Trung tâm hành chính Đà Nẵng: Giữ hay thôi?

Nhóm PV (ghi) |

Sau suốt một ngày dư luận lùm xùm trên mạng xã hội và cả trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc di dời Trung tâm hành chính Đà Nẵng đi nơi khác sau hai năm sử dụng, chiều 13.8, chính quyền Đà Nẵng đã có thông tin chính thức gửi đến báo chí rằng: “Chưa có cuộc họp nào bàn về vấn đề này cả” hay “Đây chỉ mới là “tầm nhìn dài hạn”… Tuy vậy thông tin chính thức vẫn là Thành uỷ và UBND TP Đà Nẵng đã có đưa vấn đề xây dựng mới một Khu TTHC khác, thay cho trụ sở đang sử dụng hiện nay. Lý do đưa ra có phần “lãng nhách”: Tòa nhà thiết kế bất hợp lý dẫn đến quá nóng và thiếu dưỡng khí... Nhiều ý kiến của giới kiến trúc sư, cán bộ công chức cho rằng nên dời, nhưng phần lớn người dân lại không đồng tình...

Bầu chọn
Bí thư Đà Nẵng đã nói việc di dời trụ sở sẽ lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Bạn có đồng ý di dời trụ sở trung tâm hành chính hơn 2.000 tỉ để mất thêm vài ngàn tỉ nữa xây một trụ sở mới?
Người dân choáng váng!

 

Hầu hết đại biểu Hội đồng nhân dân, người dân Đà Nẵng và cả giới báo chí thạo tin ở Đà Nẵng đều bất ngờ, sau đó là bàng hoàng, khi thời khắc cuối cùng của kỳ họp HĐND thành phố (từ ngày 9 - 11.8) kết thúc, ông Trần Văn Trường - Bí thư Huyện uỷ Hoà Vang, chất vấn UBND thành phố về chủ trương di dời TTHC Đà Nẵng đi nơi khác. Ý kiến ông Trường như một quả bom ném ra giữa hội nghị và ngay sau đó dư luận bùng nổ các ý kiến bình luận dày đặc trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin này thu hút mối quan tâm từ Đà Nẵng, lan rộng ra khắp cả nước vì một lẽ: Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước táo bạo xây dựng một Trung tâm hành chính tập trung; kiến trúc này hiện là điểm nhấn, thậm chí trở thành biểu tượng của thành phố bên sông Hàn. Hơn hết, TTHC Đà Nẵng là một công trình đặc biệt xây dựng tốn đến trên 2.000 tỉ đồng của ngân sách và chỉ mới đưa vào sử dụng tròn 2 năm. Cuối cùng lý do đưa ra để dẫn đến việc phải di dời này lại mang tính kỹ thuật, và với vật liệu và giải pháp hiện tại không phải quá khó để giải quyết.

Ông Nguyễn Trung Dân – Tổ 5 Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu kể câu chuyện của ông như một minh chứng cho sự thành công của Đà Nẵng khi tập trung các cơ quan hành chính về một mối như hiện nay:

“Vốn là người sợ bước đến các cơ quan công quyền, nhất là để làm lại các giấy tờ đã lỡ đánh mất, cái kinh nghiệm tiếp xúc các nơi làm lại CMND, bằng lái xe, thẻ BHXH v.v..., với những gương mặt khó đăm đăm, không tìm đâu ra nụ cười, thậm chí bị nạt nộ, la mắng như điều hiển nhiên ở khắp các cơ quan chuyên lo về các việc làm giấy tờ cho dân..., lần nào cũng vậy, gặp trường hợp này, tôi thường khoán cho các em nhân viên của mình đến chầu chực nộp, khai hồ sơ và chỉ alo cho mình đến khi cần có mặt ký chữ ký hoặc chường cái mặt chụp tấm ảnh, và thường tốn chút chi phí cho các em đi làm để mình trốn được sự tổn thương khi bước đến cửa quan! Vậy đó nhưng khi thấy sự ngần ngại của lần mất giấy tờ này, phải đi làm lại thì vài người bạn ở Đà Nẵng đều khuyên tôi cứ đến cái "nhà cùi bắp" (tên gọi vui TTHC của người Đà Nẵng) để làm . Đó chính là Trung Tâm hành chính 34 tầng được khánh thành tháng 9.2014 này.

Buổi sáng , gần 10 giờ mới bước vào trong toà nhà, đến khu một cửa sau khi được bảo vệ vòng ngoài hướng dẫn và lễ tân lễ phép thưa chú nơi này, nơi kia cẩn thận, đỡ đi lòng vòng. Thấy hơi có chút tự hào với toà nhà mát lạnh, người tiếp mình vui vẻ. Đang từ cái nóng bức bên ngoài , bước vào toà nhà cảm giác như được tiếp sức thêm hay như con cá được bơm oxy, tự dưng có cảm giác giá trị của mình được nâng lên một bước thay vì như trước, phòng chờ của dân nhễ nhại mồ hôi, hơi người nóng bức còn phía sau bức kính của nhân viên thì cảm giác mát lạnh ùa ra từ những khung kính nhỏ!

Đang lảng vảng hỏi quầy xử lý công việc mình cần thì ở đâu xuất hiện ngay cô gái hỏi chú đến cần làm gì. Nói yêu cầu của mình cô gái này lập tức đến ngay một chiếc máy nhỏ bấm bấm và nói tiếc quá, chú đến giờ này, bàn giải quyết việc này đã có quá nhiều đăng ký nên ngưng nhận thêm số. Hẹn chú buổi chiều đầu giờ, chú đến sớm sẽ lấy số cho chú làm việc. Ra về nhưng lòng thấy nhẹ nhõm để hẹn buổi chiều trở lại .

Bỗng nhớ đến có lần bước đến Văn phòng hành chánh Quận Cam ( Orange County) của Mỹ để tìm hiểu về một đơn vị đối tác, tôi cũng đã được tiếp như vậy ! Nhân viên hướng dẫn cẩn thận và cũng tỏ ra rất tiếc vì không giúp mình được việc. Cũng nụ cười ấy nhưng lại khiến mình tự ti khi nghĩ về hệ thống hành ( là ) chính của đất nước ta. Bước ra khỏi toà nhà, dù chưa được việc gì nhưng đã thầm cảm ơn, ít nhất cũng cho mình cảm giác được đón tiếp như ở Mỹ .

Buổi chiều đến, hơn 3h, số đăng ký buổi chiều cũng không còn. Đang tiu ngỉu tính trở ra về thì lại một cô ngồi ngay bàn đăng ký, gọi chú ơi cần làm gì . Đưa cho cô bộ hồ sơ và nói yêu cầu, lập tức cô ta hỏi vào bên trong có thể tiếp chú này khi hết các số đăng ký không? Cô gái ngồi trong (thật là thiên thần ) bảo chú chờ chút sẽ giải quyết được!

Vậy đó, thật choáng váng khi mấy hôm nay đọc các thông tin về chuyện phải dời đi khỏi cái “cùi bắp” kia khi niềm tự hào mới lo le xuất hiện. Còn nhớ gần đây, nhiều người bạn các tỉnh khác đến đều muốn tôi đưa đi ngang cái cùi bắp ấy để rồi chặc lưỡi đúng là chỉ có Đà Nẵng mới làm được như vậy! Lúc ấy dầu chưa có lần nào bước lên các phòng làm việc để biết thiếu oxy cỡ nào, chưa tận mục sở thị cách làm việc, điều hành toà nhà nhưng chỉ với sự tiếp xúc ngắn ngủi ở phòng một cửa, tôi đã hình dung được sự cố gắng đổi mới phong cách làm việc của Đà Nẵng mong tiếp cận với văn minh, dân chủ như thế nào!

Những cái lý do mà quan chức Đà Nẵng đưa ra để chuẩn bị cuộc di dời thật là hoang đường và đã được thuyết minh giải quyết cặn kẽ khi xây cất toà nhà . Vậy đâu là sự thật của việc muốn di dời?”

"Bắt buộc di dời"

Ngược lại, ở góc độ một nhà kiến trúc thì KTS Hoàng Quang Huy – Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị TP Đà Nẵng cho rằng: "Không còn đảm bảo các điều kiện làm việc thì di dời là bắt buộc".

Ông nói: “Ngay từ đầu, việc xây dựng trung tâm hành chính với hàng ngàn con người làm việc bên  trong đó sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng quá tải và chuyện thiếu không khí hoặc quá nóng là sẽ xảy ra. Hơn nữa, tòa nhà được thiết kế theo dạng hình tròn với toàn bộ lớp kính bên ngoài càng làm không khí bên trong oi bức. Điều này buộc các cơ quan chức năng phải tính đến trong quá trình thiết kế ngay từ đầu.

"Con số khoảng 2.000 tỷ để xây dựng tòa nhà này là rất lớn nên khi nghe di dời tòa nhà đã có nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng những chức năng của tòa nhà một khi đã không còn đảm bảo các điều kiện để làm việc thì việc di dời là điều bắt buộc"  - KTS Hoàng Quang Huy đánh giá.

Trước ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng có thể xem xét và xử lý để hạn chế tình trạng thiếu ô xi và nóng bức, KTS Hoàng Quang Huy nhận định: "Nếu cơ quan chức năng có biện pháp xử lý thì cũng chỉ là biện pháp trước mắt chứ không thể giải quyết dứt điểm được tình trạng này”.

Theo một nữ chuyên viên làm việc tại tầng 16 trong Trung tâm hành chính, càng lên cao thì nhiệt độ của tòa nhà càng nóng và lượng ô xi thiếu. "Tại tầng 32, 33 đã có nhiều người bị choáng, mệt và có người còn ngất xỉu nữa" - nữ chuyên viên này cho biết.

Được biết, Trung tâm Hành chánh TP Đà Nẵng được xây dựng trên khu đất rộng 23.318 m2, nằm tại ngã tư Trần Phú – Lý Tự Trọng; được khởi công vào tháng 11- 2008 và đưa vào sử dụng giữa năm 2014.

Tòa nhà được xây dựng với ý tưởng thiết kế theo kiến trúc tạo hình ngọn hải đăng dẫn đường và phần đế tạo hình chiếc thuyền kết hợp với mái hình cánh buồm đang vươn ra khơi. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng, từ ngân sách TP Đà Nẵng và tiền bán đất trụ sở của các sở, ban ngành.

Vẫn có giải pháp để khắc phục

KTS Trần Hoàng, một công chức đang làm việc tại TTHC Đà Nẵng đưa ý kiến lên trang cá nhân. Anh cho rằng giải pháp khắc phục tình trạng thiếu gió tươi cho toà nhà không khó.

Anh viết: “Hơn một năm trước, tôi phát biểu trong buổi làm việc với tân Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Bùi Văn Tiếng: “Một tác phẩm văn học nghệ thuật: thơ ca, nhạc, họa thậm chí cả điêu khắc khi nó ra đời mới cần sự phản biện của xã hội, nó dở, nó xấu cũng chỉ tác động một thời gian rồi chìm vào quên lãng, tác động không lớn đến đời sống mọi người. Riêng kiến trúc thì khác, nó cần phải được phản biện trước khi nó ra đời.

10 ngày sau khi vô làm việc trong “Trái bắp”, tôi đã có 2 trang giấy gửi lãnh đạo thành phố cảnh báo 7 nguy cơ an toàn (giao thông tầng hầm, sự cố và kiểm định thang máy, môi trường không khí, khả năng thoát hiểm, an toàn cháy nổ, thông gió, khí tươi), một tuần sau đó xảy ra vụ cháy nho nhỏ ở tầng hầm, giúp cho lời cảnh báo của tôi có phần… trọng lượng, cũng may vụ cháy xảy ra trong ngày nghỉ.

Gần một năm sau, tôi xin gặp lãnh đạo thành phố, đề nghị cho phép tôi thí điểm cải tạo lấy gió tự nhiên cho Tầng 31 (một trong 2 tầng khí tươi kém nhất). Lãnh đạo đồng ý, yêu cầu tôi gặp 2 đơn vị liên quan.

Phương án tôi trình bày cho anh Hinh, Trưởng BQL dự án và đại diện Viện Quy hoạch nghe đều gật gù. Giải pháp này sẽ tiết kiệm mỗi tháng vài, ba trăm triệu tiền điện, một năm sẽ dư tiền cho chi phí cải tạo toàn bộ “trái bắp”. Tôi sẵn sàng cam kết với phương án đưa ra: 

- Không phá vỡ hình thức kiến trúc bên ngoài.

- Đảm bảo lấy gió chủ động, an toàn phòng chống bão. 

- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Sau cuộc gặp đó, tôi đợi chờ mỏi mòn, chả thấy ai ư hử, đến khi liên hệ được lại nghe câu trớt quớt: “Tụi em đã gửi văn bản cho nhà thầu kính TQ, tụi nó từ chối với lý do: Đang còn thời hạn bảo hành, không tháo dỡ bất cứ ô kính nào”. Thôi xong!

Một năm sau nữa, khí tươi có khá hơn, nhiệt độ có mát hơn, nhưng mùa này tội cho phòng mấy sếp nằm ở hướng Tây, nhiệt độ tại kính tầm 45, nhiệt độ phòng hơn 35. Phòng nóng, sếp hay nổi nóng thế là tội cho nhân viên. Nói chung sếp và nhân viên đều tội. Nay, bỗng dưng nghe đâu sắp được xa “trái bắp”, có chút bùi ngùi nhưng vô cùng sung sướng. Mong thay không phải tin đồn”.

Trung tâm hành chính Đà Nẵng là một kiến trúc đẹp, hiện đại
Khánh thành TTHC Đà Nẵng tháng 9.2014
Mặt tiền mạnh mẽ của TTHC Đà Nẵng
Phòng "một cửa" tiếp dân hiện đại, thoáng mát
Phòng làm việc cán bộ công chức đầy đủ ánh sáng và luôn trong khí lạnh dưới 25 độ C

Bạn đọc hãy bình luận, bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề trên tại phần comment sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoc@laodong.com.vn.

Ý kiến của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng.

Nhóm PV (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.