BÀI 1: Dồn thửa đổi ruộng ở Bình Xuyên: Ruộng sâu ngang bụng, dân cày làm sao?

Phan Anh - Minh Ánh |

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách thiết thực giúp người dân tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trong đó, kế hoạch 256 về việc dồn thừa đổi ruộng đã mang lại nhiều lợi ích, trực tiếp hỗ trợ quá trình canh tác của người dân. Tuy nhiên việc triển khai tại một số địa phương không đồng bộ, máy móc, đẩy người dân vào tình thế có ruộng không được làm. Thêm vào đó, việc thiếu minh bạch trong công tác quản lý của một số cán bộ đã khiến người dân bức xúc.

Trước những phản ánh của người dân, từ ngày 05.03.2021 Báo Lao Động khởi đăng loạt bài phản ánh những bất cập trong công tác dồn thửa đổi ruộng và quản lý đất đai tại Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.

Người dân xã Phú Xuân nói lý do không nhận ruộng, bức xúc tố nhiều bất cập trong công tác DTĐR của xã.

Đồng ruộng bỏ hoang, ruộng cày thành đầm nước

Phản ánh tới báo Lao Động, nhiều người dân trên địa bàn xã Phú Xuân (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cho biết hơn một năm qua không có đất canh tác dù đồng ruộng bỏ hoang. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì công tác dồn thửa đổi ruộng (DTĐR) theo kế hoạch 256 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại địa phương có nhiều bất cập.

Theo phản ánh, xã Phú Xuân đã chỉ đạo san gạt bờ thửa khi chưa được sự đồng ý của người dân; trừ diện tích 28m2/sào ruộng của người dân chưa rõ mục đích; chưa thi công xong đường, mương, cống đã yêu cầu người dân nhận ruộng; để xảy ra tình trạng xây dựng lấn chiếm đất nông nghiệp thuộc diện tích đất DTĐR; quỹ đất 5% do xã quản lý nhiều năm chưa công khai, không thông báo công khai để người dân biết cùng đấu thầu sử dụng.

Chị Nguyễn Thị Tình, thôn Can Bi 2, xã Phú Xuân bức xúc: "Trong quá trình DTĐR, UBND xã Phú Xuân đã tổ chức họp bàn nhưng chỉ có 20 hộ dân nhận được thông báo đi họp, đồng thời không có biên bản buổi họp và không có ai là đại diện cho nhân dân để ký vào văn bản giao ruộng cho UBND xã Phú Xuân. 5 ông trưởng thôn đã tự ý ký giao ruộng cho UBND xã vào ngày 23.09.2019".

Bên cạnh đó người dân còn phản ánh, nhiều bờ thửa, đường mương tại cánh đồng này được đắp bằng chính đất múc lên từ ruộng, không vận chuyển từ khu vực khác đến khiến nhiều thửa ruộng bị trũng sâu, ngập ngang bụng, không thể canh tác.

Ảnh: Phan Anh
Nhiều phần ruộng ngập sâu do UBND xã Phú Xuân múc đất ruộng làm đường. Cho rằng phần ruộng đẹp, gần mặt đường đã thuộc về người nhà của lãnh đạo xã, người dân phải nhận phần ruộng khó canh tác, nhiều người không nhận ruộng. Ảnh: Phan Anh

"Hơn hai năm nay, tôi không thể canh tác, vì nước chỗ trũng chỗ sâu, có chỗ còn ngập đến ngang bụng. Phân cho tôi cái ruộng như vậy, chúng tôi biết trồng cây gì, cấy lúa gì?", anh Nguyễn Văn Diệu (thôn Can Bi 2) bức xúc.

Chị Tình cho biết, đồng ruộng nhận bàn giao từ UBND xã không được san gạt bằng phẳng, đường mương nước làm rộng, sâu hơn khiến cho người dân nơi đây khó canh tác. "Hai năm nay, chúng tôi lỡ mất hai vụ lúa và một vụ ngô", Chị Tình nói.

Xã thừa nhận nhiều bất cập nhưng lại chưa xử lý triệt để

Sau những phản ánh, bức xúc của người dân xã Phú Xuân, PV đã có buổi làm việc với UBND xã để xác minh, tìm hiểu thông tin. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết, hiện tại những hộ chưa nhận ruộng đang kiến nghị "rũ hết ruộng để tính lại".

Cho rằng vị trí ruộng đẹp thuộc về con em cán bộ địa phương, nhiều người dân đề nghị chia ruộng theo hệ số K, “rũ ruộng” để được bốc ngẫu nhiên từ đầu. Ảnh: Tuấn Anh
Cho rằng vị trí ruộng đẹp thuộc về con em cán bộ địa phương, nhiều người dân đề nghị chia ruộng theo hệ số K, “rũ ruộng” để được bốc ngẫu nhiên từ đầu. Ảnh: Tuấn Anh

Đối với nguyện vọng này của nhiều hộ dân, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân khẳng định không đồng ý vì "công sức bao lâu nay không thể bỏ".

"Nếu vậy thì thành quả của mình làm từ suốt những năm tháng qua coi như bỏ. Mỗi ngày 400 - 500 người từ huyện xuống cắm mốc giới cho những hộ nhận ruộng.

Đến nay xã cũng đang kiến nghị thuê đơn vị làm bản đồ để giao ruộng cho dân, thế nhưng phải mất 600.000 đồng/ hecta, xã không còn đủ kinh phí", ông Mậu nói.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Mậu cho biết có tình trạng múc đất từ ruộng lên để làm đường. Thế nhưng khi nói đến việc chưa triển khai lấy ý kiến người dân khi dồn điền đổi thửa theo kết luận của thanh tra tỉnh, vị Chủ tịch này lại cho rằng đó là do các trưởng thôn.

"Chúng tôi có tổ chức họp nhưng tỷ lệ người tham gia họp không đông. Nói chung là dân cũng không quan tâm. Về biên bản họp thì các đồng chí trưởng thôn lại lưu giữ kém. Đến giờ sổ công tác cũng không còn", ông Mậu cho hay.

Phan Anh - Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Khai thác đất trái phép tại Vĩnh Phúc: "Xã không biết, tôi thấy vô lý"

Tuấn Anh - Cường Ngô |

Về tình trạng "đất tặc" lộng hành ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Lãnh đạo xã Minh Quang khẳng định không biết sự việc, nhưng tôi thấy vô lý".

Khai thác đất trái phép ở Vĩnh Phúc: Chính quyền "bận", đất tặc lộng hành

Cường Ngô - Tuấn Anh |

Mặc dù, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều tra, xử lý nạn khai thác đất trái phép trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, thời gian vừa qua, trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tình trạng "đất tặc" vẫn lộng hành như thách thức các cơ quan pháp luật.

Khai thác đất trái phép ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Tận cùng sức chịu đựng

Ngô Cường - Tuấn Anh |

Quá bức xúc trước tình trạng khai thác, vận chuyển đất bất kể ngày đêm, nhiều người dân sống tại huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) quyết định vác đá, chặn xe tải. Đây chỉ là giọt nước đã tràn ly, vì thực tế thực trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng không được chính quyền địa phương vào cuộc chấn chỉnh, giải quyết dứt điểm.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Khai thác đất trái phép tại Vĩnh Phúc: "Xã không biết, tôi thấy vô lý"

Tuấn Anh - Cường Ngô |

Về tình trạng "đất tặc" lộng hành ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Lãnh đạo xã Minh Quang khẳng định không biết sự việc, nhưng tôi thấy vô lý".

Khai thác đất trái phép ở Vĩnh Phúc: Chính quyền "bận", đất tặc lộng hành

Cường Ngô - Tuấn Anh |

Mặc dù, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều tra, xử lý nạn khai thác đất trái phép trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, thời gian vừa qua, trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tình trạng "đất tặc" vẫn lộng hành như thách thức các cơ quan pháp luật.

Khai thác đất trái phép ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Tận cùng sức chịu đựng

Ngô Cường - Tuấn Anh |

Quá bức xúc trước tình trạng khai thác, vận chuyển đất bất kể ngày đêm, nhiều người dân sống tại huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) quyết định vác đá, chặn xe tải. Đây chỉ là giọt nước đã tràn ly, vì thực tế thực trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng không được chính quyền địa phương vào cuộc chấn chỉnh, giải quyết dứt điểm.