%, hỗ trợ lãi suất 0%, miễn phí dịch vụ quản lý 12 tháng…

Một dự án khác nằm trên trục đường Láng (quận Đống Đa, TP.Hà Nội) cũng đưa ra nhiều ưu đãi như hỗ trợ vay ngân hàng, chiết khấu giá thấp… khi có người quan tâm đến. Còn tại dự án chung cư ở quận Nam Từ Liêm, chủ đầu tư còn đưa ra chiết khấu khủng lên tới 20% với khách hàng thanh toán hết 1 lần.

Thực tế, khi nguồn vốn tín dụng bị siết chặt và hạn chế các chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản đã tìm nhiều cách để xoay xở dòng tiền. Nhiều dự án các chủ đầu tư đã đưa ra phương thức thanh toán linh hoạt, chia nhỏ thành nhiều đợt.

Và cũng có các dự án đưa ra chính sách như người mua còn được tham gia chương trình cam kết cho thuê với lợi nhuận cam kết lên tới hàng trăm triệu đồng một năm cho căn hai phòng ngủ, từ 100 - 120 triệu đồng/năm với căn một phòng ngủ trong 2 năm đầu tiên.

Sau 2 năm, nhà đầu tư được hỗ trợ tham gia chương trình quản lý vận hành, chia sẻ lợi nhuận với mức lợi nhuận được phân chia theo tỉ lệ 80-20. Cụ thể, sau khi dự án hoàn thiện và đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ bàn giao lại cho đơn vị vận hành và quản lý khai thác kinh doanh. Sau khi trừ đi các khoản thuế, chi phí vận hành khai thác, chủ đầu tư sẽ chia 80% lợi nhuận khai thác tòa nhà cho khách hàng.

Mặc dù nhiều chính sách, ưu đãi đưa ra để nhằm thu hút nguồn vốn nhưng doanh nghiệp bất động sản cũng khó huy động vốn ứng trước của khách hàng do thị trường đang có dấu hiệu “trầm lắng”, giao dịch sụt giảm dẫn đến rủi ro bị mất thanh khoản là nỗi lo lớn nhất của các chủ đầu tư dự án và nhà đầu tư thứ cấp.

Biện pháp cứu nguy

Có thể thấy, nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn “vốn mồi” đầu tiên cực kỳ quan trọng, giữ vai trò là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp bất động sản. Các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, nhà đầu tư và người mua nhà đều mong muốn tiếp tục được vay tín dụng dù phải chịu lãi suất vay cao hơn trước.

Không chỉ doanh nghiệp khát vốn, người mua nhà cũng khó khăn hơn khi muốn tiếp cận dòng tiền tài chính từ ngân hàng. Ngày 07.9 vừa qua, ngân hàng Nhà nước đã có động thái nới hạn mức room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, dòng vốn này dành cho thị trường vẫn còn rất ít, không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường, dẫn đến khó khăn của thị trường địa ốc vẫn tiếp tục kéo dài.

Theo số liệu của Batdongsan.com.vn, lãi suất tăng khiến thanh khoản bất động sản sụt giảm, thể hiện rõ qua lượng quan tâm của người mua chịu ảnh hưởng nặng trong quý vừa qua.

Cụ thể, nhu cầu tìm kiếm bất động sản trên cả nước có xu hướng giảm trong 3 tháng qua, lượt tìm mua các loại hình bất động sản đều giảm mạnh trong tháng 9, đất nền giảm 50%, căn hộ giảm 9%, nhà riêng giảm 25% và biệt thự liền kề giảm 12% so với quý II/2022.

Trước khó khăn về nguồn vốn của thị trường địa ốc, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ xem xét có thể nới trần (nới room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100-200 nghìn tỉ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại, nên sửa đổi Thông tư số 20/2021/TT-NHNN để cho phép các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) được cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Chiều 10.10, tại TP Hạ Long, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ Hàn Quốc

T.Dũng |

Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Kiên Giang: Bố trí nguồn vốn, phân kỳ đầu tư các dự án trọng điểm

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tập trung xử lý nghiêm các dự án chậm tiến độ triển khai thực hiện hoặc không triển khai thực hiện theo tiến độ đăng ký, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư và thu hồi dự án, từng bước cải thiện môi trường đầu tư.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Chiều 10.10, tại TP Hạ Long, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ Hàn Quốc

T.Dũng |

Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Kiên Giang: Bố trí nguồn vốn, phân kỳ đầu tư các dự án trọng điểm

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tập trung xử lý nghiêm các dự án chậm tiến độ triển khai thực hiện hoặc không triển khai thực hiện theo tiến độ đăng ký, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư và thu hồi dự án, từng bước cải thiện môi trường đầu tư.