Vì mở rộng sân bay Vinh, hơn 1.000 dân không có nước sạch

QUANG ĐẠI |

Hàng trăm hộ dân ở xã Nghi Ân (TP Vinh, Nghệ An) đứng trước nguy cơ không có nước sạch dùng vì vướng quy hoạch dự án mở rộng sân bay Vinh.

Báo Lao Động nhận được phản ánh của nhiều người dân trú xóm Kim Chi, xã Nghi Ân (TP Vinh) về việc họ “thiệt đơn, thiệt kép” vì nằm trong quy hoạch mở rộng sân bay Vinh.

Ông Nguyễn Hồng Quân, trú xóm Kim Chi, xã Nghi Ân (TP Vinh) cho biết: "Mang tiếng là dân thành phố nhưng người dân ở đây rất khổ vì đến nay vẫn không có nước sạch dùng. Dân phải dùng nước giếng khoan rất độc hại, hư hỏng hết đồ dùng. Trong xóm ai cũng phải mua nước sạch từ nơi khác về để ăn uống, vừa vất vả vừa tốn kém. Tại đây đã có nhiều người chết vì ung thư.

Người dân xóm Kim Chi (xã Nghi Ân) phải dùng can đi mua nước máy từ nơi khác về sử dụng. Ảnh: Quang Đại
Người dân xóm Kim Chi (xã Nghi Ân) phải dùng can đi mua nước máy từ nơi khác về sử dụng. Ảnh: Quang Đại

“Năm nay có dự án cấp nước sạch về cho các hộ dân lại bị thành phố đình chỉ vì xóm Kim Chi nằm trong quy hoạch mở rộng sân bay Vinh” – ông Quân nói.

Xóm trưởng xóm Kim Chi Lê Tiến Dũng cho biết, xóm có 230 hộ, hơn 1.000 dân.

“Ai cũng mong có nước sạch dùng, vừa qua, dự án nước sạch vào xóm Kim Chi bị đình chỉ nên người dân ai cũng lo lắng” – ông Dũng nói.

Nhiều người dân tại các xóm Kim Phúc, Kim Liên cũng bức xúc về việc do vướng quy hoạch mở rộng sân bay Vinh nên bị đình chỉ dự án nước sạch.

“Người dân trong vùng quy hoạch dự án rất thiệt thòi vì đất ở bán không ai mua, không thể xây dựng mới công trình, nhà cửa bị hư hỏng dột nát muốn sửa cũng phải xin phép. Tình trạng nói trên kéo dài đã nhiều năm, dân rất bí bách” – ông Lê Văn Sáu – người dân xóm Kim Chi phản ánh.

Vướng quy hoạch, người dân không thể xây dựng mới nhà cửa. Ảnh: Quang Đại
Vướng quy hoạch, người dân không thể xây dựng mới nhà cửa. Ảnh: Quang Đại

Ông Chu Hữu Trí – Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Ân cho biết, quy hoạch mở rộng sân bay Vinh nằm trong quy hoạch của TP Vinh đã được phê duyệt từ năm 2015, đến nay đã 8 năm, dự án vẫn chưa triển khai. Tại xã Kim Chi, có 600 hộ dân thuộc 3 xóm Kim Phúc, Kim Liên và Kim Chi bị ảnh hưởng.

Dự án cấp nước sạch cho người dân xã Nghi Ân do UBND xã làm chủ đầu tư, với kinh phí 14,8 tỉ đồng, triển khai từ năm 2021, đến nay trong giai đoạn thi công.

“Thành phố đã duyệt phương án cấp nước cho toàn bộ các hộ dân trong xã, nhưng vừa rồi có văn bản chỉ đạo dừng thực hiện đối với khu vực nằm trong quy hoạch dự án mở rộng sân bay Vinh để tránh lãng phí ngân sách” – ông Chu Hữu Trí nói và cho biết, người dân ai cũng mong có nước sạch dùng.

“Xã đã có đề nghị điều chỉnh quy hoạch sân bay Vinh để thu hồi đất ít hơn, nhưng không được chấp nhận. Quy hoạch quá lâu làm người dân thiệt thòi. Dân đề nghị sớm triển khai dự án để cuộc sống của họ được ổn định” – Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Ân nói.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND TP Vinh Trần Ngọc Tú cho biết, ông cũng rất bức xúc, nóng lòng trước việc đến nay, người dân xã Nghi Ân chưa có nước sạch dùng.

“Nghi Ân là xã cuối cùng của TP Vinh chưa có nước sạch. Vừa rồi, thành phố đã phê duyệt dự án nước sạch cho toàn xã thì lại vướng quy hoạch sân bay Vinh nên phải dừng ở 3 xóm với 600 hộ dân. Đây là điều mà chúng tôi đang tập trung tháo gỡ” - ông Trần Ngọc Tú nói.

Chủ tịch UBND TP Vinh cho biết sẽ triển khai dự án cấp nước sạch cho dân vùng ảnh hưởng quy hoạch dự án mở rộng sân bay Vinh bằng nguồn vốn xã hội hóa. Ảnh: Quang Đại
Chủ tịch UBND TP Vinh cho biết, sẽ triển khai dự án cấp nước sạch cho dân vùng ảnh hưởng quy hoạch dự án mở rộng sân bay Vinh bằng nguồn vốn xã hội hóa. Ảnh: Quang Đại

Theo Chủ tịch UBND TP Vinh, do ngân sách không thể đầu tư vào khu vực đã có quy hoạch, nhưng không thể để cho dân không có nước sạch dùng, nên thành phố sẽ triển khai theo hướng huy động xã hội hóa.

“Qua tính toán, kinh phí để dẫn nước sạch về cho 600 hộ dân 3 xóm bị ảnh hưởng bởi dự án mở rộng sân bay Vinh ở xã Nghi Ân khoảng hơn 3 tỉ đồng.

Thành phố sẽ triển khai họp dân, đề nghị triển khai theo hướng người dân đóng góp một phần, xã đóng góp một phần và phần còn lại thành phố sẽ vận động xã hội hóa” – ông Trần Ngọc Tú nói.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu: Người dân bức xúc vì trang trại nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

Văn Sỹ |

Tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, một số hộ dân sống gần trang trại nuôi heo ở ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây hết sức bức xúc khi nhiều tháng qua môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của bà con. Khoảng 1 năm qua phải sống trong mùi hôi thối, một số hộ dân cho biết, việc sản xuất lúa cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại khá nặng nề từ nguồn nước ô nhiễm.

Người dân bức xúc với dự án nghìn tỉ chậm tiến độ

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Với tổng vốn hơn 1.600 tỉ đồng, dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)” nhằm mục tiêu hoàn thiện hạ tầng giao thông, giảm ngập lụt và tạo mỹ quan đô thị cho TP. Huế, nhưng đến nay có 8/10 gói thầu thuộc dự án này đang thi công chậm tiến độ khiến người dân bức xúc.

Tập trung giải quyết vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân

Hà Anh |

LĐLĐ tỉnh Nam Định vừa hướng dẫn LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc tập trung chỉ đạo và tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2023 với chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ thanh tra việc đào tạo lái xe ở trường Đại học Đông Đô

Nhóm PV |

Sau loạt bài của Lao Động về những vấn đề bất cập tại Trung tâm đào tạo lái xe ở Trường đại học Đông Đô, đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội khẳng định những sai phạm tại đây như tự ý cho học viên vào tập lái, sân tập tràn lan xe bồn, xe đầu kéo... sẽ được Sở nhanh chóng thanh tra, xử lý.

Thủ phủ hàng xách tay buôn bán nhộn nhịp, giá rẻ bằng nửa thị trường

KHÁNH AN |

Tại phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội), hoạt động mua, bán hàng xách tay diễn ra vô cùng nhộn nhịp.

Nhà vệ sinh nhiều “không” tại bệnh viện, bệnh nhân ngán ngẩm

Bích Ngọc |

Cần Thơ – Không nước xả, không giấy vệ sinh, không xà bông, không người lau dọn,… là thực trạng của một số nhà vệ sinh ở Cần Thơ khiến bệnh nhân cũng như người thăm khám cảm thấy khó chịu.

Nhà máy xử lý rác 10,5 tỉ đồng, mới chạy thử nghiệm đã hỏng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Trong khi hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi vẫn phải tập kết lộ thiên, thì Nhà máy Xử lý chất thải rắn tại huyện Sơn Hà dù đã hoàn thành 1 năm nhưng chưa thể đưa vào hoạt động chính thức vì hư hỏng.

Cuộc sống người dân trong khu tập thể G6A Thành Công sau khi rào tôn

Kim Sơn - Việt Dũng |

Hà Nội - Trong số 49 hộ dân tại tòa G6A Thành Công (quận Ba Đình), đã có 28 hộ chấp nhận di dời, tuy vậy, vẫn còn 21 hộ tiếp tục bám trụ trong khu tập thể này.

Bạc Liêu: Người dân bức xúc vì trang trại nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

Văn Sỹ |

Tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, một số hộ dân sống gần trang trại nuôi heo ở ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây hết sức bức xúc khi nhiều tháng qua môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của bà con. Khoảng 1 năm qua phải sống trong mùi hôi thối, một số hộ dân cho biết, việc sản xuất lúa cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại khá nặng nề từ nguồn nước ô nhiễm.

Người dân bức xúc với dự án nghìn tỉ chậm tiến độ

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Với tổng vốn hơn 1.600 tỉ đồng, dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)” nhằm mục tiêu hoàn thiện hạ tầng giao thông, giảm ngập lụt và tạo mỹ quan đô thị cho TP. Huế, nhưng đến nay có 8/10 gói thầu thuộc dự án này đang thi công chậm tiến độ khiến người dân bức xúc.

Tập trung giải quyết vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân

Hà Anh |

LĐLĐ tỉnh Nam Định vừa hướng dẫn LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc tập trung chỉ đạo và tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2023 với chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”.