Hồi sinh các dự án chậm tiến độ để tăng nguồn cung mới cho thị trường

ANH HUY |

Dự án chậm tiến độ do sai phạm của các chủ đầu tư sau nhiều năm không bị xử lý, thu hồi sẽ khiến nguồn lực đất đai bị tồn đọng, diện mạo đô thị tham nhở, trong khi đó, những doanh nghiệp có tiềm lực lại không có quỹ đất để triển khai.

Theo tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, tại các tỉnh, thành phố lớn còn tồn tại nhiều dự án, công trình đã được Nhà nước giao, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm nhưng chưa được kiểm tra, rà soát, xử lý theo quy định của pháp luật, gây lãng phí đất đai.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có các văn bản hướng các địa phương rà soát, xử lý những dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm.

Tuy nhiên, việc thực hiện của nhiều địa phương còn chưa kiên quyết, đầy đủ các nội dung theo quy định và chưa xử lý hết vi phạm theo thẩm quyền.

Các chuyên gia đánh giá, việc hàng loạt dự án bất động sản (BĐS) bị chậm tiến độ nhiều năm, thậm chí hàng chục năm nhưng vẫn tiếp diễn tình trạng “bất động” không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà còn tạo ra nghịch lý: Người cần không có, người có bỏ không.

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội - nhìn nhận, hiện nhiều doanh nghiệp đang thiếu đất, thiếu dự án để triển khai.

Những chủ đầu tư “ôm đất”, xí phần này trước đó đã tước đi cơ hội phát triển dự án của nhiều nhà đầu tư có năng lực, đồng thời tước đi cơ hội được sở hữu nhà ở chất lượng, giá cả phải chăng của người dân.

“Chưa kể, việc ‘ôm đất’, đầu cơ đất còn gây ra rủi ro trên thị trường BĐS nếu chủ đầu tư bán nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng nhưng trây ỳ thực hiện dự án theo quy hoạch. Điều này dẫn đến khiếu kiện kéo dài, việc xử lý sai phạm sau này lại càng khó khăn” - ông Điệp nói thêm.

Ngoài ra, sự chồng chéo trong các quy định pháp luật và những khó khăn trong thủ tục, pháp lý khiến chủ đầu tư không thể triển khai dự án đúng tiến độ.

Hay như việc giao đất cho chủ đầu tư yếu kém năng lực, yếu tài chính, không có khả năng huy động vốn và triển khai dự án một cách bài bản cũng khiến nhiều dự án sau hơn thập kỷ triển khai vẫn chỉ là “cánh đồng hoang”.

 
Một số dự án được giao đất nhưng bỏ hoang nhiều năm liền. Ảnh: Cao Nguyên

Bên cạnh đó, trên thực tế, rất nhiều chủ đầu tư sau khi nhận dự án đã không phát triển theo đúng mục đích ban đầu. Nhiều trường hợp còn chuyển giao, chuyển nhượng hoặc lập doanh nghiệp dự án mà cơ quan chức năng không quản lý được.

Có doanh nghiệp nhận dự án nhưng năng lực tài chính không ổn định, sau đó chuyển nhượng dự án cho nhiều nhà đầu tư khác, khiến cho một sản phẩm dự án ban đầu vốn thống nhất nhưng sau đó trở thành những mảnh ghép chắp vá.

Tại Hà Nội, hiện có 404 dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, trong số đó, 44 dự án với tổng diện tích 2.607ha đất còn chưa triển khai và thành phố đang xem xét thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt dự án.

TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho rằng, cần thu hồi các dự án chậm tiến độ nghiêm trọng, các dự án vi phạm để tìm nhà đầu tư mới.

Đây là phương án thiết thực để giúp hồi sinh lại, tạo nguồn lực cho thị trường BĐS có thể cân bằng lại, các dự án phải được phát triển bởi các chủ đầu tư có tiềm năng lớn.

Mặt khác, theo ông Lộc, quỹ đất thu hồi này cần ưu tiên thúc đẩy phát triển kinh doanh vào các phân khúc còn thiếu, tạo nguồn cung mới làm động lực cho thị trường BĐS ấm lên.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Dùng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng các dự án đô thị

Nguyễn Hùng |

Để bảo vệ cảnh quan, môi trường, Quảng Ninh sẽ không "nuông chiều" các nhà đầu tư, mà sẽ yêu cầu tập trung sử dụng đất, đá thải từ các mỏ than để san lấp mặt bằng các dự án hạ tầng khu công nghiệp (KCN), đô thị, thay vì dùng đất, đá tự nhiên.

Quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội: Mòn mỏi chờ dự án triển khai

THU GIANG |

Với kỳ vọng quy hoạch 5 khu đô thị vệ tinh là động lực mới quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội Thủ đô. Thực tế hơn 10 năm qua, việc quy hoạch các khu đô thị vệ tinh Hà Nội vẫn nằm im bất động, chưa thực hiện được “sứ mệnh” giãn dân, giảm tải sức ép cho khu vực nội đô.

Nở rộ dịch vụ đăng kiểm thuê, đăng kiểm hộ, người dân cần lưu ý những gì?

Minh Hà - Hà Chi |

Kể từ khi xảy ra tình trạng quá tải tại các trung tâm đăng kiểm, trên mạng xã hội đã nở rộ hình thức đăng kiểm thuê, đăng kiểm hộ với mức giá từ 1-2 triệu đồng/xe. Tuy nhiên, dịch vụ này mang lại rất nhiều rủi ro, người dân cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Giao thông chia cắt vì cầu tạm xây chưa xong đã vội phá cầu chính

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Cầu tạm xây chưa xong đã vội phá cầu chính khiến cho các phương tiện qua lại ùn ứ cục bộ. Tuyến đường huyết mạch từ Bạc Liêu về huyện Hồng Dân bị chia cắt.

Làm gì để giá xe ôtô Việt Nam rẻ như Thái Lan, Indonesia

Anh Tuấn |

Giá xe ôtô Việt Nam gấp gần hai lần Thái Lan, Indonesia và cao hơn Mỹ, Nhật Bản, theo Bộ Công Thương, chủ yếu vì thuế phí và tỉ lệ nội địa hoá chưa cao. Các chuyên gia cho rằng, không có một hãng xe nào tự sản xuất hoàn toàn 100% từ linh kiện trong nước. Điều mà các doanh nghiệp Việt cần chú trọng là tham gia sâu hơn vào các chi tiết, linh kiện chính của ôtô.

Công ty Dạ Lan vẫn chưa tháo dỡ các công trình vi phạm ở Công viên Hội An

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mặc dù nhiều hạng mục, công trình vi phạm đã được cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa “điểm mặt, chỉ tên”, nhưng nhiều tháng qua, các công trình vi phạm của Công ty cổ phần Dạ Lan (ở Công viên Hội An, TP.Thanh Hóa) vẫn chưa tháo dỡ, hoạt động kinh doanh trên phần đất sai phép vẫn diễn ra bình thường.

TPHCM: Dâu tây giá rẻ, nhập nhằng nguồn gốc

Như Quỳnh - Ngọc Ánh |

TPHCM - Sau Hà Nội, dâu tây  gắn mác "Mộc Châu”, "Đà Lạt”... lại xuất hiện khắp trên các tuyến đường TPHCM với giá rẻ bất ngờ tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Dùng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng các dự án đô thị

Nguyễn Hùng |

Để bảo vệ cảnh quan, môi trường, Quảng Ninh sẽ không "nuông chiều" các nhà đầu tư, mà sẽ yêu cầu tập trung sử dụng đất, đá thải từ các mỏ than để san lấp mặt bằng các dự án hạ tầng khu công nghiệp (KCN), đô thị, thay vì dùng đất, đá tự nhiên.

Quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội: Mòn mỏi chờ dự án triển khai

THU GIANG |

Với kỳ vọng quy hoạch 5 khu đô thị vệ tinh là động lực mới quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội Thủ đô. Thực tế hơn 10 năm qua, việc quy hoạch các khu đô thị vệ tinh Hà Nội vẫn nằm im bất động, chưa thực hiện được “sứ mệnh” giãn dân, giảm tải sức ép cho khu vực nội đô.