Chủ trương xây dựng nhà ở xã hội: Chính sách chưa bắt kịp thực tế

Bảo Trung |

Chủ trương xây dựng nhà ở xã hội rất nhân văn vì hướng tới việc cấp nhà cho các đối tượng yếu thế, người nghèo đô thị. Tuy vậy trong thực tế, việc quản lý nhà ở xã hội ở một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vẫn còn nhiều bất cập, tạo ra sự bất bình đẳng. Thực tế là nhiều nơi đã phát hiện ra việc người mua nhà ở xã hội rồi chuyển đổi tên hoặc không thuộc đối tượng được thụ hưởng. Thế nhưng dù phát hiện sai phạm, nhưng việc xử lý, thu hồi vẫn rất chậm vì vướng các quy định của pháp luật.

Hàng loạt lỗ hổng pháp luật

Nhà ở xã hội là một trong những chính sách đúng đắn của Chính phủ nhằm giúp đối tượng yếu thế, người lao động, công nhân, viên chức khó khăn, người nghèo đô thị có cơ hội tiếp cận.

Tại Đà Nẵng, việc bố trí nhà ở xã hội cho người nghèo nhiều năm qua đã nhận được nhiều kết quả tích cực. Nhưng không ít tồn tại bất cập vẫn xảy ra, đặc biệt ở các dự án nhà ở xã hội xây dựng từ ngân sách ngoài nhà nước.

Tháng 12.2019, Thanh tra TP. Đà Nẵng công bố kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội tại chung cư An Trung 2 (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà). Thanh tra rà soát 324 trường hợp mua nhà xã hội tại chung cư An Trung 2, phát hiện 80 trường hợp sai phạm. Nhưng kết luận thanh tra đã ban hành gần 2 năm vẫn chưa thu hồi được nhà cấp sai đối tượng.

Sở Xây dựng Đà Nẵng thừa nhận, việc thu hồi các trường hợp này là chưa có cơ sở pháp lý thực hiện. Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, quy định hiện không đề cập đến thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở xã hội có nguồn vốn ngoài ngân sách. Thế nên, Sở Xây dựng cũng không có quy định về việc cưỡng chế thu hồi.

Tương tự tại Đắk Lắk, dự án xây dựng dự án phát triển NƠXH độc lập cho cán bộ, công chức, viên chức tại (Khu dân cư Km4-5, phường Tân An, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), được "cò đất" rao bán tràn lan trên mạng xã hội hay các nhóm zalo với giá chênh lệch (bình quân mỗi căn hộ có giá bán cao hơn từ 100 đến 170 triệu đồng so với giá trị thật - PV). Theo cam kết của "cò đất", mọi đối tượng đều có thể mua nhà bằng cách viết giấy bán sang tay từ chủ căn hộ, chờ đến 4 - 5 sau sẽ được cấp sổ.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Giám đốc Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Đắk Lắk - thừa nhận, có những bất cập về quản lý và phát triển nhà ở xã hội và Nghị định bổ sung trên ra đời để các cơ quan chức năng có cơ chế để quản lý tốt hơn, tránh những sai sót không đáng có.

Sau những bất cập liên quan đến khu nhà ở xã hội kể trên, ông Thắng nêu quan điểm, tỉnh Đắk Lắk cần cử một cơ quan nhà nước độc lập làm công việc kiểm tra, giám sát người thuê, mua nhà ở xã hội; ngoài ra, các đơn vị liên quan cũng cần làm chặt chẽ ngay từ nhiều khâu, từ khi xét duyệt hồ sơ đến khi khách đã vào ở.

Đâu là giải pháp

Hiện ở một số tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang xuất hiện tình trạng sốt đất, giá nhà bị đẩy lên cao bất thường. Việc giá đất, giá nhà ở thay đổi chóng mặt khiến không ít người lao động thu nhập thấp khó có cơ hội tiếp cận mua nhà ở.

Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Minh Lý - Trưởng phòng Lao động việc làm và giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐTBXH Đắk Lắk) - nêu quan điểm, với mức giá mỗi căn nhà ở xã hội như hiện tại thì họ phải bỏ ra đến 400 đến 500 triệu đồng để mua (quá cao so với thu nhập bình quân hằng tháng - PV); đó là chưa kể đến việc vướng phải những điều kiện đủ để làm thủ tục xin xét duyệt hồ sơ mua nhà. Nhiều người sau khi tính toán phương án tài chính đã lắc đầu từ bỏ, không dám mua.

“Chính vì vậy, tỉnh cũng cần nghiên cứu, lập phương án xây dựng nhà ở xã hội dành riêng cho các nhóm đối tượng và căn cứ vào thu nhập thực tế của người lao động ở các khu vực khác nhau để điều chỉnh giá bán cho phù hợp. Ví như, lao động tự do sẽ có thu nhập thấp hơn nhiều so với người lao động ở doanh nghiệp nước ngoài” - bà Lý thông tin.

Bên cạnh việc rà soát về mặt chính sách, đánh giá các quy định của pháp luật thì nhiều địa phương ở miền Trung đã bắt đầu có những chủ trương dài hạn nhằm quy hoạch, phát triển nhà ở xã hội một cách bền vững.

Ông Phùng Phú Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng - xác nhận, thành phố vừa ban hành kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch, trong 5 năm tới Đà Nẵng sẽ xây 9.680 căn nhà ở xã hội (khoảng 642.000m2 sàn) trên diện tích 22ha với tổng số tiền khoảng 7.700 tỉ đồng.

Theo đánh giá, việc Đà Nẵng xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển nhà ở của thành phố; xác định vị trí, khu vực phát triển nhà ở, số lượng, tổng diện tích sàn.

Ngoài ra, thành phố xác định xây gần 10.000 căn nhà ở xã hội là một trong những chủ trương phù hợp với thực tiễn của Đà Nẵng nhằm giúp người lao động khó khăn, người nghèo, gia đình chính sách có cơ hội tiếp cận nhà ở giá rẻ.

Bảo Trung
TIN LIÊN QUAN

Có cơ chế “gỡ khó” cho nhà ở xã hội

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Việc sửa đổi lần này được đánh giá sẽ gỡ vướng cho nhà ở xã hội trong thời gian qua và phát triển loại hình nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Giành suất mua nhà ở xã hội của người nghèo, nuốt không trôi thì xin trả

Thanh Hải |

Cả chục cán bộ ở Đắk Lắk, không thuộc đối tượng ưu tiên nhưng vẫn mua được nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Bị báo chí phát giác khi rao bán thì làm đơn xin trả lại. Sao lại có chuyện dễ dàng quá vậy?

Cán bộ, công chức móc nối với "cò đất" để trục lợi sẽ bị xử lý

BẢO TRUNG |

Liên quan đến nạn "cò đất" rao bán trái phép nhà ở xã hội (NƠXH) giá rẻ cho cán bộ, công chức, viên chức tràn lan trên mạng xã hội mà báo Lao Động đã liên tục phản ánh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những trường hợp móc nối với "cò đất" để trục lợi bất chính...

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết. 

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Có cơ chế “gỡ khó” cho nhà ở xã hội

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Việc sửa đổi lần này được đánh giá sẽ gỡ vướng cho nhà ở xã hội trong thời gian qua và phát triển loại hình nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Giành suất mua nhà ở xã hội của người nghèo, nuốt không trôi thì xin trả

Thanh Hải |

Cả chục cán bộ ở Đắk Lắk, không thuộc đối tượng ưu tiên nhưng vẫn mua được nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Bị báo chí phát giác khi rao bán thì làm đơn xin trả lại. Sao lại có chuyện dễ dàng quá vậy?

Cán bộ, công chức móc nối với "cò đất" để trục lợi sẽ bị xử lý

BẢO TRUNG |

Liên quan đến nạn "cò đất" rao bán trái phép nhà ở xã hội (NƠXH) giá rẻ cho cán bộ, công chức, viên chức tràn lan trên mạng xã hội mà báo Lao Động đã liên tục phản ánh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những trường hợp móc nối với "cò đất" để trục lợi bất chính...