Trải lòng của các cựu sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT quốc gia

Ái Vân (T.H) |

Thời học sinh với bao câu chuyện buồn, vui được chia sẻ. Đặc biệt đối với học sinh lớp 12 – năm cuối cấp của thời học sinh cấp 3 thì đó còn là những dòng nhật ký, lưu bút, lưu lại những kỷ niệm về một khoảng thời gian ôn luyện vô cùng vất vả nhưng thật đẹp và ý nghĩa. Sau đây là những trải lòng đã được truyền nhau bởi nhiều thế hệ học sinh lớp 12.

Khoảng thời gian này cũng là những câu chuyện học hành vất vả, sớm tối của các sĩ tử. Với nhiều học sinh, lớp 12 có nghĩa là câu hỏi "thi gì, trường nào?" thay cho lời chào mỗi khi bạn bè gặp mặt, là chuyện chọn trường, chọn nghề bên cạnh những câu chuyện phiếm quen thuộc mỗi giờ ra chơi.

Lớp 12 có nghĩa là học đêm, là những cốc cà phê bên cạnh chồng sách dày cộp. Đôi khi các em nhìn kim đồng hồ chỉ hai giờ sáng và tự nhủ "làm thêm một đề nữa rồi mới ngủ nhé!". Lớp 12 có nghĩa là quanh nhà chi chít những mẩu giấy nhỏ kiểu "cố lên!" hay "sang năm mình sẽ là sinh viên đại học"… Có lẽ đó là một không gian hơi bừa bộn nhưng đi đâu cũng thấy và thấy để biết mình phải làm gì. Lớp 12, có nghĩa là những quyển lưu bút đưa vội, để rồi dù bận đến mấy cũng cố viết thật hay.

Lớp 12 còn là những món quà chia tay. Những món quà này, mua có, tự làm cũng có. Hơn ai hết, chính những người trong cuộc hiểu rằng, đó là những món quà của trái tim đã được lựa chọn kĩ lưỡng và ý nghĩa của nó không phải là "tạm biệt" mà là "hẹn gặp lại. Lớp 12, có nghĩa là những khi đang học, chạy ra ngoài trời hít thở cho đỡ buồn ngủ, và bấm vội tin nhắn cho người bạn "mở cửa sổ ra đi bạn. Trời nhiều sao, đẹp lắm!" và mỉm cười khi đọc tin trả lời "Ừ, tôi và bạn cũng là những ngôi sao lung linh như thế đấy! Cố lên!".

Khoảng thời gian nước rút với học sinh lớp 12 cũng có nghĩa là… thi thử. Nhiều học sinh vốn sợ các kì thi là thế mà cũng hăm hở đi thi càng nhiều càng tốt. Chắc để nắm vững tâm lí hơn, vì "thử" tức là một lần chuẩn bị cho "thật". Ở cái tuổi 17, 18 đầy mộng mơ, đó là những lo lắng cho tương lai, là thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn và chín chắn hơn một chút, để biết rằng, những lời mắng mỏ của bố mẹ, thầy cô chỉ là vì thương mình. Cũng vì thế, tất cả như có lời tự hứa đến một ngày nào sẽ đền đáp lại công ơn đó.

Lớp 12, có nghĩa là cốc sữa nóng mẹ pha, là những món ăn mới vừa hôm trước còn nói "con thèm..", hôm sau đã thấy xuất hiện trên mâm cơm mẹ nấu. Mẹ biết con học mệt nên thương lắm… Có lẽ, với nhiều bạn trẻ, đây là khoảng thời gian được mọi người trong gia đình dành cho mình những điều kiện tốt nhất để học tập và ôn luyện.

Lớp 12, có nghĩa là tự nhiên … mê tín. Những người bạn tưởng không đi chùa bao giờ, nay cũng cầm bó hương nghi ngút khói và thành tâm: "Xin phù hộ cho con năm nay thi đậu". Và khi sân trường đỏ thắm màu hoa học trò, nước mắt lại trào cho giờ phút chia tay. Chia tay nhau và chia tay thời học sinh.

Lớp 12 có nghĩa là … xấu hơn một chút, da hơi xạm, khuôn mặt xuất hiện mụn trứng cá nhiều hơn, lại gầy đi nữa. Nhưng các bạn cũng tự bảo nhau "là sinh viên mình sẽ "tân trang" sau, lo gì, lại ổn ngay ý mà".

Lớp 12, có nghĩa là bức ảnh buổi lễ vinh danh thủ khoa đại học dán thay vào bức hình, ca sỹ, diễn viên, là thần tượng một anh được 30/30 điểm năm ngoái và hi vọng sang năm mình sẽ là thần tượng của một bé lớp 12 nào đó. Lớp 12, có nghĩa là liên hoan, là chia tay, là nước mắt. Họ cùng nhau hát lên bài tạm biệt "Bước trên đường bạn hiền ơi xin chúc, nơi xa ấy sẽ mãi luôn bình an, luôn thành công, luôn yêu đời trên đường sắp đi…"

Lớp 12, có nghĩa là những lời hứa hẹn. Hứa cố gắng và hẹn gặp lại ở thủ đô. Hứa không quên và hẹn về tương lai với "ai đó". Lớp 12, có nghĩa là năm học cuối cùng trong thời học sinh, là sắp thành sinh viên đại học, và sẽ rất nhớ về năm học lớp 12…

 

Ái Vân (T.H)
TIN LIÊN QUAN

Cô gái Việt từ chối học bổng tiến sĩ trên đất Mỹ

Huyên Nguyễn |

Nguyễn Phương Anh là cô gái Việt Nam xuất sắc cùng lúc giành 2 học bổng tiến sĩ toàn phần và 2 học bổng thạc sĩ (một toàn phần, một bán phần) ở Mỹ. Tuy nhiên, cô đã từ chối cả 2 học bổng tiến sĩ để theo học thạc sĩ với ước mơ trở thành một giáo sư.

Chàng soái ca Bio "cõng" kiến thức đến cho trẻ em nghèo

Thanh Huyền |

Chú Bio là tên gọi mà các phụ huynh cũng như học sinh thường nhắc tới khi nói về người thầy giáo không chuyên Hoàng Trọng Khánh. Hàng ngày, cứ sau 8 tiếng làm việc tại công ty, anh lại dành thời gian ít ỏi buổi tối dạy thêm cho những trẻ em nghèo tại khu vực P.Phước Long B, Q.9, TP.HCM.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Cô gái Việt từ chối học bổng tiến sĩ trên đất Mỹ

Huyên Nguyễn |

Nguyễn Phương Anh là cô gái Việt Nam xuất sắc cùng lúc giành 2 học bổng tiến sĩ toàn phần và 2 học bổng thạc sĩ (một toàn phần, một bán phần) ở Mỹ. Tuy nhiên, cô đã từ chối cả 2 học bổng tiến sĩ để theo học thạc sĩ với ước mơ trở thành một giáo sư.

Chàng soái ca Bio "cõng" kiến thức đến cho trẻ em nghèo

Thanh Huyền |

Chú Bio là tên gọi mà các phụ huynh cũng như học sinh thường nhắc tới khi nói về người thầy giáo không chuyên Hoàng Trọng Khánh. Hàng ngày, cứ sau 8 tiếng làm việc tại công ty, anh lại dành thời gian ít ỏi buổi tối dạy thêm cho những trẻ em nghèo tại khu vực P.Phước Long B, Q.9, TP.HCM.